Răng thưa có lẽ là tình trạng răng dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Tùy vào mức độ thưa nặng hay nhẹ mà khoảng cách giữa các răng cách xa thế nào. Song, nhìn chung đều gây ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, vệ sinh và sức khỏe răng miệng. Giải pháp niềng răng chính là hoàn hảo nhất để kéo các răng sát khít lại với nhau trên cung hàm. Để biết các cách niềng răng thưa, phương pháp nào hiệu quả, cùng nha khoa My Auris theo dõi bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Như thế nào là răng thưa?
Răng thưa là tình trạng các răng trên hàm và dưới mọc không sát khít, tạo ra các khe nhỏ giữa các răng. Chính khoảng trống giữa các răng gây nên sự mất thẩm mỹ và cản trở việc ăn nhai.
Tùy vào khoảng cách thưa thớt của các răng trên cung hàm mà răng thưa chia thành 3 mức độ phổ biến: mức độ răng thưa nhẹ, răng thưa trung bình, răng thưa nặng.
Mức độ răng thưa nhẹ
Thường gặp nhất là răng cửa mọc thưa với biểu hiện các khe răng cách nhau khoảng 1 nhỏ hay lớn hơn 2mm. Theo các nha sĩ, đây là trường hợp khuyết điểm trên răng thường gặp nhất.
Ở mức độ này nếu không quá chú ý thì tính thẩm cũng không ảnh hưởng quá nhiều, và khả năng ăn nhai vẫn tốt.
Mức độ răng thưa trung bình
Nhiều răng mọc cách xa nhau với khoảng cách lớn hơn 2mm. Đồng thời, răng mọc thưa này do chân răng sai lệch và có răng mọc ngầm.
Tình trạng này gây nên nhiều bất tiện khi ăn nhai. Bởi khi ăn nhai, thức ăn rất dễ lọt vào kẽ răng và chân răng. Đặc biệt là vị trí các răng hàm khuất sâu trong rất khó quan sát và vệ sinh sạch sẽ.
Bên cạnh đó, ở mức độ này, có lẽ mọi người đã thấy mất tự tin hơn trường hợp nhẹ, nhất là những lúc giao tiếp, cười nói với bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh.
Mức độ răng thưa nặng
Theo các nha sĩ, ở mức độ này các răng mọc đều bị sai lệch, kẽ hở lớn, lộn xộn, thò thụt. Đây không chỉ biểu hiện răng thưa mà còn sai khớp cắn nặng.
Tình trạng này không chỉ gây phiền toái trong ăn uống, vệ sinh mà còn gia tăng các bệnh lý về răng miệng.
Như vậy, dù biểu hiện nhẹ hay nặng thì răng thưa cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của mỗi người. Việc lựa chọn giải pháp điều chỉnh phù hợp sẽ giúp cải thiện tốt vấn đề đang gặp phải cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Đâu là phương pháp hiệu quả nhất?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được sử dụng phổ biến từ xưa cho đến nay. Bằng việc sử dụng các khí cụ cố định hay tháo lắp mà tác động lực giúp kéo chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Đồng thời, còn giúp điều chỉnh, cân đối khớp cắn chuẩn sinh lý.
Niềng răng thưa phổ biến hiện nay: niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Tùy vào mức độ thưa, sai lệch, tình trạng răng, điều kiện của khách hàng mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp để mang lại hiệu quả nhất.
Cách niềng răng thưa – Niềng răng mắc cài cố định
Niềng răng mắc cài là kỹ thuật sử dụng các khí cụ bao gồm mắc cài, dây thun, dây cung để tác động lực nhằm dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm.
Trong niềng răng mắc cài gồm có nhiều kỹ thuật như sau:
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại sử dụng khí cụ gồm bộ mắc cài bằng kim loại, dây cung và dây thun. Bác sĩ sẽ lắp cố định các mắc cài trên bề mặt răng sau đó luồn dây cung vào rãnh mắc cài, cuối cùng là cố định bằng dây thun.
Với phương pháp này thì tính thẩm mỹ không cao bởi lộ mắc cài cũng như màu sắc dây thun. Tuy nhiên, đây là phương pháp được đánh giá cao về độ hiệu quả bởi điều chỉnh tất cả các trường hợp sai lệch, thưa kẽ ở mức độ từ nhẹ đến nặng.
Ngoài ra, với kỹ thuật phát triển, ngày nay có thể chọn cách niềng răng thưa bằng niềng răng mắc cài kim loại tự động. Cũng sử dụng khí cụ tương tự như phương pháp truyền thống nhưng sẽ không có dây thun. Bởi hệ thống mắc cài tự động có thể đóng mở tự do để dây cung trượt trên rãnh mắc cài kéo chỉnh răng.
