Làm răng sứ có đau không – 6 lý do gây đau phổ biến

làm răng sứ có đau không

Làm răng sứ ngày càng được nhiều người đón nhận và thực hiện nhằm cải thiện diện mạo răng, nâng cấp nụ cười. Song, có khá nhiều trường hợp làm răng sứ bị đau, gặp phải biến chứng nên đa phần khách hàng lo lắng. Vậy làm răng sứ có đau không? Để giải đáp chi tiết vấn đề này, hãy cùng My Auris tìm hiểu bài viết sau đây nhé.

Làm răng sứ có đau không? 

Theo các bác sĩ nha khoa, làm răng sứ là thủ thuật thẩm mỹ đơn giản, không cầu kỳ, không mất nhiều thời gian. Đồng thời, không gây đau hay bất kỳ sự khó chịu nào. Bên cạnh đó, trước khi mài răng thật, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê nên trong suốt quá trình thực hiện sẽ không gây đau nhức, ê buốt cho khách hàng. 

Làm răng sứ là phương pháp sử dụng mão sứ đã được chế tác hình dáng, kích thước tương tự như răng thật lắp cố định lên cùi răng đã mài. Sau khi làm răng sứ, các răng này hoạt động và thực hiện chức năng của răng thật, bao gồm ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ,… 

 làm răng sứ có đau không
Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê nên trong suốt quá trình thực hiện sẽ không gây đau nhức

Đọc thêm: Thời gian làm răng sứ mất bao lâu?

Vì sao làm răng sứ bị đau?

Sau khi hết thuốc tê, có thể sẽ xuất hiện cảm giác đau, ê nhẹ trong 1-2 đầu và thuyên giảm sau 3-5 ngày. Song, cảm giác đau này còn tùy vào mỗi người bởi có người có khả năng chịu đau lớn hầu như không thấy đau. 

Trường hợp sau làm răng sứ ê nhức, đau buốt kéo dài do một số nguyên nhân phổ biến sau: 

Răng yếu và cơ địa nhạy cảm 

Với những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm và nền răng yếu, sau khi mài răng làm sứ thì đau nhức là điều không thể tránh khỏi. Có trường hợp sẽ thuyên giảm và hết sau thời gian dài. Hoặc có trường hợp dai dẳng, khó thích nghi. 

Vì thế, với những người có răng nhạy cảm, răng yếu nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi làm răng. 

Viêm tủy nhưng không điều trị

Trường hợp khách hàng bị viêm tủy mà bác sĩ không điều trị hoặc điều trị chưa triệt để trước khi làm răng sứ sẽ gây đau nhức kéo dài. Bởi vì quá trình viêm vẫn diễn ra làm cho tủy bị hoại tử, vi khuẩn lan rộng và kích ứng dây thần kinh. 

Bệnh lý răng miệng chưa điều trị hoặc chưa được điều trị triệt để 

Những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… cũng cần được điều trị và kiểm soát triệt để trước khi tiến hành làm răng sứ. Nếu không được điều trị triệt để, vi khuẩn tiếp tục phát triển và tấn công sâu vào tủy răng, các răng lân cận gây nhiễm trùng, viêm nhiễm, áp xe. Điều này không chỉ gây đau nhức kéo dài mà còn rụng cả răng thật. 

Bác sĩ kém tay nghề, phục hình không đúng kỹ thuật 

Nếu bác sĩ không đủ chuyên môn, kém tay nghề, thiếu kinh nghiệm thực tế có thể mài răng quá nhiều hoặc dễ xảy ra sai sót trong quá trình làm răng. Cấu trúc mô răng sẽ không thể phục hồi, việc mài răng nhiều dẫn đến xâm lấn lớn làm cho răng nhạy cảm, yếu đi. Từ đó, đau nhức, ê buốt là điều không thể tránh khỏi. 

Bên cạnh đó, bác sĩ thiếu kinh nghiệm sẽ không xử lý tốt các tình huống phát sinh trong quá trình điều trị, trồng răng. Điều này cũng có thể gây nhiễm trùng, biến chứng và đau nhức dữ dội sau làm răng sứ. 

Răng sứ kém chất lượng

Chất lượng của vật liệu răng sứ kém, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo tính dẫn nhiệt tốt cũng làm cho răng bị ê buốt khi ăn nhai sau làm răng sứ.

Chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng 

Sau khi làm răng mà ăn uống không khoa học, ăn uống quá nhiều đồ cứng dai hoặc quá lạnh, quá nóng sẽ làm răng nhạy cảm và đau nhức nhiều. Đồng thời, việc vệ sinh răng miệng không kỹ cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn, mảng bám còn sót trong khoang miệng tấn công răng dẫn đến bệnh lý. Từ đó, đau nhức là điều không thể tránh khỏi. 

 làm răng sứ có đau không
Ê nhẹ trong 1-2 đầu và thuyên giảm sau 3-5 ngày

Như vậy, làm răng sứ bị đau đến từ nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Vì thế, khi làm răng sứ, khách hàng nên lựa chọn nha khoa uy tín, tìm hiểu kỹ về bác sĩ, chất lượng răng sứ cũng như có chế độ chăm sóc răng miệng thật tốt. 

