Thói quen uống sữa đêm của trẻ sẽ khiến nhiều mẹ bỉm mệt mỏi, vất vả vì phải thức khuya và làm ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của con. Vậy khi nào nên cai sữa đêm cho bé là đúng thời điểm, và cách cai sữa như thế nào để trong ảnh hưởng đến dinh dưỡng nạp vào cho bé. Cùng tìm hiểu chi tiết những mẹo về cách cai sữa đêm cho bé!
Mục Lục
Giai đoạn nào có thể cai sữa đêm cho bé?
Có nhiều thời điểm khác nhau để cai sữa đêm cho bé, nhất là khi trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi. Khi lượng calo cung cấp vào ban ngày đã cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể thì bé sẽ không cần phải thức dậy chứ không phải dậy đêm do đ
Do đó, các mẹ bỉm có thể bắt đầu cai sữa cho con từ 4 – 6 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, bé chủ yếu thức dậy đòi ăn theo thói quen chứ không phải dậy đêm do đói. Hơn nữa đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu mọc răng, cảm lạnh,..Đồng thời, các mẹ phải quay lại công việc sau khoảng thời gian ở nhà chăm con.
Trong trường hợp người mẹ thường xuyên thiếu ngủ do chăm sóc bé thức đêm đòi bú thì nên suy nghĩ về việc cai sữa đêm cho bé càng sớm càng tốt để bé thích nghi dần với sự thay đổi này. Ngược lại, nếu mẹ thích cho trẻ bú đêm mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thì mẹ có giữ thói quen này cho trẻ.
Tuy vậy, việc cai sữa đêm cho bé là một quá trình dài hạn, lúc này người mẹ cần phải có sự bình tĩnh và thực hiện từng bước một vì bé cần có một khoảng thời gian để thích nghi với sự thay đổi này.
Cách cai sữa đêm cho bé dễ dàng và áp dụng hiệu quả
Khi bé đã bước vào 6 tháng tuổi, mẹ bỉm có thể tiến hành cai sữa cho con. Với những hướng dẫn dưới đây, mẹ bỉm sẽ có cách cai sữa hiệu quả và đem lại sự thoải mái cho mẹ lẫn và bé.
Bỏ cữ bú hoặc rút ngắn thời gian bú của bé
Mẹ chỉ cho bé bú sữa khi bé muốn là bước đầu tiên trong cách cai sữa cho bé. Nếu mẹ bỉm đang duy trì việc cho con bé hằng ngày hãy theo dõi thời gian biểu cho bé bú. Đây sẽ là một trong những cách cai sữa tự nhiên cho bé.
Việc cai sữa cho bé đúng cách, người mẹ không nên đột ngột dừng hẳn mà cần phải lên kế hoạch cho bé bỏ cữ bú hoặc rút ngắn thời gian cho bú.
Hãy giảm tần suất bú sữa bằng cách:
- Hạn chế số lần cho con bú và không cho trẻ bú ở nơi công cộng;
- Mỗi lần không cho bé bú, mẹ nên dành sự chú ý và chơi với bé suốt 15 phút liên tục để bé quên đi cữ bú của mình ;
- Canh thời gian cho bé bú bằng cách đếm đến 10, hoặc cho bé bú trong thời gian mẹ hát hết một bài hát;
- Giảm số lần cho bú lại chẳng hạn như số lần cho bé bú trước khi đi ngủ, trước khi thức dậy, trước khi đi ngủ trưa sẽ được cắt giảm dần dần;
Tăng cường bữa ăn dặm cho bé
Mẹ bỉm có thể thực hiện 2 cách như sau:
- Chế biến và tăng thêm bữa ngon cho con: Bên cạnh việc áp dụng các mẹo cai sữa cho bé, mẹ bỉm có thể chế biến thành nhiều món ngon và bổ dưỡng như bắp, vịt, óc heo, khoai tây,.. cho bé. Đồng thời, tăng thêm các bữa phụ để con không còn cảm giác đối, từ đó giảm tần suất việc đòi bú sữa mẹ.
