Bệnh sạch sẽ là gì – Làm sao nhận biết có mắc bệnh không?

bệnh sạch sẽ là gì

Bệnh sạch sẽ thường làm cho con người trở nên ưa sạch sẽ, cực kỳ kỹ lưỡng, và siêu khó khăn. Song, nhiều người vẫn không nhận biết mình mắc bệnh và vẫn thờ ơ. Vậy bệnh sạch sẽ là gì? Các triệu chứng, dấu hiệu nhận biết như thế nào để có cách phòng ngừa phù hợp. Hãy cùng My Auris tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé. 

Bệnh sạch sẽ là gì? 

Bệnh sạch sẽ còn được gọi là hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chất (Obsessive-Compulsive Disorder – OCD). Những người mắc hội chứng này có những suy nghĩ ám ảnh và thực hiện các hành vi cưỡng chế để giảm căng thẳng. 

  • Ám ảnh là những suy nghĩ, hình ảnh hoặc thôi thúc liên quan đến một vấn đề cụ thể mà xuất hiện một cách lắp đi lặp lại trong tâm trí, gây ra cảm giác lo âu, sợ hãi và khó chịu. Các cảm giác này thường không thể kiểm soát và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. 
  • Hành vi cưỡng chế là những hành động lặp đi lặp lại mà họ cảm thấy buộc phải thực hiện, dù biết rằng chúng không thực sự cần thiết hoặc không có ý nghĩa thực sự. Chẳng hạn, người ưa sạch sẽ đến nỗi phải rửa tay liên tục hoặc kiểm tra cửa đã khóa chưa nhiều lần mới giảm bớt cảm giác lo lắng. 

OCD có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh, làm giảm hiệu suất làm việc, học tập, giao tiếp xã hội. Điều quan trọng là cần biết triệu chứng sớm để tham khảo ý kiến bác sĩ tư vấn để kiểm soát tình trạng này hiệu quả. 

bệnh sạch sẽ là gì
Bệnh sạch sẽ là gì?

Dấu hiệu nhận biết bệnh sạch sẽ 

Hai dấu hiệu nhận biết điển hình cho bệnh sạch sẽ là sạch sẽ quá mức và bệnh ngăn nắp. Bên cạnh đó, còn nhiều dấu hiệu khác nhận biết bệnh này cụ thể như sau:

Rửa tay quá kỹ 

Một trong những biểu hiện thường thấy của hội chứng OCD là thói quen rửa tay quá nhiều lần cần thiết. Nhiều người có thể dành nhiều thời gian rửa tay và lau chùi cẩn thận từng bộ phận nhỏ trên cơ thể. 

Hoặc, họ có thể sử dụng dung dịch khử trùng nhiều lần và luôn cảm thấy không thỏa mãn với hành động này của mình. 

Xuất hiện cảm giác phải kiểm tra mọi thứ

Người mắc bệnh OCD thường trải qua cảm giác ám ảnh và thôi thúc liên quan đến việc kiểm tra mọi thứ xung quanh. Ngay cả khi thực hiện một hành động hay hoàn thành nhiệm vụ nào đó, họ cũng bất an, lo lắng phải kiểm tra đi lại nhiều lần. Chẳng hạn, việc tắt điện cũng phải kiểm tra nhiều lần cho đến khi họ cảm thấy an tâm. 

Luôn dọn dẹp nhà cửa và theo nguyên tắc 

Người mắc hội chứng OCD thường thiết lập các nguyên tắc cụ thể về việc dọn dẹp nhà cửa. Họ có thể đặt ra các quy tắc như dọn dẹp nhà cửa mỗi ngày, giữ quần áo dơ không quá 3 ngày, rác phải đặt đúng nơi quy trình hoặc đảm bảo nhà cửa lúc nào cũng trong trạng thái sạch sẽ. Người bệnh cảm thấy bắt buộc phải làm và không thể bỏ qua hay thay đổi. 

Ngoài sạch sẽ, người mắc chứng OCD còn xuất hiện một số triệu chứng:

  • Nỗi ám ảnh về những con số
  • Khả năng tổ chức tốt
  • Bị ám ảnh về tình dục
  • Luôn dằn vặt về các mối quan hệ 
  • Ghét soi gương. 
bệnh sạch sẽ là gì
Dấu hiệu nhận biết bệnh sạch sẽ

Nguyên nhân gây ra bệnh OCD 

Nguyên nhân gây ra hội chứng ám ảnh cưỡng chế OCD vẫn đang là lĩnh vực nghiên cứu phức tạp và chưa có câu trả lời cuối cùng. Tuy nhiên, các nhà khoa học và chuyên gia tâm lý đã đưa ra một số yếu tố có thể thúc đẩy bệnh này: 

  • Yếu tố di truyền: Di truyền đóng vai trò quan trọng dẫn đến mắc chứng OCD. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh thì con cái sau này có nguy cơ mắc bệnh cao. 
  • Yếu tố hóa học não bộ: Sự thay đổi trong hoạt động của các chất truyền thần kinh như serotonin và dopamine có thể có liên quan đến OCD. Tình trạng thiếu hụt serotonin có thể ảnh hưởng đến quá trình truyền tải thông tin trong não, góp phần tạo điều kiện xuất hiện triệu chứng của ám ảnh cưỡng chế. 
  • Yếu tố tâm lý: Một số sự kiện tâm lý có thể gây ảnh hưởng đến tâm trạng, dẫn đến hội chứng ám ảnh cưỡng chế. 
  • Yếu tố sinh lý: Một số người có dấu hiệu rối loạn tâm trạng như lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần có thể mắc OCD cao hơn. 
bệnh sạch sẽ là gì
Nguyên nhân gây ra bệnh OCD

Phương pháp chẩn đoán bệnh OCD 

Chẩn đoán bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD cần được thực hiện bởi chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần: 

  • Đánh giá tâm lý: Chuyên gia tâm lý sẽ xem qua các triệu chứng, suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của người bệnh để xem xét liệu có ám ảnh hoặc hành vi cưỡng chế nào đang ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày không.
  • Sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán: Bác sĩ sẽ dựa vào cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thành được biên soạn bởi APA để chẩn đoán. DSM-5 liệt kê các tiêu chí cụ thể để xác định liệu triệu chứng của người bệnh có đáp ứng đủ điều kiện hội chứng ám ảnh cưỡng chế không. 
  • Khám sức khỏe thể chất
  • Loại trừ các rối loạn khác: Hội chứng của OCD có thể tương tự với các rối loạn tâm thần khác nên việc loại trừ các rối loạn khác là điều khá quan trọng trong chẩn đoán chính xác bệnh.
bệnh sạch sẽ là gì
Phương pháp chẩn đoán bệnh OCD

Cách điều trị bệnh sạch sẽ 

Có 2 cách điều trị phổ biến nhất thường được áp dụng để điều trị cho người mắc hội chứng OCD bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) hoặc clomipramine, cộng với thuốc tăng cường (nếu cần).
  • Các kỹ thuật trị liệu nhận thức (ví dụ, tái cấu trúc nhận thức) cũng có thể hữu ích trong việc làm tiêu giảm các triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Trên đây là những thông tin về

, mong rằng mọi người hiểu hơn về bệnh này và thăm khám sớm nhất ngay khi có triệu chứng nghi ngờ. Việc kiểm soát triệu chứng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người tốt hơn. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger