Răng khôn là những chiếc răng mọc sau cùng trên hàm khi người đến độ tuổi trưởng thành. Khi những chiếc răng này mọc lên, gây không ít phiền toái vì sự đau nhức hay những biến chứng từ sự mọc xiên, mọc lệch, mọc ngầm. Vậy răng khôn là răng nào, bài viết sẽ giúp mọi người hiểu hơn về răng khôn để có những cách xử lý hiệu quả khi chúng bắt đầu “rục rịch” nhé.
Mục Lục
Răng khôn là răng nào?
Răng khôn là răng gì?
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, là răng hàm lớn thứ 3 mọc trong cùng trên cung hàm. Răng khôn bắt đầu mọc khi đến độ tuổi trưởng thành từ 17-25 tuổi. Tuy nhiên, cũng tùy người mà có người mọc sớm và muộn hơn độ tuổi này.
Răng khôn gây nhiều tranh cãi do chúng không đảm nhận chứng năng rõ ràng mà còn gây phiền phức vì đau nhức và biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Do đó, Nha khoa thế giới thực sự vẫn chưa thống nhất được về việc có nên nhổ bỏ răng này càng sớm càng tốt hay không.
Tính tổng răng khôn thì sẽ có 4 chiếc, mọc ở góc cuối mỗi hàm. Thời điểm mà răng khôn mọc, xương hàm của người đã ngừng phát triển. Chính vì thế, không còn đủ chỗ để chiếc răng này mọc lên nên đa phần sẽ gây ra răng chen chúc, mọc lệch, mọc xiên, mọc ngang,…
Những cách mọc răng khôn
Khi biết được răng khôn là răng nào, mọi người cũng sẽ quan sát được tình trạng mà chiếc răng này đang làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thế nhưng, số răng khôn ở mỗi người khác nhau, có người mọc 1-2 chiếc, có người mọc đủ 4 chiếc răng. Thậm chí có người sẽ không mọc bất kỳ răng khôn nào.
Một số kiểu mọc răng khôn thường gặp:
- Răng khôn mọc thẳng: đối với những hàm còn chỗ, còn “đất” để răng khôn mọc lên thì chỉ gây đau nhức khi răng trồi lên nướu. Sau khi răng đã mọc thẳng bình thường, thì không còn đau nhức cũng như không gây xâm lấn hay ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
- Răng khôn mọc lệch: đây là trường hợp thường gặp nhất. Răng khôn không còn đủ chỗ sẽ mọc chen và có thể đâm vào răng số 7 hay đâm vào má, lưỡi,… Trường hợp này gây đau nhức dữ dội hơn, gây cảm giác khó chịu, và nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
- Răng mọc ngầm: đây là trường hợp khá nguy hiểm vì sẽ cảm thấy đau nhức nhưng không thấy răng khôn mọc lên. Vì chúng bị mọc ngầm bên dưới, phải chụp X-quang mới thấy được tình hình của răng.
Răng khôn là răng nào mà gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Răng khôn chính là nỗi ám ảnh của đa số mọi người vì không chỉ đau nhức mà gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sâu răng
Sâu răng là bệnh lý thường xuyên xảy ra ở răng khôn. Đặc biệt là các răng mọc lệch, chen chúc. Do vị trí răng khôn ở cuối cùng hàm nên rất khó vệ sinh, làm sạch thức ăn vụn cũng như mảng bám. Kết hợp với đó là những chiếc răng mới chỉ lên có một phần hay lệch rất dễ làm thức ăn giắt vào.
Như vậy, càng làm vi khuẩn tích tụ, tấn công làm hư hại men răng dẫn đến sâu răng. Nếu không phát hiện kịp thời, có thể ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh.
Viêm lợi
Sự tích tụ thức ăn cùng với các mảng bám lâu ngày không được làm sạch, dẫn đến tình trạng viêm nướu xung quanh chân răng. Nếu viêm lợi nặng, có thể hình thành mủ gây nhiễm trùng, gây hôi miệng.
Hủy hoại xương và hàm răng
Khi răng khôn mọc lệch hay đâm sang các răng bên cạnh, sẽ khiến răng đó bị tổn thương, lung lay, tiêu xương, dẫn đến mất răng.
Ảnh hưởng dây thần kinh
Răng khôn mọc ngầm có nguy cơ phát triển thành khối u, nang khiến cho xương hàm bị yếu. Không chỉ vậy, mà răng khôn còn chèn ép, gây ảnh hưởng đến dây thần kinh, dẫn đến rối loạn cảm giác ở niêm mạc, má, môi,…
Có nên nhổ răng khôn không? Răng khôn là răng nào?
Nhổ răng khôn thường làm mọi người lo lắng vì sự nguy hiểm và cảm giác sợ đau. Tuy nhiên, những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc xiên, mọc ngầm,… hay đã xuất hiện biến chứng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng. Điều này giúp hạn chế các vấn đề về bệnh lý răng miệng, bảo tồn được những răng còn lại, cũng khắc phục được những biến chứng đang gặp phải.
Tuy nhiên, răng khôn khi nhổ cũng khá phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật, tay nghề của bác sĩ cũng như trang thiết bị máy móc hỗ trợ. Bên cạnh đó, chất lượng phòng khám và điều kiện vô trùng cũng phải được đảm bảo, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo, nhiễm trùng.
Bác sĩ có tay nghề, kinh nghiệm sẽ phán đoán tình trạng, thực hiện kỹ thuật chuẩn xác mà gây tổn thương hay dẫn đến các biến chứng sau nhổ.
Sau khi nhổ răng khôn cần lưu ý những gì?
Để giảm biến chứng và nhanh hồi phục vết thương sau khi nhổ, mọi người nên lưu ý:
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung các thực phẩm nhanh lành vết thương, chống viêm, cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
- Không nên ăn những thực phẩm quá cứng, quá dai, có vị chua gắt hoặc quá cay nóng
- TRánh thực phẩm giòn dễ dính vào các kẽ răng dễ khiến vết nhổ bị viêm nhiễm
- Kiêng các loại đồ uống có cồn, có gas, chất kích thích
- Ngay sau khi hết thuốc tê, nên dùng đá lạnh để chườm trong 15-20 phút. Điều này giúp giảm sưng, đau
- Không thể đánh răng, nên vệ sinh răng miệng một cách nhẹ nhàng bằng cách súc miệng bằng cách pha nước muối loãng để làm sạch mảng bám, loại bỏ vi khuẩn.
- Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
- Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng khó chịu, nên tìm gặp bác sĩ để khắc phục càng sớm càng tốt
Qua đây, mọi người cũng đã nắm được răng khôn là răng nào cùng với những thông tin liên quan đến răng này. Hy vọng mọi người có được kiến thức hữu ích, từ đó có cách xử lý, biện pháp chăm sóc phù hợp và hiệu quả nhất. Để biết thêm thông tin chính xác, hãy liên hệ nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé.
Anh Thy