Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn yếu nên khả năng bảo vệ không cao. Điều này làm cho trẻ nhỏ dễ mắc bệnh vặt và sốt. Và trong quá trình mọc răng, trẻ nhỏ cũng có biểu hiện sốt. Lúc này, các mẹ cần phân biệt sốt do bệnh hay do mọc răng để có cách chăm sóc trẻ tốt nhất. Để hiểu hơn về tình trạng bé mọc răng bị sốt, hãy cùng My Auris theo dõi bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Vì sao bé mọc răng bị sốt?
Đối với các em bé phát triển bình thường, chiếc răng đầu tiên thường xuất hiện khi bé khi 3-6 tháng tuổi. Thực tế, có trường hợp bé mọc răng sớm hoặc muộn hơn so với thời gian chuẩn. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của trẻ nên bố mẹ đừng quá lo lắng. Với trường hợp trẻ đến 18 tháng mà vẫn chưa mọc răng thì bố mẹ nên đưa bé đi kiểm tra.
Trong quá trình mọc răng, bé có nhiều biểu hiện, thường nhất là sốt. Theo các bác sĩ, sốt do mọc răng là phản ứng bình thường của cơ thể. Nguyên nhân chính là do răng tách nướu để mọc lên trên, gây tổn thương nướu làm cho nướu sưng đỏ và viêm.
Khi cơ thể bị viêm, cơ chế miễn dịch tự động khởi động và huy động tế bào bạch cầu chống lại viêm nhiễm, các yếu tố gây hại cơ thể. Chính hành động này làm cho thân nhiệt trong cơ thể tăng cao. Vì thế, trẻ nhỏ mọc răng rất dễ bị sốt.
Phân biệt bé mọc răng bị sốt với sốt thông thường
Cơ thể trẻ nhỏ nhạy cảm, hệ miễn dịch còn yếu nên rất dễ bị bệnh và gây sốt. Nếu bố mẹ không theo dõi thường xuyên có thể nhầm lẫn sốt do mọc răng và sốt thông thường. Điều này, làm cho các mẹ không biết cách chăm sóc trẻ tốt.
Điểm chung của hai hiện tượng sốt là thân nhiệt của bé tăng cao hơn bình thường đi kèm với trạng thái mệt mỏi, quấy khóc, kém ăn, bỏ bú. Song, nếu theo dõi triệu chứng thì sốt do mọc răng và sốt thông thường có sự khác biệt:
Sốt do mọc răng
Các bé khi bắt đầu mọc răng có những triệu chứng rất đặc trưng như chảy dãi nhiều, phần nướu sưng, đỏ, và bé có thể cảm thấy đau nhức, khó chịu. Lúc này, bé luôn tỏ ra cáu kỉnh, hay quấy khóc.
Bên cạnh đó, bé mọc răng cũng hay có thói quen cắn, gặm đồ vật bởi nướu răng của bé ngứa, khó chịu. Đồng thời, trong thời gian mọc răng, bố mẹ cũng có thể thấy trẻ mệt mỏi, lừ đừ và ngủ nhiều hơn bình thường. Đặc biệt, sốt do mọc răng nhiệt độ không quá cao, chỉ sốt nhè nhẹ.
Sốt thông thường
Khi sốt thông thường, thân nhiệt của bé thường cao từ 38 độ trở lên, kèm với đó là những triệu chứng bệnh như sổ mũi, ho, đổ mồ hôi trộm, nôn ói,… Trong các trường hợp này, em bé vô cùng mệt mỏi và uể oải.
Tùy vào mức độ và loại bệnh mà sốt cao hoặc nhẹ. Thực tế, một số nguyên nhân chính thường gặp gây sốt ở trẻ nhỏ là cơ thể bị nhiễm virus, nhiễm khuẩn, rối loạn miễn dịch,…. Hoặc một số bé cũng bị sốt sau khi tiêm vaccine.
Như vậy, bố mẹ cần phân biệt cơn sốt cũng như các triệu chứng của bé để có cách chăm sóc và khắc phục phù hợp nhất.
Các dấu hiệu nhận biết bé mọc răng
Mọc răng là một trong những thời điểm đánh dấu sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Song, mỗi chiếc răng mọc lên đều là cả quá trình ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, bố mẹ nên nhận biết dấu hiệu và có những chuẩn bị thật tốt để chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng.
