Các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn thường gặp

các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn là một trong những hệ cơ quan quan trọng trong cơ thể giúp duy trì sự sống. Nó giúp ổn định sức khỏe bằng cách thực hiện chức năng lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể. Theo đó, các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn thường là bệnh tim mạch. Để hiểu rõ hơn về hệ tuần hoàn cũng như các bệnh này, hãy cùng My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé. 

Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn  

Hệ thống tuần hoàn được tạo thành từ các mạch máu và mạch bạch huyết. Cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxy, hormone và các chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào trong cơ thể. Từ đó, các tế bào được nuôi dưỡng khỏe mạnh mới giúp cơ quan hoạt động tốt, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Theo các nghiên cứu, chức năng chính là hệ tuần hoàn là vận chuyển chất dinh dưỡng và khí đến các tế bào khắp cơ thể. Hệ thống tim mạch và bạch huyết là 2 phần chính của hệ thống này. 

  • Hệ thống tim mạch bao gồm tim, máu và các động mạch máu. 
  • Hệ thống bạch huyết là mạng lưới tuần hoàn dạng ống và ống dẫn. Chức năng của hệ thống này chịu trách nhiệm thu thập, lọc và lưu thông bạch huyết trở lại máu. 

Theo các chuyên gia, hệ tuần hoàn được tạo thành từ bốn thành phần cơ bản:

  • Tim: là một cơ quan nhỏ trong lồng ngực có kích thước gần bằng hai lòng bàn tay người trưởng thành nắm chặt vào nhau. Hệ thống tuần hoàn sẽ hoạt động mọi lúc nhờ cơ chế bơm máu liên tục của tim.
  • Động mạch: Những mạch này có vai trò vận chuyển oxy từ tim đến các cơ quan khác.
  • Tĩnh mạch: Vận chuyển máu đã khử oxy đến phổi.
  • Máu: Là nơi vận chuyển hormon, dinh dưỡng, oxy, kháng thể và các chất cần thiết khác cho sự phát triển và sức khỏe của cơ thể.
các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn
Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

Danh mục các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn

Bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn theo chuyên khoa bao gồm:

  • Hội chứng mạch vành cấp
  • Bệnh tim do thiếu máu cục bộ mạn
  • Tắc mạch phổi 
  • Các bệnh tim do phổi khác
  • Viêm màng ngoài tim cấp
  • Viêm co thắt màng ngoài tim mạn
  • Viêm cơ tim
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
  • Suy tim độ 3-4 do các nguyên nhân khác nhau 
  • Phình động mạch, lóc tách động mạch
  • Viêm tắc động mạch
  • Viêm tắc tĩnh mạch 
  • Biến chứng sau phẫu thuật hoặc can thiệp tim mạch
  • Tăng huyết áp có biến chứng
  • Bệnh cơ tim: Cơ tim giãn; Cơ tim hạn chế; Cơ tim phì đại; Bệnh cơ tim khác
  • Tăng huyết áp có biến chứng khác (Bệnh não do tăng huyết áp, TBMMN thoáng qua) Có tổn thương cơ quan đích
  • Bệnh tim bẩm sinh có biến chứng
  • Tăng áp lực động mạch phổi tiên phát (Các bệnh tim do phổi khác)
  • Bệnh van tim có biến chứng (Rối loạn nhịp tim, tắc mạch, nhiễm trùng, khác)
  • Rung nhĩ mãn tính có biến chứng
  • Rối loạn nhịp tim có biến chứng (Hội chứng nút xoang bệnh, block nhĩ thất cấp II, III hay cao độ)
  • Thông động tĩnh mạch phổi
  • Bất thường động mạch phổi bẩm sinh
Danh mục các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn
Danh mục các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn

Các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn thường gặp 

Trong số các bệnh liên quan đến hệ thống tuần hoàn kể trên, sau đây là một số bệnh thường gặp hiện nay mà mọi người cần chú ý để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe:

Bệnh mạch vành 

Các triệu chứng ban đầu của bệnh này thường mơ hồ với những cảm giác nặng ngực hoặc đau thắt ngực bên trái với tình trạng không ổn định. Các cơn đau này thường xuất hiện khi xúc động, làm cố sức và thường gặp vào buổi sáng. Đôi khi kèm theo triệu chứng cao huyết áp, đau đầu, chóng mặt, khó thở. 

Ban đầu tần suất đau thấp nhưng ngày càng tăng và cường độ đau ngày càng nặng dẫn đến nhồi máu cơ tim nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. 

