Giai đoạn đang mang bầu là giai đoạn rất nhạy cảm bởi sự thay đổi nội tiết tố. Hơn nữa, trong quá trình mang thai sức khỏe răng miệng có nguy cơ bị sâu răng, bệnh về nướu và các vấn đề khác cao hơn. Tuy nhiên, trong một trường hợp mẹ bầu có nhu cầu nhổ răng vì chúng gây nhiều phiền toái trong quá trình ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Vậy bà bầu nhổ răng được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc cho mẹ bầu.
Mục Lục
Vì sao mắc các bệnh lý răng miệng cao hơn khi mang thai
Khi phụ nữ mang thai không chỉ cơ thể thay đổi mà còn thay đổi trong khoang miệng. Với sự gia tăng nồng độ hormone trong thai kỳ khiến phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nướu và các vấn đề nha khoa khác.
Bên cạnh đó, lượng canxi trong cơ thể của người phụ nữ có thai luôn thay đổi liên tục và có xu hướng giảm so với người bình thường. Nhất là giai đoạn ở tuần thứ 8 – 9 trở đi là giai đoạn thai nhi đang hành thành và phát triển cấu trúc xương nên cần một lượng canxi lớn từ phía cơ thể người mẹ. Do đó, việc thiếu canxi khiến sức khỏe răng miệng của người mẹ bị ảnh hưởng, cụ thể là phần mô xương ở hàm trên và hàm dưới.
Ngoài hormone và canxi thì tuyến nước bọt cũng cần có sự thay đổi khi phụ nữ mang thai. Hơn nữa, nước bọt được biết đến là chất giúp làm chắc men răng và ngăn chặn sự xuất hiện hay sự phát triển của răng sâu. Vì thế, khi mang thai với lượng nước bọt tiết ra không đủ nên dễ dẫn đến tình trạng sâu răng.
Thêm vào đó, với những phụ nữ mang thai mà bị bị sâu răng khiến bị đau nhức, thì việc đầu tiên cần phải lưu ý là không được sử dụng bất kỳ các loại thuốc giảm đau nào nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Tuy vậy, để giảm bớt cơn đau, các mẹ bầu có thể áp dụng các mẹo chườm đá nóng/lạnh, súc miệng bằng nước muối hoặc massage nhẹ nhàng quanh vùng nướu bị đau. Sau đó, các mẹ bầu hãy nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và có hướng dẫn điều trị kịp thời.
Top 3 bệnh lý răng miệng thường gặp trong thai kỳ
Ngoài việc sâu răng khi mang thai, thì các vấn đề răng miệng khác trong thai kỳ gồm:
Viêm nướu khi mang thai
Nội tiết tố trong thai kỳ khiến cơ thể mẹ bầu nhạy cảm, ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vì thế, nhiều trường hợp các chị em thai kỳ thường dễ bị viêm nướu hơn khi mang thai. Tình trạng này có thể dẫn đến tình trạng sưng đau và chảy máu khi bạn đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Tuy nhiên, nếu không điều trị dứt điểm, thì tình trạng viêm nướu có thể trở nên nghiêm trọng hơn và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Nguy cơ sâu răng ở mẹ bầu
Phụ nữ khi mang thai thường dễ bị sâu răng bởi một số lý do. Nguyên nhân có thể là chế độ ăn chứa nhiều carbohydrate hơn bình thường hoặc do ốm nghén nôn mửa làm răng lượng axit trong môi trường khoang miệng. Khi môi trường bên trong axit sẽ góp phần làm men răng và tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công răng dễ dàng hơn, đồng thời gây ra tình trạng sâu răng.
U nướu khi mang thai
Một số phụ nữ khi mang thai sẽ xuất hiện một vài cục u trên nướu răng, thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai ( từ thai kỳ tháng 4, 5, 6). Tuy nhiên, những khối u này không liên quan đến ung thư mà chỉ gây sưng tấy, chảy máu và thường tự lành sau khi sinh.
