Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp điều chỉnh răng về đúng khớp cắn và vị trí trên hàm. Để đạt hiệu quả thẩm mỹ cùng khả năng ăn nhai hiệu quả, thì quá trình niềng răng vô cùng quan trọng. Quá trình đòi hỏi phải thực hiện đúng kỹ thuật, đúng quy trình từng bước. Bài viết sau đây, nha khoa My Auris sẽ chia sẻ về các quy trình niềng răng theo từng khí cụ khác nhau nhé.
Mục Lục
Các quy trình niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài là phương pháp niềng răng cố định với khí cụ gồm có bộ mắc cài, dây cung và dây thun. Một quy trình niềng răng mắc cài chuẩn sẽ gồm 5 bước, trong đó, thời gian niềng răng ngắn hay dài phụ thuộc vào tình trạng răng miệng và sự tuân thủ của khách hàng.
Bước 1: Khám và kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng
Để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, đầu tiên bác sĩ sẽ phải thăm khám và kiểm tra chi tiết tình trạng răng miệng của khách hàng. Kế tiếp, bác sĩ cho khách hàng chụp phim X-quang để đánh giá tình trạng răng như thế nào: răng thưa, hô (vẩu), móm, khấp khểnh, lệch khớp cắn,…
Bên cạnh đó, tùy vào tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định một số kiểm tra khác để thu thập số liệu kỹ hơn nhằm đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác:
- Chụp tổng thể trong miệng và ngoài mặt
- Chụp phim xem toàn cảnh các răng, xương hàm
- Chụp thêm PA nếu có bất đối xứng theo chiều ngang.
- Chụp phim quanh chóp khi cần khảo sát tình trạng răng nhất định, nhất là những cấu trúc và răng mọc bất thường như răng dư và răng ngầm.
Bước 2: Tư vấn phác đồ điều trị và lấy dấu răng – Các quy trình niềng răng
Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ dựa vào đó mà tư vấn phương pháp, phác đồ niềng răng phù hợp. Khi đã lựa chọn được phương pháp nào, tiếp theo bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng để thiết kế mắc cài phù hợp. Với trường hợp hàm đẹp, bác sĩ có thể chỉ định đeo nong hàm hay khí cụ nới rộng cung hàm để chuẩn bị cho các quy trình niềng răng tiếp theo là tách kẽ và gắn khâu.
Bước 3: Tiến hàng gắn khí cụ niềng răng
Gắn khí cụ niềng răng là một trong những công đoạn quan trọng trong các quy trình niềng răng. Mắc cài khi gắn cần đảm bảo độ chắc chắn để không bị rơi rớt.
Trong thời gian điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi và điều chỉnh, đánh giá thường xuyên để nắm chắc tiến trình có ổn định không, cũng như điều chỉnh khi cần thiết.
Bước 4: Tái khám định kỳ, theo dõi tình hình
Sau khi gắn khí cụ trên răng cố định, bác sĩ hẹn lịch tái khám theo chỉ định để xem xét các yếu tố dịch chuyển của răng và khớp cắn. Thông thường, với niềng răng mắc cài, khách hàng sẽ cần phải thăm khám thường xuyên khoảng 1 tháng 1 lần.
Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm duy trì – Các quy trình niềng răng
Khi đạt được hiệu quả: răng đều, về đúng vị trí, khớp cắn chuẩn sinh lý và gương mặt cân đối, bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng răng và đeo hàm duy trì cho người bệnh.
Việc đeo hàm duy trì vô cùng cần thiết để giữ răng vừa mới niềng xong ổn định vị trí, hạn chế chạy về vị trí cũ.
Hàm duy trì có tác dụng ổn định răng, ngăn các dây chằng nha chu dịch chuyển và giữ cố định kết quả niềng.
Các quy trình niềng răng chuẩn cho khay niềng trong suốt
Khác với niềng răng mắc cài, niềng răng trong suốt sử dụng khí cụ là khay niềng trong suốt tác động lực giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.
Niềng răng trong suốt được đánh giá là kỹ thuật chỉnh nha tiên tiến, khắc phục một số nhược điểm của niềng răng mắc cài. Nhờ đó, khách hàng có thể trải nghiệm cảm giác an toàn, không gây đau đớn, có thể dễ dàng tháo lắp để vệ sinh răng và ăn uống.
