Một số nghiên cứu cho thấy có đến 39% số phụ nữ đang mang thai gặp tình trạng đau đầu khi mang thai, sau khi sinh nở. Mặc dù trong quá trình này, thai phụ xuất hiện các kiểu đau đầu khác so với bình thường, nhưng đa số các trường hợp đau đầu khi mang thai không gây hại. Thông qua đó, My Auris sẽ giúp bạn biết một số cách giảm đau đầu cho bà bầu tại nhà an toàn và mang tính hiệu quả cao.
Mục Lục
Nguyên nhân mẹ bầu cần áp dụng cách giảm đau đầu tại nhà?
Cơ thể phụ nữ đang mang thai đang có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi về nồng độ hormone. Dẫn đến nhiều triệu chứng, trong đó có đau đầu – Tình trạng này xuất hiện ở giai đoạn đầu của thai kỳ, biểu hiện một sự thay đổi của cơ thể phụ nữ. Do đó, rất nhiều người cần đến cách giảm đau đầu cho bà bầu.
Thực tế, có hơn 80% mẹ bầu có dấu hiệu đau đầu và trong số đó thì có đến 58% thai phụ bị đau nửa đầu trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ. Một số biểu hiện dễ nhận thấy như đau một bên kèm theo hiện tượng nôn, buồn nôn, đau nói đầu,…
Với một số người ở 3 tháng cuối thai kỳ sẽ thấy tăng cân nhanh chóng, bởi trọng lượng của em bé tăng nhanh. Nguyên nhân gây cho quá trình lưu thông máu của cơ thể, hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Việc thiếu máu sẽ dẫn truyền lên não gây đau đầu cho mẹ bầu đang mang thai.
Nhiều mẹ bầu có thói quen không tốt như uống ít nước, không ăn uống đúng bữa sẽ gây nên tình trạng hạ đường huyết gây đau đầu khi mang thai. Thường xuyên thức khuya, sử dụng chất kích thích cũng sẽ gây căng thẳng thần kinh, thiếu ngủ dẫn đến đau đầu.
Mặt khác, môi trường sống cũng là nguyên nhân gây tình trạng đau đầu cho người mẹ. Cụ thể mẹ bầu sống ở môi trường có nhiều tiếng ồn sẽ dễ khiến tinh thần trở nên căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ. Lúc này các cách giảm đau đầu tại nhà có thể trở thành vị cứu tinh của nhiều người.
Một số người mẹ chỉ xuất hiện tình trạng này, không kèm bất kỳ triệu chứng nào khác. Tuy nhiên, bạn không được chủ quan, bởi hiện tượng xuất hiện ở tuần thai 24-26 thường là triệu chứng của tiền sản giật – Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cơn đau đầu khi mang thai.
Nếu thấy cơn đau đầu kèm thêm một số triệu chứng như: Bất thường trong nước tiểu, thay đổi thị giác, các vấn đề ở gang, thận thì người mẹ nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Cách giảm đau đầu cho bà bầu áp dụng tại nhà
Khi áp dụng các cách giảm đau đầu cho bà bầu theo hình thức dân gian. Điều quan trọng là bạn phải kiên trì thực hiện, không bỏ giữa chừng. Đồng thời tham khảo qua ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Bài thuốc từ tỏi
Trong tỏi có chứa hợp chất hữu cơ tốt cho hệ miễn dịch, trong đó không thể không kể đến selenium, sulfur glycosides, germanium. Đặc biệt, thành phần selen cùng vitamin và khoáng chất có trong tỏi sẽ đem đến công dụng tiêu độc, trị cảm, huyết áp cao, ngăn một số bệnh lý ung thư và tim mạch.
Đồng thời, tỏi còn có khả năng giảm những cơn đau nhức đầu dữ dội. Sử dụng tỏi để chữa đau đầu cho bà bầu không cần thuốc mà bạn có thể áp dụng. Một số cách áp dụng:
Nhét tỏi vào lỗ tai
Sử dụng 2 tép tỏi với kích thước vừa với lỗ tại, bóc sạch phần vỏ bên ngoài và nhét vào trong lỗ tai. Sức nóng từ củ tỏi có thể giúp mẹ bầu giảm cảm giác đau đầu một cách nhanh chóng chỉ sau khoảng vài phút. Để có được hiệu quả, bạn cần thực hiện 2 lần mỗi ngày.
