Bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không

Rối loạn tiền đình là hội chứng thường gặp, nhiều trường hợp gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như chấn thương hay đột quỵ,..Nếu người bệnh không thăm khám kịp thời và chẩn đoán kịp thời có thể gây ra tác hại nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy, bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có phương án điều trị phù hợp nhất nhé!

Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh 

Rối loạn tiền đình là tình trạng bệnh gây ra mất thăng bằng tư thế do tổn thương liên quan đến hệ thống tiền đình. Hệ tiền đình nằm trong những bộ phận ở tai trong và não có chức năng giữ thăng bằng, duy trì tư thế. Nhờ đó, đảm bảo phối hợp cử động giữ toàn thân, mắt và đầu.

Điển hình xuất hiện khi rối loạn tiền đình chính là chóng mặt, mất thăng bằng. Các triệu chứng này thường lặp đi lặp lại, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Hơn thế nữa, tình trạng bệnh rối loạn tiền đình không phải là bệnh thứ phát mà còn là hậu quả của các bệnh khác. Gồm:

  • Do thiếu máu não, điều này sẽ dẫn đến việc lượng máu cung cấp cho cơ quan tiền đình bị giảm sút;
  • Tổn thương dây thần kinh số 8 như u dây thần kinh số 8, viêm dây thần kinh số 8 do virus,..
  • Tổn thương ở tai: Như viêm tai trong, tai giữa do vi khuẩn hoặc virus, bệnh Meniere,. hoặc nhiễm độc tai do thuốc.
  • Bất thường về mạch máu não, u não, sau khi đột quỵ,..
  • Do các bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tuyến giáp, suy thận mạn,..
  • Đột quỵ: Rối loạn tiền đình nếu không điều trị kịp thời và có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ nhồi máu não.
bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình

Bệnh rối loạn tiền đình có bao nhiêu loại?

Bệnh rối loạn tiền đình gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người già. Ngày nay, với áp lực từ công việc và cuộc sống, bệnh rối loạn tiền đình đang có xu hướng dần bị trẻ hóa.

Có 2 loại rối loạn rối loạn tiền đình thường gặp là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương:

  • Rối loạn tiền đình ngoại biên: Nguyên nhân thường gặp là do viêm dây thần kinh tiền đình (như virus Zona, thủy đậu, quai bị), rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, tăng ure huyết, suy giáp,..), tác dụng phụ của thuốc (streptomycin, gentamycin,..), rượu, ma túy.
  • Rối loạn tiền đình trung ương: Nguyên nhân thường gặp do thiểu năng tuần hoàn sống nền, hạ huyết áp khi sai tư thế, xơ cứng rải rác, u tiểu não, chấn thương, nhức đầu Migraine gây ra , bệnh Parkinson, tai biến mạch máu não,..

Bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày hoặc cũng có thể kéo dài vài ngày, tái phát nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc của người bệnh mà còn gây ra biến chứng nguy hiểm khác. Hơn thế nữa, bệnh rối loạn tiền đình có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Rối loạn khi cảm giác lo âu, trầm cảm gây ra. Các triệu chứng rối loạn tiền đình chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng,..
  • Bị chấn thương: Người bệnh có thể bị té ngã khi mất thăng bằng đi đứng gặp khó khăn. Việc té ngã dẫn đến những chấn thương không mong muốn, nhất là khi tham gia giao thông, lúc thức dậy vào đêm khuya, khi làm việc ở nơi có độ cao.
bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không
Các biến chứng nguy hiểm rối loạn tiền đình gây đột quỵ

Các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình được áp dụng phổ biến 

Rối loạn tiền đình có nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là những đang điều khiển phương tiện giao thông hoặc làm việc trên cao. Do vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm là điều rất quan trọng. Phương pháp vật lý trị liệu, thay đổi lối sống và dùng thuốc điều trị sẽ là ba trụ cột trong việc điều trị rối loạn tiền đình.

Điều trị không dùng thuốc (có thể áp dụng tại nhà)

Đây là phương pháp trị liệu chuyên biệt nhằm giảm bớt hậu quả do rối loạn tiền đình. Hơn thế nữa, liệu pháp này thường được chỉ định cho bệnh nhân bị chóng mặt tăng lên khi đi chuyển vòng quanh, đặc biệt là thay đổi tư thế của phần đầu. Ngoài ra, tình trạng chóng mặt khi ở các môi trường kích thích thị giác như trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim hay xem TV. 

Thông thường, phương pháp điều trị này thường áp dụng một số bài tập ở đầu, tay, chân. Với mục tiêu của bài tập là thông qua việc lặp đi lặp lại  các động tác cụ thể hoặc các kích thích thị giác gây chóng mặt cho bệnh nhân với cường độ giảm nhẹ.

  • Thở chậm: Mỗi nhịp từ 4 – 6 giây, hãy thả lỏng cơ thể trước khi bắt đầu. Sau đó, nhẹ nhàng nhún vai và xoay tròn vài vòng.
  • Lắc, nhắm mắt: Thực hiện bài tập lắc đầu & nhắm mắt khi nhắm mắt khoảng 10 lần trong 10 giây. Lặp lại 2 lần trong ngày.
  • Gật đầu và nhắm mắt: Thực hiện bài tập gật đầu khi nhắm mắt, 10 lần trong 10 giây, Lặp lại 2 lần trong mỗi chu kỳ.

Điều trị sử dụng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ) 

Việc sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn tiền đình sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân ở giai đoạn cấp tính hay mạn tính. Với giai đoạn cấp tính thì nên ưu tiên các loại thuốc điều trị các triệu chứng như giảm chóng mặt và buồn nôn. Ngược lại, giai đoạn mạn tính thì các liệu pháp phục hồi tiền đình được ưu tiên hơn so với việc dùng thuốc.

bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không
Chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày

Bệnh rối loạn tiền đình có chữa được không?

Bệnh rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi và tránh tái phát nhiều lần. Nếu người bệnh thực hiện điều trị đúng theo chiều hướng tích cực. Người bệnh không nên tự ý mua tự thuốc vì có thể gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vì thế, người bệnh cần phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ về rối loạn tiền đình.

Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh nên luyện tập thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ giúp lưu thông khí huyết, đồng thời giảm thiếu máu lên não. Trong trường hợp người cao tuổi bị chóng mặt, kèm theo nhức đầu đột ngột, sốt cao,.. thì nên đi bệnh khám vì có thể ảnh hưởng tiêu cực của rối loạn tiền đình. Hơn thế nữa, bệnh nhân nên điều trị mạn tính gây ra rối loạn tiền đình như huyết áp thấp, tăng huyết áp, tăng mõ máu,..theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Đề điều trị rối loạn tiền đình cần phải chú ý đến một số cần phải kiêng khem trong ăn uống nhưng không quá thoái hóa để tránh bị suy dinh dưỡng. Người cao tuổi mắc bệnh không nên lạm dụng rượu bia, cần phải uống đủ nước hằng ngày. Hơn thế nữa, người lớn tuổi cũng nên tắm rửa bằng nước ấm trong buồng kín gió, giữ ấm cơ thể trong mùa đông lạnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải luyện tập thể dục thường xuyên, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày khoang 60 phút, tránh ngồi quá lâu ở một vị trí mà không thay đổi tư thế.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Nếu bạn có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua Fanpage hoặc đến trực tiếp nha khoa để được tư vấn cặn kẽ và chi tiết.

Kim Dung

chat zalo
messenger