Bệnh tuy nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được. Song, phải kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị ở độ tuổi trẻ. 

  • Không nên ăn quá nhiều chất béo, chất ngọt 
  • Duy trì cân nặng và thể trạng lý tưởng 
  • Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên
  • Không hút thuốc lá
  • Không ăn quá mặn
  • Giảm stress, căng thẳng.
các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn
Bệnh mạch vành – các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn

Tai biến mạch máu não 

Não là một trong những cơ quan nhận máu và oxy nhiều từ hệ tuần hoàn. Các tế bào thần kinh rất nhạy với tình trạng thiếu oxy. Chỉ cần thiếu oxy 5 phút là các tế bào não sẽ chết và không có khả năng hồi phục. 

Các bệnh tai biến mạch máu não hay gặp nhất còn gọi là đột quỵ bao gồm: co thắt mạch máu não, thiếu máu não thoáng qua, nhồi máu não, vỡ mạch máu não,… Và nghiêm trọng là xuất huyết ồ ạt gây ngập não thất làm cho người bệnh tử vong trong vòng 1-2 giờ đồng hồ. 

Các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là đau đầu dữ dội, chóng mặt, tay chân yếu hoặc liệt và đi vào hôn mê. Việc đề phòng bệnh này quan trọng nhất là phải sớm phát hiện bệnh cao huyết áp và tình trạng xơ vữa động mạch để điều trị và kiểm soát triệu chứng. Đặc biệt với những người trên 50 tuổi, béo phì, hút thuốc lá, đái tháo đường,… 

Bệnh động mạch ngoại biên

Động mạch ngoại vi hệ thống động mạch vừa và nhỏ vận chuyển máu từ tim đi nuôi các bộ phận của cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh là do mảng bám tích tụ trong các động mạch vận chuyển máu đến não, các cơ quan và tứ chi. Theo thời gian, các mảng bám cứng lại, động mạch bị thu hẹp và hạn chế dòng chảy của máu đến các cơ quan khác trong cơ thể. 

Triệu chứng:

  • Đau cách hồi: cảm giác đau mỏi, yếu ở chân.
  • Xuất hiện những vết loét, hoại tử ở tứ chi.

Thiếu máu cơ tim 

Thiếu máu cơ tim còn gọi là thiếu máu cơ tim cục bộ – Đây là bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu đến tim giảm. Khi đó, tim sẽ không nhận đủ lượng oxy cần thiết cho hoạt động co bóp để vận chuyển máu đi nuôi cơ thể. Từ đó, tim bị tổn thương, loạn tim và nhồi máu cơ tim. 

Triệu chứng điển hình: 

  • Xuất hiện cơn đau vùng ngực.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Khó thở khi vận động

Bệnh van tim hậu thấp 

Đây là bệnh lý viêm tự miễn, thường gặp ở những vùng có khí hậu ẩm ướt, nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Bệnh gây ra bởi nhiễm vi trùng Streptococus beta Hemolytique. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, van tim hậu thấp có thể gây hẹp hở van tim, tổn thương mô khớp.

Bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách cải thiện môi trường sống ngay khi còn nhỏ. Tránh ở môi trường quá lạnh, quá nóng , nhà của và cơ quan làm việc phải sạch sẽ, thông thoáng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, điều trị triệt để các bệnh mũi xoang. Nếu đã bị thấp tim phải sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm vi trùng Streptococus beta hemolytique đến năm 25 tuổi. Có thể sử dụng thuốc uống mỗi ngày, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị cụ thể hơn 

các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn
Bệnh van tim hậu thấp – các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn

Bệnh viêm cơ tim

Đây là bệnh tim mạch có thể xảy ra ở cả người khỏe mạnh, chưa từng mắc bệnh tim. Bệnh có tỷ lệ đột tử cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây bệnh là do các loại siêu vi trùng (nhất là siêu vi trùng Coxsackie), hóa chất hoặc sự gia tăng hormone tuyến giáp.

Thời gian đầu, bệnh thường không có triệu chứng và dấu hiệu rõ ràng. Đến giai đoạn nặng, các biểu hiện có thể là khó thở, sưng chân, khó thở, huyết áp cao, chóng mặt. 

Trên đây là những thông tin về các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn thường gặp, mong rằng mọi người có thêm kiến thức bổ ích. Từ đó biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa phù hợp.

Anh Thy

chat zalo
messenger