Bị mẻ răng có điềm gì – 3 cách khắc phục mẻ răng

Bị mẻ răng có điềm gì

Răng bị mẻ không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến nhiều người suy nghĩ, lo lắng. Bởi trong nhân tướng học, bị mẻ răng không phải là điềm lành, sắp tới bạn sẽ phải đón những điều không may mắn như hao tài, mất lộc, mất tiền và suy giảm sức khỏe. Vậy bị mẻ răng có điềm gì, điềm lành hay điềm xấu, hãy cùng My Auris tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé. 

Răng bị mẻ là răng như thế nào?

Răng bị mẻ là tình trạng răng bị mất đi 1 phần trong cấu trúc răng như men răng, thân răng, thậm chí có thể bị mẻ cả phần chân răng. Thông thường, răng mẻ hay xảy ra ở các cạnh cắn của răng cửa hoặc răng hàm. 

Khi răng bị mẻ, phần men răng xung quanh vết mẻ sẽ đổi màu và trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, ê nhức ở vị trí răng mẻ. Trong thời gian dài vẫn sử dụng và ăn nhai, các răng này tiếp tục bị tác động sẽ yếu dần đi. 

bị mẻ răng có điềm gì
Răng bị mẻ là răng như thế nào?

Bị mẻ răng có điềm gì?

Bị mẻ răng có điềm gì là điều mà nhiều người quan tâm. Bởi mọi người lo lắng, suy nghĩ tiêu cực. Theo như nhân tướng học của người phương Đông, bị mẻ răng là một điềm xấu, không mang đến may mắn cho người đó trong tương lai gần. Sắp đến học sẽ mất đi vài thứ như hao tài, mất tiền, mất lộc và suy giảm sức khỏe,… 

Tuy nhiên, tất cả chỉ là trường phái của người tin vào tâm linh, dựa vào đó mà lo lắng. Nếu như nói những điều này với những người tin vào khoa học họ sẽ phủ nhận ngay. Bởi về mặt khoa học, việc bị mẻ răng không phải là một điềm báo gì cả mà chỉ là sự báo hiệu âm thầm, cảnh báo cho bạn biết sức khỏe cơ thể, răng miệng có vấn đề cần được quan tâm chăm sóc. Khi răng bị mẻ có thể thấy sức khỏe răng miệng không được tốt, răng yếu, có thể thiếu hụt canxi nên dễ bị gãy, vỡ, mẻ. 

Ngoài ra, răng bị mẻ còn do nhiều nguyên nhân khác như:

  • Răng bị mài mòn do tiếp xúc hóa chất, thực phẩm có tính acid cao cùng với đó là đánh răng quá mạnh, sử dụng bàn chải lông cứng, kem đánh răng chứa chất ăn mòn nên là răng bị mài mòn nhiều, men răng yếu, dẫn đến dễ mẻ răng. 
  • Răng bị mẻ do tai nạn, va đập, chấn thương thể thao hay cắn các đồ vật, ăn đồ ăn quá cứng. 
  • Mắc bệnh lý răng miệng như sâu răng, mất lớp trám răng, viêm nướu,… sẽ gia tăng nguy cơ mẻ răng. 
  • Những người mắc trào ngược dạ dày cũng khiến răng yếu và dễ bị mẻ răng. 
  • Người thiếu canxi bẩm sinh hoặc bổ sung canxi không đủ trong chế độ ăn cũng khiến cho răng yếu và dễ mẻ.
bị mẻ răng
Bị mẻ răng có điềm gì?

Vì vậy, bị mẻ răng có điềm gì thì đó là dấu hiệu nhắc nhở bản thân nên đến gặp bác sĩ nha khoa kiểm tra và thăm khám sức khỏe răng miệng sớm. Mọi người đừng chần chừ rồi lo lắng điềm xấu mà bỏ qua thời gian điều trị, khắc phục các vấn đề ở răng miệng. Việc xác định nguyên nhân bị mẻ răng càng sớm, càng tốt để bác sĩ có thể chỉ định bạn hướng khắc phục phù hợp nhất. 