Như vậy, phụ nữ mang thai khiến phụ nữ gặp nhiều vấn đề răng miệng hơn bạn nghĩ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không chăm sóc, xử lý đúng cách sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Do vậy, mẹ bầu cần phải chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng đúng cách và kết hợp dùng chỉ nha khoa mỗi ngày.
Bên cạnh đó, các chị em không nên bỏ qua lịch thăm khám răng miệng định kỳ trong thời kỳ mang thai. Việc thăm khám đầy đủ sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa các vấn đề hoặc bệnh lý liên quan đến răng miệng và sức khỏe răng miệng được đảm bảo tốt hơn.
Bà bầu nhổ răng được không?
Có nhiều trường hợp mẹ bầu có nhu cầu nhổ răng vì đã vượt quá ngưỡng khả năng chịu đau của họ. Thông thường, nhổ răng là chỉ định cuối cùng của bác sĩ khi chiếc răng bị sâu, bị hư tổn nặng mà không thể khắc phục, bảo tổn bằng các phương pháp phục hình nha khoa. Riêng đối với phụ nữ đang mang thai thì các bác sĩ sẽ thường có những biện pháp can thiệp khác nhằm trì hoãn nhổ răng nếu không thực sự khẩn cấp.
Theo các bác sĩ cho biết, thời gian nhổ răng tốt nhất là trong giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, tức là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6. Vì lúc này thai nhi đã phát triển toàn diện về các cơ quan trong cơ thể. Trong khi đó, việc nhổ răng ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối cần phải có sự thăm khám kỹ lưỡng của bác sĩ nha khoa, cần sự hỗ trợ của bác sĩ sản khoa trong lúc thực hiện để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Trường hợp bệnh sâu răng mới tiến triển, tình trạng đau nhức răng không quá nặng và dữ dội các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc, thuốc kháng sinh được sử dụng riêng cho phụ nữ mang thai để giảm đau nhức hiệu quả. Với mục đích kéo dài thời gian cho đến khi phụ nữ sinh xong, và sức khỏe ổn định rồi mới tiến hành nhổ răng.
Mẹo chăm sóc răng miệng trong thai kỳ của mẹ bầu
Một số mẹo dưới đây sẽ giúp mẹ bầu chăm sóc răng miệng tốt khi mang thai:
- Để giúp loại bỏ vi khuẩn hoặc các mảng thức ăn còn giắt trong kẽ răng thì các mẹ bầu hãy cạo lưỡi và kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng hằng ngày;
- Hạn chế đánh răng sau khi ăn hoặc các đồ uống sậm màu như cà phê, trà. Cách tốt nhất là đợi khoảng 10 phút để tránh ảnh hưởng đến men răng;
- Sau khi mẹ bầu bị nôn nghén, mẹ bầu hãy súc miệng với nước sạch nhằm loại bỏ các nước bọt có chứa acid vì chúng có khả năng gây mòn men răng;
- Bổ sung cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu vitamin B12, vitamin C, canxi. Chọn lựa chọn thực phẩm vừa bổ dưỡng vừa tốt cho sức khỏe răng miệng như sữa chua, phô mai, táo, trà xanh,..
- Hãy hạn chế những món ăn có chứa nhiều tinh bột và đường. Đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng và viêm tủy trong thai kỳ;
- Ngoài ra, các mẹ bầu hãy tránh ăn các loại thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng nhằm hạn chế các răng bị kích thích và gây đau nhức;
- Hãy uống nhiều nước lọc mỗi ngày với mục đích tăng tuyến nước bọt nhằm ngăn ngừa các bệnh lý sâu răng gây ra.
- Thăm khám nha sĩ định kỳ ít nhất 6 tháng/lần nhằm đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt.
Hy vọng những chia sẻ chi tiết ở trên về bầu nhổ răng được không. Nhờ đó, bạn có tâm lý khi chuẩn bị tài chính thật tốt trước khi quyết định nhổ răng khôn. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích và trò chuyện cùng bác sĩ tại website nha khoa My Auris cũng như sức khỏe răng miệng nhé.
Kim Dung