Chi phí niềng răng 2 hàm có giá bao nhiêu là câu hỏi hầu hết của khách hàng quan tâm khi đang có nhu cầu niềng răng hay chỉnh nha thẩm mỹ. Trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí niềng răng. Vì thế để tìm hiểu được chi phí niềng răng hai hàm có giá bao nhiêu cùng tìm hiểu thông tin dưới bài viết dưới đây.
Mục Lục
- 1 Chi phí niềng răng 2 hàm của từng phương pháp như thế nào?
- 2 Chi phí niềng răng 2 hàm mắc cài kim loại
- 3 Chi phí niềng răng 2 hàm mắc cài sứ
- 4 Chi phí niềng răng 2 hàm không mắc cài
- 5 Các lý do ảnh hưởng đến chi phí niềng răng
- 5.1 Tình trạng răng
- 5.2 Phương pháp niềng răng mà bạn thực hiện
- 5.3 Cơ sở nha khoa
- 5.4 Quy trình niềng răng hiệu quả gồm bao nhiêu bước?
- 5.5 Bước 1: Thăm khám và chụp X – quang
- 5.6 Bước 2: Lập kế hoạch điều trị và lấy mẫu dấu hàm
- 5.7 Bước 3: Thiết kế mắc cài
- 5.8 Bước 4: Tiến hành gắn khí cụ
- 5.9 Bước 5: Tái khám định kỳ
- 5.10 Bước 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì
Chi phí niềng răng 2 hàm của từng phương pháp như thế nào?
Chi phí niềng răng 2 hàm mắc cài kim loại
Chi phí niềng răng 2 hàm mắc cài kim loại có giá dao động khoảng từ 25 – 35 triệu đồng. Phương pháp này được áp dụng cho tất cả trường hợp từ nhẹ đến nặng. Mắc cài kim loại là một trong những phương pháp chỉnh nha có giá rẻ nhất. Bởi vì mắc cài được làm bằng kim loại nên sẽ gây mất thẩm mỹ, dễ lộ mắc cài khi cười hoặc giao tiếp. Mắc cài kim loại là phương pháp niềng răng phổ biến và được nhiều người áp dụng. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp mắc cài kim loại chính là hiệu quả chỉnh nha tốt nhất, các mắc cài được gắn chặt lên từng thân răng và nối với nhau bởi hệ thống dây cung. Từ đó, tạo lực để răng di chuyển về đúng vị trí như mong muốn.
Chi phí niềng răng 2 hàm mắc cài sứ
Giá niềng răng mắc cài sứ có giá dao động từ 45 – 60 triệu đồng cho cả hai hàm. Tương tự với phương pháp niềng răng mắc cài sứ, thay vì sử dụng chất liệu kim loại thì ở phương pháp này sử dụng mắc cài sứ hoặc pha lê. Ưu điểm của phương pháp này là tính thẩm mỹ cao, mắc cài sứ có màu sắc gần giống với màu răng. Nên trong quá trình niềng răng bạn sẽ tự tin trong việc giao tiếp mà không bị lộ mắc cài.
Chi phí niềng răng 2 hàm không mắc cài
Đây là phương pháp được nhiều người sử dụng và có chi phí khá cao trong tất cả các phương pháp niềng răng truyền thống. Mỗi ca niềng răng Invisalign sẽ có giá dao động từ 80 – 120 triệu đồng.
Sở dĩ phương pháp niềng Invisalign có giá cao là vì đây là nghiên cứu sáng tạo của một tập đoàn bên Mỹ. Khay niềng được mô phỏng theo đúng dấu hàm của răng hiện tại, chúng ôm sát thân răng để tạo lực kéo để giúp răng di chuyển về đúng vị trí mong muốn. Bên cạnh đó, khi bạn lựa chọn phương pháp niềng răng Invisalign bạn có thể tháo hàm để thuận tiện trong quá trình ăn uống và vệ sinh. Bạn cần đeo hàm trong khoảng 22 giờ trên ngày.
Các lý do ảnh hưởng đến chi phí niềng răng
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha hiện đại nhờ sự hỗ trợ của các khí cụ trong nha khoa hoặc khay niềng giúp răng di chuyển. Chi phí niềng răng hai hàm có giá bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, cụ thể như sau:
Tình trạng răng
Niềng răng 2 hàm sẽ có giá bao nhiêu sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình trạng răng miệng hiện tại của bạn. Chi phí bạn phải trả sẽ có giá cao hơn đối với những trường hợp phức tạp như bị sai lệch khớp cắn, khớp cắn sâu, móm, thưa,…
Đối với những trường hợp phức tạp cần phải yêu cầu trình độ chuyên môn của bác sĩ cao. Bên cạnh đó, đối với những trường hợp khớp cắn lệch sáu, bạn phải phẫu thuật để cắt bỏ xương hàm.