Niềng răng mắc cài sứ – Cách niềng răng thưa
Niềng răng mắc cài sứ cũng được đánh giá cao về tính thẩm mỹ bởi màu sắc mắc cài tự nhiên như màu men răng. Tuy nhiên, mắc cài sứ dễ vỡ nên hạn chế siết niềng quá chặt. Thế nên, hiệu quả không bằng niềng răng mắc cài kim loại.
Vì thế, niềng răng mắc cài sứ phù hợp với trường hợp nhẹ và trung bình.
Trong mắc cài sứ vẫn có mắc cài sứ tự động vừa đem đến tính thẩm mỹ cao, vừa giảm đau đớn hơn mắc cài kim loại.
Niềng răng mắc cài kim loại mặt lưỡi
Niềng răng mắc cài kim loại mặt lưỡi còn được gọi là mặt trong. Đây là phương pháp chỉnh nha mang đến tính thẩm mỹ cao bởi không thể thấy khí cụ niềng. Nhưng vì hệ thống mắc cài nằm ở mặt trong nên khó có thể vệ sinh, ăn uống cũng khó khăn hơn.
Niềng răng mắc cài mặt lưỡi cũng được chỉ định cho những trường hợp răng thưa, sai lệch ở mức độ từ nhẹ đến nặng.
Cách niềng răng thưa – Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt là phương pháp chỉnh nha sử dụng kỹ thuật hiện đại. Với sử dụng khí cụ tháo lắp, trong suốt, phương pháp không chỉ đem đến tính thẩm mỹ cao mà còn giảm được đau nhức, thoải hơn so với khí cụ cố định.
Các khay niềng được chế tác dựa theo thông số hàm của mỗi khách hàng. Việc tháo lắp khay niềng sẽ dễ dàng thực hiện tại nhà. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian đến nha khoa hơn so với niềng răng mắc cài.
Ngày trước, niềng răng trong suốt chỉ mang lại hiệu quả cho những trường hợp sai lệch, thưa kẽ nhẹ và vừa. Nhưng ngày nay, với sự cải tiến và nghiên cứu không ngừng thì phương pháp vẫn mang đến hiệu quả cho những trường hợp nặng.
Cách niềng răng thưa qua từng bước
Lời khuyên đưa ra từ các bác sĩ nha khoa chính là niềng răng là phương pháp áp dụng kỹ thuật để kéo dịch chuyển răng nên tuyệt đối không được thực hiện tại nhà. Để an toàn, hiệu quả, không gây biến chứng, khách hàng nên chọn nha khoa uy tín, đáng tin cậy để thực hiện chỉnh nha.
Sau đây là các bước trong quy trình niềng răng thưa:
- Bước 1: Thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng: bác sĩ kiểm tra và chỉ định chụp hình ảnh X-quang để xem xét tình trạng, mức độ thưa như thế nào, răng có mọc ngầm hay không.
- Bước 2: Tư vấn phác đồ điều trị: khi đã có kết quả, bác sĩ xem phim chụp và chẩn đoán tình trạng răng. Đồng thời, đưa ra phác đồ điều trị cũng như tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
- Bước 3: Tiến hành gắn khí cụ niềng răng: Tùy khí cụ khách hàng chọn mà bác sĩ sẽ có cách gắn khí cụ và hướng dẫn. Với khí cụ cố định, bác sĩ sẽ lắp hoàn chỉnh trên bề mặt răng, còn với khay niềng trong suốt sẽ hướng dẫn khách hàng cách đeo, cách sử dụng tại nhà.
- Bước 4: Tái khám định kỳ: Việc này giúp bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng cũng như khả năng dịch chuyển của răng trên cung hàm. Với niềng răng mắc cài sẽ phải thường xuyên đến nha khoa, trung bình 1 tháng 1 lần, còn với niềng răng trong suốt khoảng 2-3 tháng/ lần.
- Bước 5: Tháo khí cụ, đeo hàm duy trì: đến thời gian phù hợp, các răng đã dàn đều, sát khít, ngay ngắn trên cùng hàm, bác sĩ sẽ chỉ định tháo niềng. Lúc này, bạn sẽ phải đeo hàm duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ để ổn định kết quả niềng, răng không bị chạy về vị trí cũ. Thời gian đeo hàm duy trì bao lâu còn phụ thuộc vào tình trạng của mỗi khách hàng.
Qua những chia sẻ trong bài viết về cách niềng răng thưa, có lẽ mọi người đã có được kinh nghiệm về các phương pháp và các bước niềng răng thưa. Tuy nhiên, tình trạng răng thưa ở mỗi người mỗi khác cần được bác sĩ tư vấn, thăm khám, do đó, hãy liên hệ hay đến trực tiếp nha khoa My Auris ngay nhé.
Anh Thy