Bước 1: Thăm khám và kiểm tra tổng quát
Trước khi niềng răng, khách hàng sẽ được tiến hành kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng cùng thực hiện một số kiểm tra bằng hình ảnh: chụp X-quang, tổng thể cả mặt ngoài lẫn mặt trong. Từ kết quả này mà bác sĩ chẩn đoán tình trạng, lập kế hoạch và phác đồ điều trị phù hợp.
Bước 2: Lấy dấu răng 3D kỹ thuật số – Các quy trình niềng răng
Để sản xuất khay niềng chính xác, bác sĩ sẽ sử dụng máy scan 3D với đầu scan nhỏ gọn giúp ghi dấu chính xác, trực quan tình trạng răng.
Bước 3: Xem kế hoạch điều trị cùng phần mềm
Khi đã có đầy đủ thông tin, bác sĩ sẽ tiến hành nghiên cứu để thiết lập kế hoạch điều trị và mô phỏng bằng phần mềm. Phần mềm này có thể khác nhau ở mỗi nha khoa nhưng có chung mục đích cho khách hàng hình dung rõ về quá trình dịch chuyển răng cũng như số lượng khay niềng cần sử dụng.
Bước 4: Sản xuất khay niềng
Nếu đã đồng ý về kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ xác nhận để kỹ thuật viên sản xuất khay niềng. Mỗi khách hàng có tình trạng răng khác nhau nên cũng sẽ có bộ khay niềng khác nhau, số lượng khay cũng khác nhau để có thể thay đổi theo từng giai đoạn cho đến khi kết thúc điều trị.
Bước 5: Nhận và đeo khay niềng – Các quy trình niềng răng
Khoảng 3 – 4 tuần sau đó, khi đã có khay niềng, bác sĩ sẽ hẹn khách hàng đến trực tiếp phòng khám để được đeo và hướng dẫn cách sử dụng khay niềng.
Bước 6: Tái khám và theo dõi tình hình
Đối với niềng răng trong suốt, mọi người sẽ được tiết kiệm thời gian hơn, không cần đến nha khoa thường xuyên để thăm khám. Trung bình khoảng 4-6 tuần (1-2 tháng) mới thăm khám 1 lần.
Bước 7: Kết thúc điều trị, đeo hàm duy trì
Sau khi răng đều, đúng vị trí, khớp cắn chuẩn sinh lý, đồng nghĩa với việc đã hoàn thành quá trình niềng răng, chỉnh nha. Lúc này, sẽ không cần đeo khay niềng trong suốt nữa mà sẽ phải đeo hàm duy trì để ổn định răng và giữ kết quả niềng.
Thời gian đeo hàm duy trì bao lâu còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người.
Một số lưu ý sau khi niềng răng
Các quy trình niềng răng chuẩn để đạt hiệu quả tối ưu quan trọng nhưng để kết quả niềng tốt, duy trì vẻ đẹp thì sau khi niềng, mọi người cũng nên lưu ý một số điều sau:
- Tái khám và kiểm tra định kỳ tại nha khoa: bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng thể nếu như răng bị chạy hay có điều bất thường sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.
- Sử dụng hàm duy trì: sau khi kết thúc niềng răng, việc đeo hàm duy trì vô cùng quan trọng không nên chủ quan. Bởi việc đeo hàm duy trì đúng và đủ thời gian quy định sẽ ổn định kết quả niềng răng.
- Chú ý chế độ ăn uống: Khi mới tháo niềng, răng còn chưa quen, có thể còn đau nhức nên hạn chế ăn thực phẩm quá cứng, quá dai mà nên sử dụng thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt. Bổ sung đa dạng thực phẩm để có đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và răng chắc khỏe
- Vệ sinh và chăm sóc răng miệng: đánh răng đều đặn, sử dụng bàn chải và kem đánh răng phù hợp, đồng thời kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, nước muối, nước súc miệng để làm sạch khoang miệng, diệt khuẩn, loại bỏ mảng bám và thức ăn giắt kẽ.
Như vậy, với những chia sẻ trong bài viết về các quy trình niềng răng, hy vọng mọi người nắm được và có thêm kiến thức hữu ích. Từ đó, cân nhắc và lựa chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp ngay nhé.
Anh Thy