- Giúp bé tận hưởng thức ăn ngon trước khi bú: Cho bé ăn những bữa ăn thật ngon trước khi trẻ đòi bú. Đồng thời, mẹ cũng cần phải đảm bảo đã chuẩn bị thức ăn và đồ uống có sẵn. Chính vì thế, bé sẽ không phải chờ thức ăn hay không được bú mẹ.
Có thể sử dụng ti giả để cai sữa đêm cho bé
Đôi khi, bé đòi bú mẹ vì thích ngậm ti mẹ, chứ không phải do đói bụng hoặc cần sữa. Do đó, mẹ có thể sử dụng ti giả để đánh lừa cảm giác thèm ăn của bé;
Theo nghiên cứu được đăng tải trên PubMed năm 1997: Núm vú giả có thể là một cách cai sữa hiệu quả cho bé, nhưng thường có tác dụng tốt với các mẹ gặp khó khăn trong việc cho việc cho con bé.
Nhờ sự hỗ trợ từ người thân trong gia đình
Nếu người mẹ là người chăm sóc con vào ban đêm, thì mùi cơ thể hoặc sữa của mẹ sẽ khiến trẻ muốn bú. Do đó, người mẹ có thể tìm đến sự giúp đỡ của người thân, bằng cách tiếp xúc với những người khác trong gia đình mà bé sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào mẹ. Từ đó, khiến cho bé quên đi việc bú mẹ vào ban đêm.
Ngoài ra, việc đùa giỡn sẽ khiến bé quên đi việc bú mẹ rồi chìm vào giấc ngủ mà không cần phải bú mẹ. Tóm lại, cách cai sữa đêm cho bé mà các mẹ bỉm có thể bỏ cữ bú hoặc rút ngắn thời gian bú, và tăng cường các bữa ăn dặm cho bé
Một số lưu ý khi cai sữa đêm cho bé
Bên cạnh những lợi ích, cai sữa đêm sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và sức khỏe của bé nếu không thực hiện đúng cách. Do đó, mẹ bỉm cần phải lưu ý một số điều sau:
Không cai sữa khi bé đang gặp các vấn đề về sức khỏe
Mẹ không nên cai sữa đêm cho bé khi trẻ đang ốm, đặc biệt là khi trẻ bị tiêu chảy, thức ăn thay thế khiến cho bé chưa thích nghi khiến cho trẻ có nguy cơ rối loạn tiêu hóa và dễ gây ra suy dinh dưỡng. Đặc biệt, tuyệt đối không nên cai sữa đêm khi bé đang gặp vấn đề về sức khỏe, nhiễm khuẩn.
Khi bé mọc răng, hay bị sốt, mẹ cũng không nên cai sữa đêm vì có sự thay đổi khiến cho trẻ khó thích nghi, gây ra tình trạng biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng,..
Mẹ bỉm nên giữ bình tĩnh và kiên trì
Cai sữa đêm cho bé sẽ khiến mẹ sẽ lo lắng khi con bị quấy khóc nhưng mẹ vẫn nên giữ bình tĩnh, kiên trì để thực hiện từng bước một. Hãy chú ý đến sở thích của con, rồi từ đó chế biến cho con các món ăn phù hợp với khẩu vị, đồng thời thường xuyên thay đổi món ăn để bé ăn được nhiều hơn.
Theo dõi sự phát triển của bé
Mẹ bỉm nên theo dõi sự tỉ mỉ sự phát triển về cân nặng của bé trong thời gian sữa đêm. Trường hợp thấy bé chậm hoặc không tăng cân thì phải chú ý điều chỉnh đến khẩu phần ăn khác phù hợp với bé hơn.
Điều quan trọng nhất là hãy tiếp cận quá trình cai sữa từ từ và nhẹ nhàng. Hãy nhớ rằng, bé còn quá nhỏ để đưa trẻ vào kỷ luật một cách khắc nghiệt. Hãy luôn ghi nhớ cho việc làm sao cho mọi thứ sao cho thật thoải mái, gần gũi để các bé không bị căng thẳng.
Bài viết chia sẻ về cách cai sữa đêm cho bé sẽ giúp bé bỏ được thói quen uống sữa vào ban đêm. Tuy nhiên, bạn cần phải quyết tâm và tỉ mỉ để giúp bé cai sữa thành công vào ban đêm mà không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn!
Kim Dung