Hàm răng đặc biệt là vùng răng cửa – đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thẩm mỹ khuôn mặt và thể hiện sự tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên, khi răng cửa bị mẻ, không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn gây khó khăn trong việc ăn nhai, lâu dài có thể dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe răng miệng. Vậy răng cửa mẻ phải làm thế nào để khắc phục hiệu quả, an toàn và duy trì thẩm mỹ? Bác sĩ nha khoa sẽ chia sẻ giải pháp chi tiết trong nội dung dưới đây.
Mục Lục
Nguyên nhân nào dẫn đến mẻ răng cửa?
Bề mặt răng của chúng ta được bao phủ bởi lớp men răng – lớp bảo vệ cứng chắc nhưng lại dễ bị tổn thương nếu tiếp xúc với ngoại lực mạnh. Răng sứt mẻ thường xảy ra khi men răng bị tổn thương do va đập, té ngã hoặc cắn vào vật cứng, khiến cấu trúc răng bị vỡ. Tình trạng này thường gặp ở răng cửa – nơi dễ bị tác động nhất khi va chạm, đặc biệt ở vùng rìa nhai, dẫn đến răng sắc nhọn hoặc lởm chởm, gây khó chịu và có thể làm tổn thương mô mềm trong miệng.
Đây là chấn thương răng miệng thường gặp không chỉ ở người lớn mà còn phổ biến ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và giao tiếp hàng ngày. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến mẻ răng cửa? Cùng tìm hiểu chi tiết:
Thiệt hại do ngoại lực như tai nạn, té ngã hay va đập mạnh vào miệng có thể khiến răng bị sứt mẻ, gây đau nhức và khó chịu. Ngoài ra, cắn vật cứng như nắp chai, đá viên, xương hoặc kẹo cứng cũng là nguyên nhân phổ biến khiến răng dễ bị mẻ.
Răng thiếu canxi, florua và các khoáng chất khác sẽ trở nên giòn, dễ bị gãy hoặc sứt mẻ hơn bình thường. Thiếu dưỡng chất khiến men răng yếu, mất khả năng bảo vệ trước các tác động bên ngoài.
Sâu răng cửa làm suy yếu cấu trúc răng từ bên trong, khiến răng dễ bị nứt vỡ, thậm chí gãy răng, dẫn đến đau nhức liên tục và tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn gây bệnh răng miệng khác.
Thức ăn giàu đường và axit như bưởi, cam, chanh, nước ngọt, rượu có thể làm hỏng men răng, khiến men răng bị bào mòn nhanh chóng và dễ bị sứt mẻ hơn. Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng.
Hai hàm răng nghiến vào nhau trong vô thức vào ban đêm gây ra lực ma sát lớn, khiến men răng bị mòn theo thời gian. Nếu kéo dài, sẽ khiến răng dễ bị mẻ, đặc biệt ở răng cửa.
Răng cửa bị sứt mẻ là điều không ai mong muốn, bởi nó không chỉ làm vẻ đẹp hàm răng và khuôn mặt bị ảnh hưởng, mà còn khiến bạn mất tự tin, ngại giao tiếp với người xung quanh. Nghiêm trọng hơn, nếu không điều trị kịp thời, bạn có thể mất răng cửa, gây khó khăn khi ăn uống và mất cảm giác ngon miệng.

Răng cửa bị mẻ thì phải làm sao?
Răng cửa bị mẻ không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây khó khăn trong ăn nhai và giao tiếp. Vậy bị mẻ răng cửa phải làm sao? Tùy vào mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp phục hình răng phù hợp như: trám răng, bọc răng sứ hoặc dán sứ răng mẻ. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng tình trạng cụ thể.
Trám răng
Trám răng là giải pháp khôi phục răng cửa bị mẻ ở cả hàm trên và hàm dưới một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Quy trình trám răng khá đơn giản: bác sĩ sẽ làm sạch răng, sau đó trám lại bằng vật liệu Composite và dùng đèn đông cứng Composite. Phương pháp này giúp khôi phục mô răng và cải thiện chức năng ăn nhai.