Nấu cháo với tỏi
Sử dụng tỏi để nấu cháo chính là phương pháp được nhắc nhiều trong cách giảm đau đầu tại nhà cho bà bầu. Theo đó, các mẹ hãy lấy 10 cây hành, 3 củ tỏi, 2 bát gạo nếp để nấu cháo.
Khi cháo sắp chín, mẹ cho hành hỏi đã được thái nhỏ vào nồi đun cho sôi. Nên ăn cháo khi đang nóng, sau khi ăn xong, các mẹ hãy đắp chăn để mồ hôi trong cơ thể có thể thoát ra ngoài.
Sử dụng củ gừng
Gừng là gia vị có khả năng kích thích ăn ngon lại có khả năng chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Trong Đông y, gừng có tính ấm, vị cay và trong y học hiện đại cũng có thấy gừng có chứa nhiều tinh dầu nổi bật với tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả.
Với người bệnh đau đầu, hoạt chất Cineol trong gừng sẽ hỗ trợ đau đầu, giảm stress, mang lại cảm giác thoải mái, giúp ngủ ngon. Gừng cùng được coi là cách giảm đau đầu cho bà bầu, bạn có thể áp dụng một số cách:
Uống trà gừng
Mẹ thái một vài lát gừng tươi, sau đó đem đi đun sôi với nước. Mỗi ngày mẹ nên uống khoảng 1 đến 2 cốc nước nhỏ để các hoạt chất ở trong gừng có thể phát huy hiệu quả tốt nhất. Nhằm tăng thêm hương vị, hiệu quả chữa bệnh thì bạn nên thêm một vài lát chanh, 1 thìa mật ong vào. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng không cho khi trà còn đang nóng, bởi các dưỡng chất trong mật ong sẽ nhanh bị phá hủy hết.
Gừng ngâm mật ong
Sau khi gừng được rửa sạch, mẹ bầu cần thái gừng thành các lát mỏng, rồi băm nhuyễn ra. Tiếp đến, bạn hãy lấy một lọ thủy tinh khô sạch rồi cho nguyên liệu vào. Cứ một lớp gừng sẽ là một lớp mật ong cho đến khi đầy bình, sau đó đậy kín nắp lại.
Cần bảo quản sản phẩm nơi thoáng mát và khô ráo sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh và sử dụng dần. Khi miếng gừng bị quắt lại, mẹ bầu nên lấy ra rồi pha với nước ấm để dùng dần.
Bài thuốc từ tâm sen
Cách giảm đau đầu cho bà bầu có thể sử dụng tâm sen – loại nguyên liệu được nhiều người đánh giá cao về mặt hiệu quả. Trong tâm sen có các thành phần như liensinin, nelumbin,… với tác dụng an thần, hạ huyết áp, chống lại tình trạng đau đầu và rối loạn nhịp tim một cách hiệu quả.
Để giảm bớt những cơn đau đầu trong thai kỳ, bạn có thể thực hiện theo một số cách sau:
Dùng tâm sen pha trà
Sao khô tâm sen dưới lửa nhỏ để loại bỏ hết các độc tố, sau đó cho vào lọ thủy tinh để bảo quản. Mỗi ngày, sử dụng một lượng nhỏ tâm sen rồi cho vào nước đun sôi lên, hãm trà và chắt lấy nước để uống.
Bài thuốc với sự kết hợp cùng tâm sen
Chuẩn bị nguyên liệu gồm 10g tán nhân, 10g hoa nhài, 5g tâm sen khô, 1g lá vông. Đêm nguyên liệu cho vào 1200ml nước đun sôi lên, sau đó chắt lấy nước để uống. Nhằm tăng thêm hương vị, bạn có thể cho thêm hoa nhài vào.
Tóm lại, sẽ có nhiều cách giảm đau đầu cho bà bầu sử dụng các loại nguyên liệu từ thiên nhiên. Điều này thuận lợi cho các mẹ có thể tìm mua và sử dụng cải thiện tình trạng hiệu quả. Tuy nhiên, nhằm bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe của mẹ và bé, bạn cần thăm khám sức khỏe với bác sĩ thường xuyên, bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Đồng thời hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng thực hiện tại nhà nhé!
Yến Nhi