Ngoài ra, một số khách hàng gặp phải một số vấn đề liên quan đến bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu,.. Bạn nên điều trị dứt điểm trước khi niềng răng.
Phương pháp niềng răng mà bạn thực hiện
Phương pháp niềng răng mà bạn lựa chọn là yếu tố quyết định đến chi phí niềng răng hai hàm. Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng trong đó phải kể đến phương pháp niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài.
Cơ sở nha khoa
Giá niềng răng 2 hàm ở mỗi cơ sở thực hiện sẽ có mức giá khác nhau. Tuy nhiên, mức giá này thường chênh lệch không đáng kể.
Để lựa chọn nha khoa uy tín, bạn nên chọn đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh nha, các dịch vụ đa dạng. Tuy nhiên, bạn hãy tham khảo những chính sách hỗ trợ cho người niềng hoặc bảo hiểm và đơn vị chịu trách nhiệm nếu không may sẽ xảy ra những chuyện không đáng có.
Quy trình niềng răng hiệu quả gồm bao nhiêu bước?
Để quá trình niềng răng đạt hiệu quả cao nhất và đòi hỏi bác sĩ thực hiện rất quan trọng. Vì thế, bạn cần phải tìm hiểu thông tin của bác sĩ và những kiến thức về niềng răng để giúp bạn có tâm lý ổn định và bớt lo lắng hơn khi thực hiện.
Thông thường, niềng răng hiệu quả sẽ diễn ra gồm các bước sau:
Bước 1: Thăm khám và chụp X – quang
Bước đầu tiên trong quy trình niềng răng cần phải thăm khám tình trạng răng miệng tổng quát nhằm mục đích để đánh giá sức khỏe răng miệng. Ở bước này, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp phim X – quang, đồng thời tư vấn cho khách hàng loại mắc cài phù hợp với bệnh nhân.
Bước 2: Lập kế hoạch điều trị và lấy mẫu dấu hàm
Khi bệnh nhân đồng ý thực hiện phương pháp niềng răng và lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp với mình. Bác sĩ sẽ tiến hành lập kế hoạch điều trị để giúp các răng di chuyển tốt nhất.
Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cân nhắc việc có nên nhổ răng để tạo khoảng trống, sau đó sẽ tiến hành lấy dấu răng và thiết kế mắc cài.
Bước 3: Thiết kế mắc cài
Sau khi đã lấy mẫu dấu hàm, mẫu này sẽ được chuyển đến bộ phận chuyên thiết kế mắc cài và thiết kế sao cho phù hợp cho từng quá trình điều trị.
Bước 4: Tiến hành gắn khí cụ
Trước khi tiến hàng gắn khí cụ, bác sĩ sẽ thực hiện cạo vôi răng, đánh bóng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sau đó, mới tiến hành gắn khí cụ và hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc răng miệng tại nhà.
Bước 5: Tái khám định kỳ
Cách khoảng 1 ngày, bệnh nhân sẽ quay lại tái khám và cân chỉnh lực của dây cung và mắc cài sao cho phù hợp.
Song song đó, đối với phương pháp niềng răng mắc cài, thường sẽ tái khám sau 3 – 6 tuần/ lần. Ngược lại, phương pháp niềng răng không mắc cài thì thời gian hẹn bác sĩ chỉnh nha sẽ ít hơn.
Bước 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì
Sau khi các răng đã di chuyển về đúng vị trí mà bác sĩ mong muốn. Bác sĩ sẽ tiến hành để tháo mắc cài và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Tuy nhiên, đây là bước khá quan trọng niềng răng mà bạn cần phải chú ý và bạn vẫn thực hiện theo yêu cầu bác sĩ. Chính là đeo hàm duy trì để các răng có thời gian cố định và đều đẹp hơn.
Hy vọng những bài viết trên đây là những thông tin hữu ích về chi phí niềng răng 2 hàm sẽ giúp khách hàng nắm được mức giá dao động của phương pháp niềng răng. Chúc bạn tìm được phương pháp niềng răng ưng ý!
Kim Dung