Sâu răng là bệnh lý răng miệng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Sâu răng sẽ gây đau nhức và làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng cũng như sinh hoạt hàng ngày. Do đó, cách khắc phục sớm không chỉ bảo vệ sức khỏe răng miệng mà còn giảm sự đau nhức, khó chịu hàng ngày. Vậy bị sâu răng phải làm sao, hãy cùng My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Tìm hiểu về sâu răng
Sâu răng là bệnh lý răng miệng do vi khuẩn Streptococcus mutans gây ra. Vi khuẩn ăn mòn và làm hư hỏng men răng khiến cấu trúc răng không còn nguyên vẹn. Từ đó, không chỉ khiến răng yếu đi, nhạy cảm, đau nhức ngay cả khi không ăn uống mà còn ảnh hưởng thẩm mỹ.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra sâu răng đến từ chế độ vệ răng miệng không kỹ và chế độ ăn uống không khoa học. Thường xuyên ăn thực phẩm nhiều đường, tinh bột, acid mà không vệ sinh kỹ khiến cho mảng bám tích tụ trên răng trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn tấn công và phát triển gây bệnh. Đồng thời, lười đánh răng, vệ sinh răng miệng cũng khiến cho vụn thức ăn, mảng bám tích tụ nhiều khiến vi khuẩn sinh sôi và tấn công men răng dẫn đến sâu răng.
Mức độ của sâu răng
Để điều trị sâu răng hiệu quả, dứt điểm và ngăn ngừa lây nhiễm, bác sĩ sẽ phải xác định mức độ sâu răng nặng hay nhẹ. Tùy vào từng mức độ mà bác sĩ đưa ra phương án và phác đồ điều trị phù hợp.
Trong đó, sâu răng được chia thành nhiều mức độ nặng nhẹ như sau:
Sâu răng cấp độ 1 (mức độ nhẹ)
Sâu răng mức độ nhẹ còn được xem là sâu răng cấp độ 1. Dấu hiệu dễ phát hiện nhất chính là những vệt trắng đục hoặc lốm đốm màu đen hay nâu xuất hiện trên bề mặt răng. Ở giai đoạn này, người bị sâu răng thường không phát hiện hoặc chủ quan không điều trị ngay vì không cảm thấy đau nhức, khó chịu.
Sâu răng cấp độ 2 (sâu răng đã ăn vào tủy)
Ở giai đoạn này, vi khuẩn gây sâu răng đã bắt đầu tấn công vào cấu trúc tủy răng và dẫn đến sự phá hủy men răng. Điều này khiến cho người bị sâu răng đau nhức nhiều, răng trở nên nhạy cảm nhất là khi ăn uống.
Sâu răng cấp độ 3 ( cấp độ nặng)
Trong các cấp độ, sâu răng cấp độ 3 là cấp độ nặng cần được cảnh báo để không gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và cơ thể. Ở giai đoạn này, cấu trúc răng gần như bị phá hủy hoàn toàn, đau nhức dữ dội. Vi khuẩn đã ăn sâu vào đáy chân răng, hình thành ổ viêm nhiễm và gây ra tình trạng viêm tủy răng. Đây là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ áp xe răng, sâu răng hàm nặng, thậm chí là mất răng, nhiễm trùng máu.
Bị sâu răng phải làm sao?
Bị sâu răng phải làm sao là điều mà nhiều người quan tâm. Theo các bác sĩ nha khoa, khi phát hiện sâu răng, bạn nên đến ngay nha khoa để được thăm khám, xác định mức độ sâu răng để có biện pháp điều trị phù hợp. Trường hợp chưa có thời gian đến nha khoa thăm khám, người bị sâu răng có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà.
Cách điều trị sâu răng tại nha khoa – Bị sâu răng phải làm sao?
Cách xử lý giai đoạn sâu răng sẽ tùy vào từng mức độ và giai đoạn sâu răng. Thông thường, các giai đoạn đầu của sâu răng sẽ dễ điều trị hơn và bảo tồn được răng thật tối đa.
Ở giai đoạn cấp 1, cấp độ nhẹ, khi mới phát hiện, bạn đến ngay nha khoa thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng và thực hiện cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần để tránh chuyển biến thành sâu răng mức độ 2.
Với những trường hợp sâu răng độ 2, thì hãy đến nha khoa để bác sĩ vệ sinh răng miệng và trám răng. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để làm sạch vết sâu rồi thực hiện trám răng để ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Vật liệu trám hóa cứng giúp tạo hình cho cấu trúc răng cũng như hạn chế vi khuẩn sâu tiếp tục gây viêm nhiễm và phát triển thành sâu răng độ 3.
Khi sâu răng đã tiến triển nặng, mức độ nghiêm trọng, bạn cần đến nha khoa để được bác sĩ xử lý kịp thời. Nếu như chân răng chưa bị vi khuẩn tấn công thì bác sĩ có thể vệ sinh, điều trị và thực hiện bọc răng sứ để bảo vệ cùi răng thật bên trong. Còn nếu tủy răng đã bị phá hủy, nhiễm trùng nặng thì bác sĩ sẽ phải nhổ răng để tránh ảnh hưởng các răng còn lại trên cung hàm.
Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp trồng răng, phục hình răng đã mất. Trong đó, trồng răng implant là giải pháp tối ưu trong phục hình răng đã mất và có thể phục hình ngay sau khi nhổ răng.
Cách giảm đau nhức sâu răng tại nhà
Nếu như chưa có thời gian đến nha khoa kiểm tra, điều trị, người bị sâu răng có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau nhức và hạn chế vi khuẩn phát triển tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên. Cụ thể: muối, chanh, mật ong, tinh dầu bạc hà, tinh dầu đinh hương, gừng, tỏi,…
Dùng chanh giảm đau nhức sâu răng
Chanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng các chất có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm. Bạn có thể sử dụng nước cốt chanh súc miệng hoặc nấu lá chanh lấy tinh dầu từ lá chanh súc miệng.
Súc miệng bằng muối
Muối là nguyên liệu tốt cho sức khỏe răng miệng bởi có khả năng kháng khuẩn, sát trùng hiệu quả. Muối giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại, làm sạch mảng bám, vụn thức ăn trong khoang miệng.
Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc tự pha dung dịch muối tại nhà. Thực hiện súc miệng 2-3 lần/ ngày để thuyên giảm đau nhức và tăng hiệu quả làm sạch.
Tinh dầu bạc hà
Bạc hà không chỉ mang đến hương thơm thơm mát, ngăn ngừa hôi miệng mà còn chứa tinh dầu, các chất có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn. Bạn có thể mua tinh dầu bạc hà hoặc tự nấu tại nhà. Sau đó, dùng tăm bông thấm tinh dầu lên vùng răng bị sâu để giảm đau nhức và ngăn vi khuẩn phát triển.
Tỏi
Tỏi là nguyên liệu có mặt trong nhà bếp của mọi người để làm gia vị chế biến món ăn. Trong tỏi giàu các chất kháng khuẩn, kháng viêm giúp thuyên giảm cơn đau và ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng.
Tỏi được giã rồi đắp lên vùng răng bị sâu. Để trong khoảng 3-5 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.
Các phương pháp tại nhà chỉ là tạm thời và không thể khắc phục triệt để. Hơn nữa, chỉ hiệu quả với những trường hợp sâu răng nhẹ, do đó, người bị sâu răng cần sắp xếp thời gian đến nha khoa gặp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.
Mong rằng với những thông tin trong bài viết về bị sâu răng phải làm sao giúp mọi người giải đáp được thắc mắc. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết cũng như đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.
Anh Thy