Bên cạnh sốt nhẹ, bé mọc răng còn xuất hiện các triệu chứng sau đây:
Trẻ chảy nước dãi nhiều
Trẻ nhỏ thường chảy nước dãi nhưng ở giai đoạn chuẩn bị mọc răng hoặc đang mọc răng, nước dãi trong khoang miệng sẽ nhiều hơn. Đồng thời, khả năng nuốt nước bọt của trẻ chưa hoàn thiện nên nước dãi chảy nhiều có thể thấm ướt hết quần áo.
Nướu đau và sưng
Khi chiếc răng đẩy lên thì phần nướu sẽ bị tách ra, sưng đỏ và gây đau. Điều này làm cho trẻ khóc nhiều, hay đưa ra hay đồ vật vào trong miệng. Chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên là đau nhất.
Trẻ hay nhai, cắn
Răng trồi lên làm cho trẻ khó chịu nên thường nhai cắn mọi thứ xung quanh. Bất cứ vật gì trẻ cầm nắm hay bắt lấy được cũng đều đưa vào miệng cắn.
Bỏ bú, ít ăn
Cơn đau răng, lợi thường xuyên làm trẻ khó chịu dẫn đến quấy khóc nhiều hơn. Đồng thời, trẻ cũng ăn không ngon, bỏ ăn, bỏ bú.
Trẻ mất ngủ
Cơn đau không chỉ làm chỉ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ, đặc biệt là giấc ngủ đêm của trẻ. Trẻ dễ bị giật mình, quấy khóc.
Thông thường, sốt cũng như các triệu chứng mọc răng của trẻ thường xảy ra khoảng 3-5 ngày. Khi răng nhú lên khỏi lợi hoàn toàn, 5-7 ngày sau triệu chứng mọc răng sẽ giảm. Lúc này, trẻ khỏe hơn, có thể ăn uống, vui chơi như bình thường.
Cách chăm sóc khi bé mọc răng
Để giảm đau và thuyên giảm sốt, khó chịu cho bé, các chuyên gia khuyên các ông bố bà mẹ thực hiện một số cách sau:
- Dùng khăn lạnh: Sử dụng khăn ẩm nhúng nước lạnh hoặc bọc đá viên lau nhẹ nhàng trên miệng, nướu cho bé. Nhiệt độ thấp giúp giảm sưng đau hiệu quả.
- Giảm sốt cho bé: Khi bị sốt, các mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt phù hợp với độ tuổi, đúng liều lượng hướng dẫn của dược sĩ. Ngoài ra, các mẹ có thể lau người cho bé bằng nước ấm, mặc quần áo thoáng mát, chất liệu dễ thấm hút mồ hôi, dễ chịu.
- Cho trẻ uống nhiều nước: Các mẹ liên tục cho trẻ uống nước ấm để phòng mất nước. Nếu trẻ không bú bình, các mẹ sử dụng muỗng đút cho trẻ.
- Thường xuyên lau sạch nước dãi chảy quanh miệng cho trẻ bằng khăn mềm. Điều này giúp vệ sinh và ngăn ngừa tình trạng nổi mẩn, phát ban quanh cằm, cổ. Nếu bé chảy nước nhiều, các mẹ cân nhắc cho bé đeo yếm và thoa kem chống hăm.
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ thật kỹ: Sau mỗi lần uống sữa, ăn bột, các mẹ nên dùng khăn mềm lau sạch nướu và lưỡi cho trẻ. Các mẹ chú ý lau nhẹ nhàng và cách bữa ăn khoảng 30 phút – 1 tiếng đồng hồ để tránh làm trẻ nôn bữa ăn trước đó.
- Cho trẻ ngậm ti giả: Nếu trẻ đau nướu, khó chịu, quấy khóc, các mẹ có thể chọn loại ti giả phù hợp cho trẻ ngậm.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Dù bé biếng ăn, bỏ ăn, các mẹ cũng nên xây dựng chế độ ăn hợp lý, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể bé.
Ngoài ra, nếu trẻ sốt cao liên tục, có những triệu chứng như co giật hoặc tiêu chảy, nôn mửa, phát ban, ngủ li bì, lơ mơ,…. hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và khắc phục sớm nhất.
Trên đây là những thông tin về bé mọc răng bị sốt, hy vọng các bố mẹ có thêm kinh nghiệm bổ ích trong chăm sóc con nhỏ. Nếu vẫn còn lo lắng, hãy đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở nha khoa uy tín thăm khám ngay nhé.
Anh Thy