Ưu điểm:
Thời gian thực hiện nhanh chóng (30 phút): Bạn có thể hoàn thành việc trám răng chỉ trong một lần hẹn ngắn.
Chi phí rẻ (200.000 – 1 triệu đồng/răng): Đây là lựa chọn kinh tế nhất trong ba phương pháp.
Tính thẩm mỹ cao (màu sắc giống răng thật): Vật liệu trám răng Composite có màu sắc tương đồng với răng thật, khó nhận biết bằng mắt thường.

Nhược điểm:
Tuổi thọ không cao (3 – 5 năm phải thay): Miếng trám có thể bị bong tróc hoặc mòn theo thời gian.
Miếng trám bị đổi màu ố vàng: Do tác động của thực phẩm và đồ uống, miếng trám có thể bị xỉn màu.
Trám răng là lựa chọn phù hợp nếu bạn muốn chữa mẻ răng cửa nhanh và tiết kiệm. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến thẩm mỹ lâu dài cho vị trí mặt tiền như răng cửa, hãy cân nhắc kỹ các phương pháp khác.
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng ngày càng được ưa chuộng nhờ thẩm mỹ tối ưu cho mọi trường hợp mẻ răng cửa. Trước khi chụp sứ, răng sẽ được mài chỉnh để đảm bảo tỷ lệ nhất định, giúp chụp sứ lên không bị cộm. Thời gian bọc răng sứ cho răng cửa bị mẻ thường từ 2 – 4 ngày.
Ưu điểm:
Phục hình răng mẻ về hình dáng ban đầu, màu sắc tương tự răng thật: Mang lại nụ cười tự nhiên và hài hòa.
Lành tính, an toàn, không làm mô răng bị kích ứng: Sử dụng vật liệu sứ sinh học an toàn cho sức khỏe.
Chịu được lực ăn nhai cao, gần mức độ răng thật: Đảm bảo chức năng ăn nhai tốt.
Bảo vệ răng toàn diện, hạn chế nguy cơ mẻ vỡ trong tương lai: Tăng cường độ bền chắc cho răng.
Hiệu quả lâu dài (sử dụng cả đời) & Chi phí hợp lý: Đầu tư một lần cho hiệu quả lâu dài.
Nhiều mức giá lựa chọn: Đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Không gây đau đớn, can thiệp tối thiểu: Quá trình thực hiện nhẹ nhàng và thoải mái.

Dán sứ răng mẻ
Dán sứ cho răng bị mẻ là kỹ thuật che phủ, bao bọc vết mẻ bằng mặt dán độ dày 0.2 mm – 0.5 mm. Tùy vào vị trí răng bị mẻ khác nhau, mặt dán có thể che phủ một phần hoặc toàn bộ mặt trước răng. Kỹ thuật dán sứ tương tự bọc răng sứ, nhưng bác sĩ chỉ loại bỏ một phần men răng thay vì mài khá nhiều, nên thủ thuật đơn giản hơn.
Ưu điểm:
Đem lại vẻ thẩm mỹ cho hàm răng và gương mặt: Màu sắc của sứ tương tự răng thật, khó phát hiện dán răng sứ.
Trả lại sự toàn vẹn ban đầu cho răng: Khôi phục hình dáng và chức năng của răng.
Thời gian thực hiện nhanh chóng & Hiệu quả lâu dài: Tiết kiệm thời gian và mang lại kết quả bền vững.
Bảo tồn mô răng thật tối đa: Ít xâm lấn hơn so với bọc răng sứ.

Bị mẻ răng có điềm gì?
