Một số bé trong quá trình phát triển thường xuyên than đau chân, đặc biệt vào buổi tối khiến cha mẹ rất lo lắng. Tuy nhiên, sau khi thăm khám thì bác sĩ chẩn đoán trẻ không gặp bất kỳ vấn đề gì hoặc có bất kỳ tổn thương nào. Thực tế, nó lại là cơn đau nhức tăng trưởng thường gặp ở tuổi dậy thì. Để hiểu hơn về tình trạng bé bị đau chân không rõ nguyên nhân này, mời bạn tham khảo bài viết sau cùng My Auris nhé!
Mục Lục
Giải đáp bé bị đau chân không rõ nguyên nhân là tình trạng gì?
Bé bị đau chân không rõ nguyên nhân có thể là tình trạng đau chi tái phát, các cơn đau thường diễn ra thường xuyên vào ban đêm. Từ đó làm cho cha mẹ và cả đứa trẻ không thể lý giải chính xác nguyên nhân gây đau này là gì?
Chứng đau nhức tăng trưởng này lần đầu được mô tả trong y văn nào năm 1823 và có sự lẫn lộn với hội chứng thấp khớp. Kéo dài đến năm 1930 – 1945 thì chứng đau nhức này mới được tách khỏi nhóm bệnh lý thần kinh và thấp khớp.
Trẻ em bị đau chân không rõ nguyên do thường đau nhiều về đêm, mỗi đợt đau sẽ chỉ kéo dài trong vài ngày là hết, tuy nhiên sau đó lại tái diễn. Trẻ có thể bị đau nhẹ gây cảm giác khó chịu thoáng qua hoặc có những cơn đau dữ dội. Mặc dù đây không phải bệnh lý nghiêm trọng, nhưng tình trạng đau nhức ở trẻ luôn làm cha mẹ lo lắng.
Nhiều trường hợp còn tưởng con giả vờ đau vì con chỉ đau vào ban đêm, đến sáng thì lại hết. Thay vì nghi ngờ trẻ, cha mẹ cần ở bên chăm sóc để các bé cảm thấy an tâm hơn. Đồng thời, việc bổ sung đủ các chất dinh dưỡng trong giai đoạn này cũng sẽ giúp bé giảm bớt triệu chứng đau nhức chân tay một cách hiệu quả.
Nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức chân ở trẻ
Không phải tất cả trường hợp bé bị đau chân không rõ nguyên nhân đều do sự tưởng trưởng xương. Hiện tượng này là triệu chứng khá phổ biến và cơ thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Trẻ thường xuyên chạy nhảy và vận động mạnh: Việc tham gia các hoạt động quá mức có thể gây căng thẳng, áp lực lên các cơ, xương của trẻ. Từ đó gây tình trạng đau nhức chân về đêm.
- Sự mất cân bằng hormone: Hormone tăng trưởng cũng có thể gây đau nhức chân về đêm ở trẻ. Rối loạn nội tiết có thể khiến trẻ gặp phải những cơn đau chân khó chịu.
- Suy dinh dưỡng: Việc thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây ra các vấn đề liên quan đến xương và cơ, gây đau nhức cơ xương.
- Trẻ mắc một số bệnh lý: Viêm khớp, bệnh dạ dày, rối loạn cường độ hoạt động cơ hay chấn thương đều có khả năng gây đau nhức chân về đêm ở trẻ.
Do đó, để chẩn đoán chính xác tại sao bé bị đau chân thì cha mẹ cần cho con thăm khám. Thông qua đó, bác sĩ sẽ hỗ trợ tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe, lối sống của bé và đưa hướng điều trị an toàn.
Tình trạng đau chân không rõ nguyên nhân có gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ không?
Việc bé bị đau chân không rõ nguyên nhân thường sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu không được xử lý kịp thời và đầy đủ, cơn đau nhức sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé. Đồng thời, nó sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, thiếu ngủ, ảnh hưởng sự tập trung và hoạt động thường ngày của bé.