Các trường hợp bị mẻ răng thường gặp 

Mẻ răng có nhiều trường hợp và tùy vào tình trạng của từng người mà biểu hiện và có sự ảnh hưởng khác nhau: 

  • Mẻ răng cửa: đây là trường hợp thường gặp nhất, phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Bởi răng cửa ở chính diện nên rất dễ bị tác động nếu bị té ngã, va đập cho chơi thể thao, tai nạn. Bên cạnh đó, một số người thường dùng răng cửa cắn vật cứng nên cũng khiến răng cửa dễ bị mẻ. 
  • Mẻ chân răng: tình trạng này thường do các bệnh lý sâu răng, viêm tủy răng hoặc mòn cổ chân răng,… gây ra. Biểu hiện là mẻ ở chân răng, khuyết hoặc gãy ngang cổ răng. 
  • Răng hàm bị mẻ: nguyên nhân khiến răng hàm bị mẻ thường do tai nạn va đập mạnh hoặc cắn nhai thực phẩm quá cứng. Răng hàm bị mẻ sẽ gây đau, nhức và ê buốt nhiều hơn răng cửa. 
  • Mẻ nhiều răng: đây là tình trạng nhiều răng bị mẻ hoặc vỡ cùng lúc. Tình trạng mẻ nhiều răng do va chạm mạnh hay chấn thương lớn ở vùng răng miệng.
bị mẻ răng có điềm gì
Các trường hợp bị mẻ răng thường gặp

Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định cách khắc phục phù hợp để khôi phục thẩm mỹ và duy trì ăn nhai ổn định.

Cách khắc phục bị mẻ răng 

Răng bị mẻ hoàn toàn có thể khắc phục bằng các kỹ thuật phục hình tại nha khoa. Phương pháp điều trị răng mẻ phụ thuộc vào tình trạng, sức khỏe răng miệng cũng như mức độ gãy mẻ của răng. 

Các phương pháp điều trị răng mẻ có thể là: 

  • Hàn răng: Trám răng khôi phục răng bị mẻ bằng vật liệu composite chuyên dụng trong nha khoa để lấp đầy phần răng bị mẻ. Từ đó, giúp thân răng được phục hình đem đến tính thẩm mỹ và ăn nhai được cải thiện. Tuy nhiên, hàn răng không mang đến tính thẩm mỹ cao cũng như thời gian sử dụng không lâu dài. Và chỉ những trường hợp răng sứt mẻ ít, nhẹ mới dùng được phương pháp này. 
  • Dán sứ veneer: bác sĩ sẽ sử dụng miếng dán sứ đã được chế tác phù hợp với thông số của người cần làm răng. Sau đó, mài nhẹ mặt ngoài của răng để tạo độ bám dính của mặt sứ. Mặt dán sứ đem đến tính thẩm mỹ cao, thời gian sử dụng lâu dài.
  • Bọc răng sứ: nếu răng sứ vỡ mẻ nhiều thì có thể chọn bọc răng sứ để phục hình thân răng hoàn chỉnh. Phương pháp này cũng mang đến tính thẩm mỹ và ăn nhai cao cho người phục hình. 
bị mẻ răng có điềm gì
Cách khắc phục bị mẻ răng – Dán sứ veneer

Và sau khi phục hình răng mẻ để răng có thời gian sử dụng lâu dài cũng như nâng cao sức khỏe răng miệng, mọi người cũng cần chú ý đến: 

  • Vệ sinh răng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng việc sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng phù hợp. Cùng với đó,  sử dụng kết hợp chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn mà bàn chải không tiếp cận được.
  • Không ăn thực phẩm nhiều đường, ngọt: Những loại thực phẩm có lượng đường cao ảnh hưởng xấu đến men răng, vậy nên cần hạn chế ăn thực phẩm này khi răng bị mẻ.
  • Không ăn thực phẩm có tính axit cao để hạn chế mài mòn men răng 
  • Ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây giúp làm sạch răng miệng. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. 
  • Không cắn vật cứng, ăn nhai thực phẩm quả cứng để tránh làm tổn thương răng đang bị mẻ.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về bị mẻ răng có điềm gì giúp mọi người giải đáp và thêm thông tin bổ ích. Từ đó, biết cách chăm sóc răng miệng cũng như thăm khám bác sĩ để có cách khắc phục kịp thời. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger