Bé bị sâu răng hàm – 4 nguyên nhân ảnh hưởng phổ biến

Bé bị sâu răng hàm - 4 nguyên nhân ảnh hưởng phổ biến

Sâu răng là tình trạng khá phổ biến ở các em nhỏ. Điều này không những gây ảnh hưởng tính thẩm mỹ cho răng hàm mà còn khiến các bé thường xuyên có cảm giác đau nhức, ảnh hưởng quá trình ăn nhai và vệ sinh mỗi ngày. Nếu cha mẹ đang lo lắng về tình trạng bé bị sâu răng hàm nên làm gì thì những thông tin có trong bài viết này – Nha khoa My Auris sẽ giúp bạn có được giải đáp chính xác nhất.

Nguyên nhân bé bị sâu răng hàm phổ biến hiện nay 

Việc hiểu rõ các nguyên nhân khiến bé bị sâu răng hàm sẽ giúp cho cha mẹ có thể kiểm soát tình trạng. Đồng thời tăng cường khả năng phòng ngừa, xử lý sâu răng một cách hiệu quả.

Nguyên nhân bé bị sâu răng hàm phổ biến hiện nay 
Nguyên nhân bé bị sâu răng hàm phổ biến hiện nay

Quá trình bé vệ sinh răng miệng thường ngày không đúng cách 

Phần lớn, phụ huynh thường có xu hướng xem nhẹ việc hướng dẫn con cái trong quá trình vệ sinh và chăm sóc sức khỏe răng miệng. Họ xem rằng các răng sữa sẽ thay mới sau khi bé lớn lên. Tuy nhiên, điểm này là suy nghĩ sai lầm – Góp phần tạo ra nhiều trường hợp bé bị sâu răng, đặc biệt là vị trí răng hàm.

Các bé từ 5 tuổi có thể ăn theo chế độ như người lớn, các bé ăn nhiều và không tuân thủ đúng số lần vệ sinh răng miệng. Điều này dẫn đến sự tích tụ các mảng bám trên răng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho vi khuẩn có thể phát triển, gây hại không tốt cho răng.

Tình trạng sức khỏe của các bé 

Có một số bé bị sâu răng hàm bắt nguồn từ vấn đề sức khỏe tổng quát. Sẽ có một số nguyên nhân cụ thể liên quan đến sức khỏe, gây sâu răng cho các bé:

  • Dị ứng (mãn tính): Một số trẻ bị dị ứng mãn tính, thường sẽ bị sâu răng hàm. Tình trạng dị ứng này có thể làm giảm sự tiết dịch nước bọt, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây tình trạng sâu răng.
  • Thở bằng miệng: Các bé thường xuyên thở bằng miệng sẽ có nguy cơ cao hơn trong việc bị sâu răng. Việc thở bằng miệng sẽ làm giảm lượng nước bọt trong khoang miệng, làm cho miệng khô hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
  • Thiếu các chất dinh dưỡng: Sắt, canxi,… bị thiếu sẽ có nguy cơ cao các bé bị sâu răng. Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng đối với sự phát triển, khả năng duy trì sức khỏe răng miệng.

Trẻ bị thiếu Fluoride

Fluoride là chất khoáng tự nhiên với tác dụng bảo vệ, tái tạo mô răng trong giai đoạn ban đầu. Thường có nhiều Fluoride trong nước và các loại thực phẩm. Bên cạnh đó, kem đánh răng cũng có Fluoride nhằm tăng cường sức khỏe răng miệng và ngăn tình trạng sâu răng.

Thói quen ăn uống mỗi ngày thiếu khoa học 

Thói quen ăn uống mỗi ngày thiếu khoa học 
Thói quen ăn uống mỗi ngày thiếu khoa học

Các bé thường sẽ có xu hướng thích đồ ăn ngọt, tuy nhiên các thực phẩm nhiều đường và tinh bột sẽ không tốt cho sức khỏe răng miệng. Đường cùng chất tạo màu trong các thực phẩm sẽ bám vào răng, gây mòn men răng và tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn có thể tấn công đến răng.

Hơn nữa, sau khi ăn các loại đồ ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt có gas,… mà không súc miệng hay uống nước để làm sạch thì khả năng cao bé bị sâu răng sẽ diễn ra.