Bên cạnh đó, nếu cơn đau nhức chân không rõ nguyên nhân này vẫn tiếp diễn, kéo dài và không có hướng xử trí đúng cách. Điều này có thể dẫn đến một số vấn đề xương khớp khác viêm viêm khớp, hay giảm sức bền của xương.
Do đó, nếu trẻ có các triệu chứng đau nhức chân này vào ban đêm, cha mẹ cần cho con đến gặp bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán chính xác nhất. Việc thực hiện điều trị hợp lý sẽ giúp tránh các biến chứng không mong muốn.
Cách giúp bé giảm bớt tình trạng đau chân không rõ nguyên nhân
Bé bị đau chân không rõ nguyên nhân bắt nguồn từ quá trình tăng trưởng là vấn đề phổ biến ở trẻ. Đặc biệt là với các bé từ 3 đến 12 tuổi. Đây là do quá trình tăng trưởng nhanh của xương, cơ hoạt động không đồng bộ, khiến cho bé bị đau nhức chân về đêm.
Để giúp các bé bớt đau nhức chân do quá trình tăng trưởng. Thực tế sẽ có một số biện pháp đơn giản mà cha mẹ có thể áp dụng chăm sóc bé ngay tại nhà:
- Gác chân lên gối cao: Nếu bé đau nhức chân, bạn nên cho con nghỉ ngơi và nâng chân để giảm bớt áp lực lên cơ và khớp chân. Có thể dùng gối hay đệm để giúp bé nâng cao chân khi năm.
- Cho bé hoạt động thể chất vừa phải: Nếu né thích hoạt động, thường xuyên chạy nhảy, nô đùa. Cha mẹ nên khuyên bé hạn chế hoạt động mạnh và liên tục trong khoảng thời gian dài. Điều này sẽ khiến vùng cơ chân của bé dễ bị mỏi và đau khi về đêm.
- Massage chân: Massage là cách hiệu quả để giúp giảm đau nhức chân. Bạn có thể massage chân cho bé bằng cách dùng các động tác nhẹ nhàng, xoay tròn lên xuống các bắp chân của bé.
- Chườm ấm: Cha mẹ có thể dùng túi chườm ấm để giúp giảm đau nhức chân cho bé. Hoặc cho bé ngâm chân trong nước ấm sẽ giúp các cơ vùng chân được thư giãn sau ngày dài hoạt động. Bên cạnh đó, nước ấm còn giúp giãn mạch máu, giảm cơn đau nhức của bé một cách hiệu quả.
- Dùng một số loại thuốc giảm đau: Nếu các bé cảm thấy đau nhức chân quá nhiều, bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau được chỉ định bởi bác sĩ để giúp trẻ giảm đau.
- Điều chỉnh lại giày dép: Đôi giày hay dép không phù hợp có thể gây tình trạng đau chân ở trẻ. Cha mẹ cần đảm bảo rằng con mình có đôi giày phù hợp với kích thước và hình dáng của chân giúp bé chạy nhảy mà không lo ảnh hưởng đến đôi chân.
- Xây dựng chế độ ăn phù hợp: Cha mẹ nên cho con ăn đầy đủ các loại dưỡng chất. Đặc biệt là các món ăn có chứa hàm lượng vitamin D, canxi tự nhiên, nhằm hỗ trợ quá trình phát triển xương tốt. Đồng thời, bổ sung đạm vừa phải cũng giúp hệ cơ nhanh chóng hồi phục. Bên cạnh đó, sữa và các loại hạt chính là món ăn vặt lý tưởng cho bé trong giai đoạn tăng trưởng.
Trên đây là các thông tin liên quan đến việc bé bị đau chân không rõ nguyên nhân. Tình trạng này hay xuất hiện trong giai đoạn bé dậy thì. Tuy nhiên, cha mẹ không nên lơ là, tốt nhất hãy cho con thăm khám với bác sĩ để giúp bé có được sự kiểm tra chính xác từ bác sĩ. Thông qua đó, có được hướng điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng để khả năng phát triển về sau. Đồng thời, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho bé để cải thiện tình trạng hiệu quả.
Yến Nhi