Các giai đoạn niềng răng diễn ra thế nào? Giai đoạn nào đau nhất

Các giai đoạn niềng răng

Niềng răng là phương pháp giúp điều chỉnh lại vị trí cũng như khớp cắn của răng để sở hữu hàm răng đều, nụ cười xinh đẹp hơn. Để thành công như thế, trong suốt quá trình phải tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ theo từng giai đoạn. Vậy khi niềng răng các giai đoạn niềng răng diễn ra như thế nào, giai đoạn nào đau và khó chịu nhất, cùng nha khoa My Auris theo dõi bài viết sau đây nhé. 

Giải đáp về kỹ thuật niềng răng chỉnh nha

Niềng răng là kỹ thuật trong nha khoa giúp điều chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Từ đó, khắc phục được những tình trạng sai khớp cắn, hô, móm, thưa, lệch lạc,… để đem đến răng đều, thẳng hàng và nụ cười xinh xắn. 

Để điều chỉnh răng, bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha có thể là cố định (mắc cài, dây cung, dây thun), có thể là tháo lắp (khay niềng trong suốt) nhằm tác động lực giúp kéo răng dịch chuyển. Trải qua từng giai đoạn dịch chuyển, chỉnh sửa mà răng về đúng vị trí, có thể là 18-24 tháng, thậm chí dài hơn với những người có tình trạng nặng. 

 các giai đoạn niềng răng
Giải đáp về kỹ thuật niềng răng chỉnh nha

Các giai đoạn niềng răng diễn ra như thế nào? 

Chỉnh nha là cả một quá trình dài, phải tuân thủ theo chỉ định và thăm khám của bác sĩ qua các giai đoạn niềng răng như sau: tiền chỉnh nha, tách kẽ – gắn mắc cài, dán đều răng, đóng khoảng, chỉnh khớp cắn và tháo niềng – đeo hàm duy trì. 

Giai đoạn 1 – Giai đoạn tiền chỉnh nha: Thăm khám và tư vấn

Đây là giai đoạn thăm khám, tư vấn trước khi tiến hành niềng răng. Và cũng là giai đoạn vô cùng quan trọng bởi có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của toàn bộ quá trình chỉnh nha. 

Việc thăm khám giúp bác sĩ nắm được tình trạng răng của khách hàng, từ đó lên phác đồ và kế hoạch điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ thực hiện khám tổng quát răng miệng cả mặt trong lẫn ngoài, chụp X-quang răng để xác định mức độ sai lệch, khớp cắn như thế nào,… 

Cuối cùng là tư vấn về chi tiết kế hoạch điều trị cũng như đề xuất phương pháp niềng răng theo nhu cầu và mong muốn, điều kiện của khách hàng. 

các giai đoạn niềng răng
Giai đoạn 1 – Giai đoạn tiền chỉnh nha: Thăm khám và tư vấn

Các giai đoạn niềng răng – giai đoạn 2: tách kẽ, gắn mắc cài 

Sau khi thống nhất phương án điều trị cũng phương pháp niềng răng thì bác sĩ sẽ tiến hành tách kẽ và gắn mắc cài với những người chọn niềng răng cố định. Còn đối với niềng răng bằng khay niềng trong suốt sẽ tiến hành quét lấy dấu hàm để gửi thông tin đến nơi sản xuất khay niềng. 

Bác sĩ đặt thun tách kẽ để tạo khoảng trống gắn band niềng sau đó. Các band niềng được lắp đặt với mục đích tạo nơi neo giữ, điểm tựa vững chắc cho hệ thống mắc cài hoặc thun liên hàm. Từ đó, răng sẽ được giữ và di chuyển tốt hơn. Đồng thời, trên band còn có móc để gắn thun cũng như ống nhỏ để luồn dây cung. 

Sau khi hoàn tất quá trình gắn band chỉnh nha, bác sĩ sẽ tiến hành gắn các mắc cài cố định trên thân răng của khách hàng. 

Giai đoạn 3: Giai đoạn dàn đều răng

Các khí cụ khi đã cố định trên răng sẽ bắt đầu sinh lực, tác động lên thân răng, như vậy răng cũng sẽ dần dịch chuyển những bước ban đầu. 

Trong các giai đoạn niềng răng thì dàn đều răng cũng chính là giai đoạn đầu tiên trong quá trình giúp răng di chuyển. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung có kích thước lớn để xoay trục thân răng cũng như làm phẳng cung răng. 

Giai đoạn này thường có thời gian từ 2-4 tháng, ban đầu có thể sẽ không cảm nhận được sự dịch chuyển của răng nhưng vẫn cảm nhận được trục răng được thay đổi thẳng hàng hơn. 

Nếu như cung hàm không đủ chỗ để răng dàn đều thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hay cắt kẽ răng. Thông thường, với những khách hàng cần nhổ răng thì sẽ được chỉ định sau khi gắn mắc cài khoảng 1 tháng. 