Đọc thêm: Bảng giá làm răng sứ thẩm mỹ được ưa chuộng

Làm răng sứ có gây chảy máu không? 

Bên cạnh việc làm răng sứ có đau không, có nhiều khách hàng quan tâm và lo sợ làm răng sứ chảy máu. Song, làm răng sứ chỉ thực hiện trên phần cứng của răng mà không có bất kỳ sự tác động, xâm lấn đến mô mềm hay ổ chân răng nên không gây chảy máu. 

Nếu có hiện tượng chảy máu xảy ra, có thể là do bác sĩ mài răng không đúng kỹ thuật, sử dụng dụng cụ không khéo làm tổn thương đến mô nướu hoặc gây viêm. Từ đó, vừa gây đau nhức vừa xảy ra tình trạng chảy máu. 

Ngoài ra, với những trường hợp chảy máu sau khi làm răng do chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng không đúng cách. Việc chải răng quá mạnh, đánh răng không đúng kỹ thuật sẽ gây tổn thương nướu và chảy máu chân răng. Hoặc các thức ăn cứng, giòn cũng dễ gây xước, tổn thương nướu và mô mềm. 

 làm răng sứ có đau không
Đánh răng không đúng kỹ thuật sẽ gây tổn thương nướu và chảy máu chân răng

Làm răng sứ bị đau phải làm sao?

Như đã đề cập, sau khi làm răng vẫn sẽ gây đau nhẹ trong vòng 1-3 ngày đầu. Trong khoảng thời gian này, người làm răng cần chú ý thực hiện biện pháp giảm đau cũng như chăm sóc răng miệng thật tốt: 

  • Dùng nước muối súc miệng: Nước muối có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn rất tốt, sẽ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn, mảng bám tồn đọng trong khoang miệng. 
  • Chườm đá: Đây là giải pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà giúp răng sứ đỡ còn ê buốt, khó chịu. Sử dụng túi chườm hoặc khăn vải mềm bọc đá chườm lên vùng má bị đau răng. Lưu ý là chườm đá vào khu vực gần răng sứ, không nên chườm trực tiếp lên vị trí gắn răng sứ. 
  • Uống thuốc giảm đau: người trồng răng nên tham khảo bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau phù hợp. Tuyệt đối không sử dụng quá liều hay lạm dụng thuốc giảm đau.  
  • Dùng hàm bảo vệ răng: trường hợp răng ê buốt, đau nhức do thói quen nghiến răng thì người trồng răng nên dùng hàm bảo vệ răng, để hạn chế sự va chạm giữa các răng với nhau. 
  • Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng nhưng hạn chế thức ăn quá cứng, quá dai cần tác động lực nhai lớn. Đồng thời cũng hạn chế thức ăn, thức uống quá nóng, quá lạnh trong thời gian răng đang thích nghi. 
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương răng sứ, mô mềm. 
 làm răng sứ có đau không
Làm răng sứ bị đau phải làm sao?

Trường hợp làm răng sứ lâu năm bị đau phải làm sao? 

Nếu làm răng sứ lâu năm bị đau nhức thì mọi người đừng vội lo lắng. Lúc này, mọi người không nên tự ý dùng thuốc giảm đau tại nhà bởi chưa tìm hiểu nguyên nhân gây đau là gì. 

Cách an toàn và hiệu quả nhất là đến nha khoa đã làm răng trước đó để được thăm khám, kiểm tra. Các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa ra cách điều trị phù hợp nhất. 

Sau thời gian sử dụng, có thể răng sứ bị dịch chuyển, lệch lạc không còn ôm sát vào nướu hay bị rò rỉ keo dán sẽ được bác sĩ điều chỉnh. Nếu bị đau nhức do chế độ ăn uống, vệ sinh thì bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc đúng cách. Trường hợp phát sinh bệnh lý, bác sĩ sẽ phải tháo mão sứ và điều trị triệt để mới lắp mão sứ lại. 

 làm răng sứ có đau không
Trường hợp làm răng sứ lâu năm bị đau phải làm sao?

Trên đây là những thông tin về làm răng sứ có đau không, hy vọng mọi người giải đáp được thắc mắc cũng như có thêm kiến thức hữu ích. Lời khuyên của bác sĩ nha khoa vẫn là nên lựa chọn nha khoa uy tín, đảm bảo chất lượng, hội tụ tiêu chí từ tay nghề bác sĩ, phòng khám, máy móc, chất lượng răng sứ,… Hãy liên hệ nha khoa My Auris để được tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.

Anh Thy 

chat zalo
messenger