Dấu hiệu giúp nhận biết bé bị sâu răng 

Để giải quyết tình trạng bé bị sâu răng hàm được tốt nhất, cha mẹ cũng cần nắm được chính xác các dấu hiệu mà bé đang gặp phải. Theo các chuyên gia My Auris, sâu răng ở trẻ em sẽ phát triển theo các giai đoạn khác nhau, với những biểu hiện:

Dấu hiệu giúp nhận biết bé bị sâu răng 
Dấu hiệu giúp nhận biết bé bị sâu răng
  • Sâu răng mức độ nhẹ: Giai đoạn sâu răng chưa có lỗ sâu rõ rệt, mà biểu hiện phổ biến nhất là răng thay đổi màu sẵn. Cụ thể, trên bề mặt răng có thể xuất hiện các đốm trắng do vi khuẩn đang tấn công lớp men răng. Tuy nhiên sẽ khá khó nhận biết, vì vậy cha mẹ nên cho con thăm khám định kỳ với bác sĩ để có hướng xử lý tốt nhất.
  • Sâu răng mức độ trung bình: Giai đoạn đi kèm với việc bị mòn răng, biểu hiện là các lỗ sâu răng có màu nâu đen trên bề mặt răng. Các bé bị sâu răng có thể bị các cơn đau nhức tại nhiều vị trí tấn công, gây nhiều khó khăn trong ăn nhai và làm bé không muốn ăn nữa.
  • Sâu răng mức độ nặng: Khi tình trạng sâu răng đã tiến triển đến giai đoạn này thì các bé sẽ gặp những cơn đau nhức cực kỳ mạnh, số lượng cơn đau cũng tăng lên, đau liên tục. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào mô tủy răng thì các bé sẽ gặp những cơn đau nhức đến mức gây đau nhức đến não.

Bé bị sâu răng phải làm sao trong điều trị?

Răng sữa có vai trò quan trọng trong ăn nhai, hỗ trợ khả năng phát âm của bé. Bác sĩ luôn hướng đến mục tiêu duy trì sức khỏe và vẻ đẹp của hàm răng. Đối với các bé sẽ cần lỗ lực bảo tồn răng sữa tối đa để khi thay răng, các bé sẽ có được hàm răng mọc vĩnh viễn đẹp hơn, không bị khấp khểnh. Do đó, bé bị sâu răng hàm sẽ có các hướng điều trị sau:

Bé bị sâu răng phải làm sao trong điều trị?
Bé bị sâu răng phải làm sao trong điều trị?

Điều trị không cần nhổ răng 

Thay vì nhổ răng, có thể cho bé áp dụng một số phương pháp sau đối với các bé còn răng sữa:

  • Khám, điều trị tại trung tâm nha khoa trẻ em: Khi phát hiện các triệu chứng như ê buốt, đau nhức,… cha mẹ nên cho con thăm khám tại các trung tâm nha khoa để được bác sĩ hỗ trợ kiểm tra, đề xuất hướng xử lý tốt nhất. Trong quá trình này, bác sĩ cũng xem xét có nên nhổ răng cho bé hay không.
  • Tái khoáng cho răng sâu: Với những trường hợp sâu răng còn mới, tái khoáng răng sẽ giúp phục hồi hoàn toàn cho các bé mà không gây đau nhức. Bác sĩ sẽ sử dụng những loại vật liệu như: Canxi, flour, phosphate,… phủ lên lỗ răng sâu. Từ đó, giúp tái tạo men răng cũng như ngăn ngừa quá trình phát triển của vi khuẩn gây hại.
  • Trám răng: Trong những trường hợp sâu răng nặng hơn, cha mẹ nên tiến hành lấy tủy răng, sau đó trám bít lỗ sâu nhằm loại bỏ tình trạng viêm nhiễm cũng như vi khuẩn tấn công. 

Trường hợp nên nhổ răng sâu cho bé

Việc nhổ răng sữa sớm có thể làm ảnh hưởng sức khỏe răng miệng cho các bé, điển hình có thể làm chậm quá trình phát triển xương hàm, gây tình trạng hàm hẹp hay thiếu chỗ mọc răng.

Do đó, đối với các bé bị sâu răng hàm, các chuyên gia khuyến khích nên hạn chế nhổ răng trừ một số tình huống bắt buộc:

  • Răng sâu bị nhiễm trùng chân răng, gây nguy cơ thiếu men răng và áp xe trên ổ răng.
  • Răng sâu đã có dấu hiệu bị chết tủy hoàn toàn, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn nặng và lan xuống mầm răng vĩnh viễn bên dưới.
  • Răng sâu ở mức độ nặng, đã được điều trị nhiều lần nhưng không có tính cải thiện. Trong trường hợp này, bác sĩ cân nhắc nhổ răng để ngăn nhiễm trùng dần lan sang các răng sữa khác.

Hy vọng với những thông tin này có thể giúp bạn hiểu hơn về tình trạng bé bị sâu răng hàm (đối với trường hợp còn răng sữa). Việc thăm khám định kỳ sẽ là cách giúp bé được ngăn ngừa các tình trạng sâu răng một cách hiệu quả, hạn chế các biến chứng không mong muốn về sau. My Auris là cơ sở nha khoa uy tín mà bạn có thể tham khảo và đưa con đến thăm khám với bác sĩ chuyên môn, quá trình sẽ được hỗ trợ bởi các máy móc tiên tiến. Do đó, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, bảo tồn tối đa răng cho các bé hạn chế nhổ răng.

Yến Nhi

chat zalo
messenger