Các giai đoạn niềng răng – Giai đoạn 4: Đóng khoảng khi niềng răng

Sau khi răng dịch chuyển về đúng vị trí, bác sĩ sẽ tiếp tục kéo các răng về phía trước bao gồm răng cửa, răng nhanh vào trong để lấp đầy các khoảng trống của răng đã nhổ. Nhờ vậy sẽ tránh được tình trạng tiêu xương hàm và giúp răng được đều, khít hơn. 

Bác sĩ có thể sử dụng cơ chế trượt dây cung trên mắc cài để kéo khoảng thưa trên hàm. Nếu như bác sĩ không có kinh nghiệm, tay nghề, kiểm soát không tốt có thể làm chân răng bật ra ngoài, lúc này thân răng di chuyển nhưng chân răng không di chuyển,… Do đó, giai đoạn này rất cần bác sĩ tốt, am hiểu về chỉnh nha, có kỹ thuật, chuyên môn. 

Với những trường hợp không nhổ răng thì không cần đóng khoảng răng mà chỉ cần điều chỉnh từng răng. Nếu còn lệch lạc thì sẽ tiến hành gắn lại mắc cài hoặc bẻ dây cung, điều chỉnh lại lực kéo, sau đó chuyển sang giai đoạn chỉnh khớp cắn. 

các giai đoạn niềng răng
Các giai đoạn niềng răng – Giai đoạn 4: Đóng khoảng khi niềng răng

Có 3 phương pháp đóng khoảng trong chỉnh nha:

  • Sử dụng minivis: Được sử dụng để đóng khoảng vị trí răng đã nhổ trong các trường hợp niềng răng hô, móm.
  • Sử dụng chun đóng khoảng: Được sử dụng để đóng các khoảng nhỏ trong các trường hợp răng mọc chen chúc, khấp khểnh, sau khi nhổ các răng thừa.
  • Sử dụng móc kéo: Được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, tuy nhiên, các móc kéo thường gây vướng víu, khó chịu như khi mới gắn mắc cài, nhất là khoảng thời gian đầu.

Giai đoạn 5: Điều chỉnh khớp cắn

Để chức năng ăn nhai được đảm bảo, sau khi thực hiện đóng khoảng thưa răng thì vẫn phải điều chỉnh khớp cắn bởi lúc này khớp cắn vẫn còn sự lệch lạc nhất định. 

Bác sĩ sẽ nắn chỉnh cùng lúc cả hàm trên lẫn dưới để tạo khớp cắn chuẩn giúp điều chỉnh lực nhai tốt hơn. 

Niềng răng không chỉ là sự sắp xếp lại các răng trên cung hàm vào vị trí đúng mà còn phải tác động, chỉnh sửa khuyết định của hàm răng giúp mang đến sự cân đối, hài hòa cho tổng thể gương mặt. 

Các giai đoạn niềng răng – Giai đoạn 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Khi đã trải qua các giai đoạn niềng răng, điều chỉnh răng đã đều đẹp, chuẩn khớp cắn thì bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng và hướng dẫn bạn đeo niềng duy trì tại nhà. Việc đeo niềng duy trì sẽ giúp giữ ổn định vị trí của răng cũng như cố định vĩnh viễn tại vị trí mong muốn mà không lo răng trở lại như ban đầu. 

Thời gian đeo niềng duy trì thông thường khoảng 6-12 tháng, tuy nhiên thời gian này có sự khác nhau ở mỗi khách hàng. 

các giai đoạn niềng răng
Các giai đoạn niềng răng – Giai đoạn 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Giai đoạn này niềng răng đau nhất?

Khi lựa chọn phương pháp niềng răng, hầu như các khách hàng đều lo lắng và thắc mắc niềng răng gây đau, khó chịu. Tuy nhiên, niềng răng không có xâm lấn xương hàm, mô nướu chỉ dịch chuyển răng một cách từ từ về vị trí đúng, vì vậy không quá đau đớn như mọi người tưởng tượng.

Bên cạnh đó, niềng răng không phải lúc nào cũng đau mà còn tùy vào giai đoạn niềng. Theo sự chia sẻ của khách hàng thì cảm giác đau không quá lớn, nhưng sẽ cảm giác khó chịu, tức vì không quen với khí cụ. Đồng thời, đau khi mỗi lần siết niềng để răng dịch chuyển. 

Qua những chia sẻ trong bài viết về các giai đoạn niềng răng, có lẽ mọi người cũng nắm được niềng răng trải qua thế nào. Niềng răng thành công sẽ giúp bạn trông xinh xắn cùng nụ cười đều, đẹp hơn. Quan trọng nhất là lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng, đáng tin cậy, đảm bảo về tay nghề, chuyên môn, kinh nghiệm trong chỉnh nha của bác sĩ.

Anh Thy

chat zalo
messenger