Bị khô môi là bệnh gì? 7 nguyên nhân chính gây khô môi

Bị khô môi là bệnh gì? 7 nguyên nhân chính gây khô môi

Tình trạng môi nứt nẻ, chảy máu môi vốn thường gặp ở nhiều người. Dấu hiệu bệnh thường gia tăng vào thời gian thay đổi thời tiết, trời trở lạnh và hanh khô hơn. Thực tế, cũng có người bị khô môi quanh nặng. Vậy bị khô môi là bệnh gì và hướng khắc phục, điều trị như thế nào? Tham khảo bài viết sau, My Auris sẽ cung cấp để bạn lời giải đáp chính xác nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn biết được cách khắc phục an toàn nhất.

Bị khô môi là bệnh gì? – Giải đáp từ các triệu chứng 

Bị khô môi là bệnh gì thì đây là triệu chứng môi nứt nẻ, bong tróc. Các vết nứt có thể xuất hiện trên bề mặt của môi trên lẫn môi dưới. Từ đó gây cảm giác đau và chảy máu cho người bệnh. 

Trong hầu hết các trường hợp, khô môi không phải tình trạng nghiêm trọng và không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Theo đó, môi nứt nẻ là dấu hiệu hiếm khi liên quan đến các cấp cứu y tế. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu của việc cơ thể bị mất nước. Mất nước nghiêm trọng và mất cân bằng điện giải sẽ dẫn đến sốc, hô mê, đe dọa tính mạng. 

Bị khô môi là bệnh gì? - Giải đáp từ các triệu chứng 
Bị khô môi là bệnh gì? – Giải đáp từ các triệu chứng

Do đó, bạn cần tìm cách cải thiện sớm nếu bản thân có triệu chứng mất nước nghiêm trọng. Điển hình như hôn mê, lú lẫn, mấy ý thức, da lạnh hoặc giảm sự bài tiết nước tiểu. Bên cạnh đó, hiện còn có nhiều triệu chứng khác có thể xảy ra với biểu hiện là khô môi. Tuy vào bệnh lý, rối loạn và tình trạng cơ bản. 

Một đôi môi nứt nẻ có thể đi kèm với triệu chứng ảnh hưởng khác đến miệng:

  • Chảy máu
  • Lở loét 
  • Nhiễm vi rút herpes simplex
  • Khô miệng 
  • Giọng nói khàn 
  • Sưng môi

Đồng thời, môi nứt nẻ có thể đi làm triệu chứng liên quan đến hệ thống cơ thể khác:

  • Cảm thấy khát 
  • Cảm thấy đuối sức và mệt mỏi 
  • Đau đầu 
  • Phát ban
  • Nghẹt mũi

Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng khô môi, nứt nẻ

Mùa động là thời gian tạo ra nhiều thử thách cho làn da, dù một người có làn da khô hay da dầu. Mặt khác, không khí ngoài trời kết hợp với nắng nóng trong nhà cũng sẽ làm da bị mất nước và khiến môi nhanh chóng bị khô. Lúc này, bị khô môi là bệnh gì sẽ là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đặc biệt khi có tiếp xúc với bất kỳ một trong các yếu tố nguy cơ sau:

Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng khô môi, nứt nẻ
Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng khô môi, nứt nẻ

Nhiễm trùng nấm men 

Môi khô cơ thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nấm men. Điều này sẽ chính xác hơn nếu người bệnh cơ môi nứt nẻ, kèm vết nứt quanh miệng. Khi một người liếm môi quá mức, nước bọt ấm và nhiệt độ ẩm sẽ làm nấm men phát triển. Đặc biệt khi nước bọt tích tụ ở khóa miệng, gây khô môi tróc da.

Phản ứng dị ứng 

Môi khô là biểu hiện của cơ thể đang bị dị ứng. Nếu đôi môi giống như sau khi tiêm chất làm đầy, đây có thể là biểu hiện dị ứng. Thực tế, các sản phẩm làm căng môi là lý do phổ biến gây dị ứng tại chỗ. Bên cạnh đó, bột quế, ớt thường được tìm thấy trong các loại son làm căng mọng môi và nó cũng có thể gây phản ứng dị ứng, khô môi.

Cơ thể bị mất nước

Đây là yếu tố thường gặp khiến môi bị nứt nẻ. Việc bị khô môi, miệng và mắt đều là các dấu hiệu báo hiệu sớm cho một làn da bị thiếu nước, thiếu hụt lượng nước dự trữ thích hợp.

Tổn thương do ánh nắng từ mặt trời 

Khô môi có thể bắt nguồn từ tổn thương do ánh nắng từ mặt trời 
Khô môi có thể bắt nguồn từ tổn thương do ánh nắng từ mặt trời

Môi khô, nứt nẻ có thể do tác hại khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian dài sẽ làm môi trở nên khô và cứng. Nếu không bảo vệ đôi môi của mình khỏi tia cực tím, nó sẽ làm tình trạng viêm nhiễm môi trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, cả vào những ngày đông, bạn vẫn cần đảm bảo sử dụng đủ sản phẩm dành cho môi có chứa tính chống nắng.

