Răng hàm đảm nhận chức năng ăn nhai chính trên cung hàm. Các răng này có vấn đề sẽ cản trở ăn nhai, dẫn đến nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe răng miệng, cơ thể. Bên cạnh đó, trong nhân tướng học còn chỉ ra răng bị mẻ sẽ không mang điềm không tốt. Vậy bị mẻ răng hàm dưới điềm gì, hãy cùng My Auris giải đáp qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Tình trạng mẻ răng hàm dưới
Các răng hàm đóng nhiều vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe răng miệng và ăn nhai. Các răng hàm dưới bị mẻ sẽ khiến cho quá trình ăn nhai trở nên khó khăn. Bởi khi mẻ răng, các răng hàm dưới thường gây đau nhức, ê buốt khó chịu.
Các răng hàm dưới có kích thước lớn và nằm trong cung hàm. Nếu không phát hiện răng hàm bị mẻ hay có vấn đề, theo thời gian khiến tình trạng càng thêm nghiêm trọng. Lúc này, để bảo vệ răng miệng thì khả năng mất răng vĩnh viễn rất cao.
Bị mẻ răng hàm dưới điềm gì?
Bị mẻ răng hàm dưới điềm gì được nhiều người quan tâm bởi họ lo sợ ảnh hưởng đến tài lộc, vận mệnh trong tương lai. Theo nhân tướng học phương Đông, răng là bộ phận quan trọng như là gốc của con người. Nếu như bị mẻ răng là điềm không may mắn, trong tương lai gần sẽ phải đối mặt với các vấn đề hao tài, mất tiền, mất lộc và suy giảm sức khỏe.
Tuy nhiên, theo khoa học, tình trạng mẻ răng không phải là điềm gì mà đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng có vấn đề. Đây là lời nhắc mọi người nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng càng sớm càng tốt.
Bởi răng mẻ có thể nhiều nguyên nhân gây ra:
- Răng bị tác động lực mạnh có thể là va chạm, va đập, té ngã,… do tai nạn, chấn thương trong khi chơi thể thao,…
- Răng hàm là các răng ăn nhai chính nên nhiều người thường nghĩ, răng này cứng chắc mà ăn nhai vật cứng thường xuyên khiến răng dễ bị mẻ.
- Sâu răng khiến cho cấu trúc răng bị tổn thương, răng bị ăn mòn dần, dễ bị mẻ, vỡ.
- Đánh răng quá mạnh cũng khiến cho răng hàm dưới dễ bị mẻ.
- Cơ thể thiếu khoáng chất canxi, flour và các khoáng chất cần thiết trong giai đoạn mọc và thay răng khiến răng vĩnh viễn yếu hơn bình thường. Từ đó, dễ bị mẻ khi có các tác động từ bên ngoài.
- Nghiến răng khi ngủ cũng là nguyên nhân khiến răng hàm dưới bị mẻ. Nghiến răng ở mức độ nặng còn gây ra tình trạng mòn răng, mẻ răng hoặc căng cơ hàm.
Do đó, khi thấy răng hàm dưới bị mẻ, mọi người đừng vội lo lắng bị mẻ răng hàm dưới điềm gì mà nên đến ngay nha khoa để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.
Bị mẻ răng hàm dưới có gây ảnh hưởng không?
Răng bị mẻ tưởng chừng đơn giản, không gây ảnh hưởng nhiều nên có khá nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, mẻ răng hàm dưới gây ra nhiều hậu quả:
- Răng hàm ở vị trí trong cung hàm nên khó quan sát mức độ mẻ, cũng như vệ sinh. Do đó, nếu không thăm khám ngay, có thể sẽ khiến cho thức ăn mắc vào chỗ mẻ răng nhiều.
- Răng hàm mẻ thường sẽ gây đau nhức, ê buốt nhiều hơn răng cửa. Đặc biêt, khi ăn thực phẩm với nhiệt độ nóng, lạnh hay tiếp xúc với không khí lạnh sẽ càng đau nhức dữ dội.
- Răng bị mẻ dễ làm vi khuẩn vi khuẩn vào cấu trúc bên trong gây nên nhiễm trùng, viêm nướu, chảy máu chân răng, hôi miệng,…
- Mẻ răng hàm dưới tạo nên những gờ nhọn dễ làm tổn thương lưỡi, môi, má khi ăn nhai. Điều này có thể gây chảy máu, lở loét trong miệng càng gia tăng vi khuẩn gây hại xâm nhập.
- Suy giảm lực ăn nhai đáng kể. Khi thức ăn không được nghiền nát kỹ trong thời gian dài sẽ gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa như đau dạ dày,…
Vậy nên, đừng chủ quan, dù là diện tích mẻ răng nhỏ. Việc thăm khám và có cách khắc phục sớm sẽ bảo vệ cấu trúc răng cũng như sức khỏe răng miệng, tránh các yếu tố bên ngoài tác động trong thời gian dài.
Cách khắc phục răng hàm dưới bị mẻ
Tùy vào tình trạng, sức khỏe răng miệng cũng như mức độ mẻ răng mà bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị, khắc phục phù hợp. Với răng hàm dưới, kích thước lớn, không thể phục hình bằng dán sứ veneer, do đó, có 2 phương pháp khắc phục phổ biến nhất chính là trám răng và bọc răng sứ.
Trám răng
Trám răng là phương pháp phổ biến nhất trong phục hình răng hàm dưới bị mẻ. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu composite trám răng trong nha khoa mà đắp lên chỗ răng bị mẻ. Sau khi hàn trám cứng, răng sẽ khôi phục ngoại hình, đảm bảo ăn nhai.
Tuy nhiên, với những trường hợp, răng mẻ lớn thì trám răng sẽ không đem đến hiệu quả tối ưu. Do đó, cần cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, trám răng là phương pháp an toàn, không xâm lấn răng thật, thực hiện nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm chi phí nên phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Song, tính thẩm mỹ và tuổi thọ không cao. Trong vòng 1-2 năm, răng hàm dưới ăn nhai nhiều thì vết trám nhanh chóng bị bong tróc cần phải thực hiện trám lại.
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng có khuyết điểm về ngoại hình, màu sắc mang tính thẩm mỹ cao. Bác sĩ sẽ tiến hành mài răng đến tỷ lệ phù hợp sau đó, lắp mão sứ có kích thước và thông số tương tự răng thật đã chế tác lên trên. Mão sứ ôm, sát khít thực hiện các chức năng của răng thật trên cung hàm.
Bọc răng sứ không chỉ đem đến tính thẩm mỹ cao, ăn nhai ổn định mà còn có khả năng bảo vệ cùi răng thật bên trong. Mão sứ ngăn mảng bám, vụn thức ăn, vi khuẩn tấn công răng thật, từ đó bảo vệ cùi răng không suy yếu theo thời gian.
Mong rằng với những thông tin trong bài viết về bị mẻ răng hàm dưới điềm gì giúp mọi người giải đáp được thắc mắc. Tình trạng mẻ răng không nên chủ quan mà nên thăm khám sớm để được bác sĩ chỉ định điều trị và khắc phục kịp thời. Từ đó, bảo tồn răng thật tối đa, nâng cao sức khỏe răng miệng. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé.
Anh Thy