Bị mẻ răng có điềm gì là điều mà nhiều người quan tâm. Bởi mọi người lo lắng, suy nghĩ tiêu cực. Theo như nhân tướng học của người phương Đông, bị mẻ răng là một điềm xấu, không mang đến may mắn cho người đó trong tương lai gần. Sắp đến học sẽ mất đi vài thứ như hao tài, mất tiền, mất lộc và suy giảm sức khỏe,…
Tuy nhiên, tất cả chỉ là trường phái của người tin vào tâm linh, dựa vào đó mà lo lắng. Nếu như nói những điều này với những người tin vào khoa học họ sẽ phủ nhận ngay. Bởi về mặt khoa học, việc bị mẻ răng không phải là một điềm báo gì cả mà chỉ là sự báo hiệu âm thầm, cảnh báo cho bạn biết sức khỏe cơ thể, răng miệng có vấn đề cần được quan tâm chăm sóc. Khi răng bị mẻ có thể thấy sức khỏe răng miệng không được tốt, răng yếu, có thể thiếu hụt canxi nên dễ bị gãy, vỡ, mẻ.
Ngoài ra, răng bị mẻ còn do nhiều nguyên nhân khác như:
- Răng bị mài mòn do tiếp xúc hóa chất, thực phẩm có tính acid cao cùng với đó là đánh răng quá mạnh, sử dụng bàn chải lông cứng, kem đánh răng chứa chất ăn mòn nên là răng bị mài mòn nhiều, men răng yếu, dẫn đến dễ mẻ răng.
- Răng bị mẻ do tai nạn, va đập, chấn thương thể thao hay cắn các đồ vật, ăn đồ ăn quá cứng.
- Mắc bệnh lý răng miệng như sâu răng, mất lớp trám răng, viêm nướu,… sẽ gia tăng nguy cơ mẻ răng.
- Những người mắc trào ngược dạ dày cũng khiến răng yếu và dễ bị mẻ răng.
- Người thiếu canxi bẩm sinh hoặc bổ sung canxi không đủ trong chế độ ăn cũng khiến cho răng yếu và dễ mẻ.
Vì vậy, bị mẻ răng có điềm gì thì đó là dấu hiệu nhắc nhở bản thân nên đến gặp bác sĩ nha khoa kiểm tra và thăm khám sức khỏe răng miệng sớm. Mọi người đừng chần chừ rồi lo lắng điềm xấu mà bỏ qua thời gian điều trị, khắc phục các vấn đề ở răng miệng. Việc xác định nguyên nhân bị mẻ răng càng sớm, càng tốt để bác sĩ có thể chỉ định bạn hướng khắc phục phù hợp nhất.
Hướng dẫn cách xử trí răng cửa bị mẻ
Khi phát hiện dấu hiệu mẻ răng cửa, bạn cần xử trí nhanh chóng và đúng cách để bảo vệ răng cửa cũng như sức khỏe toàn thân. Dưới đây là các bước xử trí răng cửa bị mẻ chuẩn nha khoa:
Khạc nhổ mảnh vỡ ra ngoài nhanh chóng: Nếu có mảnh vỡ sắc nhọn, cần loại bỏ ngay để tránh tổn thương khoang miệng hoặc trôi xuống cơ quan tiêu hóa, gây hậu quả nghiêm trọng.
Giữ lại mảnh răng bị vỡ trong hộp kín: Điều này rất quan trọng vì trong một số trường hợp, bác sĩ có thể hàn lại mảnh vỡ vào răng, giúp phục hồi hình dáng và chức năng răng cửa hiệu quả.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Đây là bước xử trí ban đầu giúp hạn chế nhiễm trùng và làm dịu khu vực tổn thương. Sau đó, cần ăn nhai cẩn thận, tránh tiếp xúc với gờ răng bị mẻ để không làm tình trạng nặng hơn.
Nhanh chóng đến cơ sở nha khoa uy tín: Việc bác sĩ thăm khám và tư vấn giải pháp khắc phục hiệu quả là yếu tố then chốt. Tùy vào mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị như trám răng, bọc sứ hoặc phục hình thẩm mỹ phù hợp.