Cơ thể thiếu vitamin B

Đôi môi nứt nẻ là dấu hiệu của cơ thể đang thiếu vitamin. Trong đó vitamin B có vai trò quan trọng trong hoạt động thường xuyên của cơ thể. Loại khoáng chất này vừa cung cấp năng lượng, vừa giúp hệ miễn dịch chống lại bệnh tật, góp phần tạo nên làn da khỏe mạnh. Nếu không cung cấp đủ vitamin B cho cơ thể, người bệnh sẽ gặp nhiều vấn đề về da, điển hình như bong tróc da, khô môi.

Cơ thể dư thừa vitamin A

Trái ngược việc cơ thể thiếu hụt vitamin B, môi khô cũng có thể bắt nguồn từ việc cơ thể hấp thụ quá nhiều vitamin A. Độc tính của vitamin A có thể xảy ta nếu người bệnh đang dùng quá nhiều chất bổ sung, có chứa vitamin A. 

Lượng vitamin A dư thừa được lưu trữ trong gan và tích tụ theo thời gian. Nó gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, điển hình như nứt nẻ ở khóe miệng, bong tróc da,…

Thuốc

Có một số loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng khô môi. Ví dụ thuốc chống trầm cảm, thuốc cao huyết áp, thuốc hóa trị,… Cơ thể vì các loại thuốc này là giảm sản xuất nước bọt, có thể gây khô môi nghiêm trọng.

Cách khắc phục tình trạng khô môi hiệu quả tại nhà

Khi xác định bị khô môi là bệnh gì sau thăm khám với bác sĩ không phải bệnh nghiêm trọng. Bạn có thể áp dụng các cách khắc phục tình trạng này tại nhà. Cụ thể với các hướng xử lý sau:

Cách khắc phục tình trạng khô môi hiệu quả tại nhà
Cách khắc phục tình trạng khô môi hiệu quả tại nhà
  • Dầu dừa: Có chứa nhiều axit béo giúp bổ sung nước cho môi, làm mềm môi,… Bạn cần đun cách thủy dầu dừa trên bếp khoảng 2 phút, sau đó để nguội và thoa lên môi khoảng 10 phút. Kiên trì thực hiện 2 lần mỗi ngày sẽ giúp môi căng bóng và bớt khô hơn.
  • Mật ong: Có chứa các kháng khuẩn với tác dụng chữa lành tự nhiên. Bên cạnh đó, mật ong còn giúp dưỡng ẩm da hiệu quả.
  • Dưa leo: Hỗ trợ tiếp nước cho môi, nuôi dưỡng và làm mềm môi. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần thái mỏng dưa leo và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Sau đó đem chà lên môi khoảng 2 phút. Bên cạnh đó, bạn có thể đắp lên môi như mặt nạ và rửa sạch trong vòng 10 phút.
  • Nha đam: Có tính kết dính tự nhiên, hỗ trợ kết nối các tế bào da bong tróc, đem lại đôi môi mềm mịn. Ngoài ra, nha đam còn có khả năng làm mát, bảo vệ vùng da xung quanh. 
  • Trà xanh: Có chứa polyphenol với đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và bảo vệ môi khỏi tia bức xạ. Bạn nên áp túi trà xanh lên môi để giúp loại bỏ cảm giác bỏng rát ở khóe môi.
  • Bơ cao cao: Chứa axit béo giúp nuôi dưỡng và tiếp nước cho môi. Bạn nên thoa lên môi và để qua đêm.
  • Đường: Hỗ trợ loại bỏ tế bào chết trên môi, loại bỏ lớp da bong tróc và giúp môi mềm mại, linh hoạt hơn. Cách pha: Hòa 1 thìa cà phê đường với dầu oliu, mật ong. Lấy hỗn hợp đem chà nhẹ lên môi theo chuyển động tròn. Cuối cùng rửa sạch lại với nước ấm.
  • Tinh dầu vani: Đóng vai trò tại chút hương vị cho hỗn hợp. Bạn hòa 2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê baking soda. Sau đó cho 2 thìa cà phê dầu oliu cùng ¼ thìa cà phê tinh dầu vani. Lấy hỗn hợp thoa lên môi, cha nhẹ trong vòng 1 phút và rửa lại với nước ấm.

Hy vọng với các thông tin trên đã giúp giải đáp đến bạn việc bị khô môi là bệnh gì. Thực tế đây không phải bệnh lý gì nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cần chú ý và cải thiện tình trạng sớm nhất, tránh gây ảnh hưởng quá trình sinh hoạt và ăn uống thường ngày. Thăm khám với bác sĩ nếu bạn áp dụng cách điều trị tại nhà không hiệu quả. Thông qua đó, bác sĩ sẽ có hướng kiểm tra và đưa phác đồ điều trị an toàn nhất.

Yến Nhi

chat zalo
messenger