Trám răng là một kỹ thuật nha khoa phổ biến sử dụng vật liệu nhân tạo với mục đích bổ sinh vào phần mô răng bị thiếu do răng sâu hoặc mẻ răng, răng thưa. Kỹ thuật này đảm bảo được tính thẩm mỹ và có độ bền chắc lâu dài. Tuy nhiên, nhiều khách hàng lo lắng về bảng giá trám răng khi thực hiện như thế nào. Cùng nha khoa My Auris tìm hiểu chi tiết về chi phí và quy trình thực hiện.
Mục Lục
Bảng giá trám răng tại nha khoa My Auris năm 2024
Khi thực hiện trám răng để điều trị bệnh lý hoặc các khuyết điểm ở răng như sâu răng, răng thưa kẽ,..thì chi phí sẽ là vấn đề mà nhiều khách hàng quan tâm. Trên thị trường hiện nay, trám răng có rất nhiều mức giá nhưng chủ yếu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Trường hợp nếu trám răng ở nha khoa có vật liệu chất lượng kém, trang thiết bị không đầy đủ hay tay nghề bác sĩ không cao thì chi phí trám răng tương đối rẻ, nhưng kết quả điều trị không được tốt.
Bên cạnh đó, chi phí trám răng sẽ phụ thuộc vào phương pháp trám như composite, trám răng GIC, trám răng Inlay/Onlay,..là những kỹ thuật trám được sử dụng phổ biến.
Tại nha khoa My Auris, giá trám răng sẽ dao động từ 200.000 – 1.000.000 đồng/ răng. Do vậy, để biết chính xác tổng chi phí trám răng hết bao nhiêu tiền, khách hàng hãy đến trực tiếp tại phòng khám của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cặn kẽ.
Vật liệu trám được sử dụng phổ biến tại nha khoa
Các loại vật liệu trám răng phù hợp để phục hình cho những trường hợp răng bị mẻ, sâu răng,.. Hơn nữa, vật liệu được sử dụng để trám răng đa dạng sẽ giúp người dùng có nhiều sự lựa chọn.
Vật liệu trám răng Amalgam
Amalgam là hợp kim được làm vật liệu từ thủy ngân, bạc, đồng,..hoặc thiếc là loại vật truyền thống từ nhiều năm về trước. Trám răng amalgam còn gọi là trám bạc vì chúng có màu bạc. Thường được chỉ định cho các răng phía trong như răng cối và răng tiền cối.
Trám răng bằng vàng hoặc kim loại quý
Là hợp kim bằng vàng hoặc một số kim loại khác như bạc, đồng giúp tăng tính thẩm mỹ của miếng trám. Thường dùng để trám cho răng hàm và tiền hàm có màu sắc chênh lệch với màu răng thật.
Vật liệu trám răng composite
Đây là loại vật liệu được sử dụng phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây bởi nhiều đặc điểm nổi bật. Vì màu sắc của vật liệu nha khoa trám răng composite được chế tác bằng màu của răng tự nhiên. Composite được khuyên dùng để sử dụng cho răng cửa, răng nanh và các vị trí răng dễ nhìn thấy khi giao tiếp.
Vật liệu nha khoa Inlay/Onlay
Ngoài ra, các loại vật liệu nha khoa trám răng kể trên thì Inlay – Onlay là kỹ thuật trám nha hiệu quả bằng chất liệu sứ cao cấp. Nhằm đảm bảo đem đến hiệu quả răng thật. Phương pháp Inlay – Onlay phù hợp sử dụng cho các bệnh nhân có tình trạng răng sứt mẻ lớn, đòi hỏi kỹ thuật thực hiện phức tạp.
Vật liệu trám răng GIC
Vật liệu trám răng GIC thường sử dụng để trám tạo cho các răng ít phải chịu lực nhai lớn. Chúng thường có màu sắc tương đồng với răng thật và khả năng chống sâu răng, bòn mòn răng cao. Bên cạnh đó, trong thành phần còn có chứa hoạt chất fluoride đem lại hiệu quả cao trong việc phòng chống sâu răng.
Trường hợp nào nên cần phải trám răng?
Trám răng là phương pháp thường được áp dụng trong một số trường hợp sau:
Trám răng bị sâu
Sâu răng là tình trạng răng xuất hiện các lỗ hổng trên thân răng. Nguyên nhân là do hoạt động của vi khuẩn tích tụ khi bạn ăn các thực phẩm có chứa nhiều đường và chăm sóc răng miệng không đúng cách.
Ngoài ra, bạn có nhận biết một số dấu hiệu của sâu răng bao gồm:
- Đau răng bất chợt;
- Răng hay bị nhạy cảm;
- Xuất hiện nhiều lỗ hổng trên răng;
- Bề mặt răng bị đổi màu đen, nâu hoặc trắng;
- Đau răng sau khi ăn và uống đồ uống, lạnh, ngọt,..
Khi xuất hiện các triệu chứng sâu răng, chiếc răng bị sâu cần được phải trám để làm đầy lỗ hổng trên thân răng. Việc này nhằm loại bỏ các triệu chứng khó chịu và phục hồi thẩm mỹ cho răng bị sâu và cả hàm răng.
Trám răng thưa
Nếu răng bị thưa, đặc biệt răng cửa bị thưa gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng thì có thể nhờ đến phương pháp trám răng thẩm mỹ. Tuy nhiên, phương pháp trám răng thưa thường chỉ áp dụng cho những trường hợp răng thưa có khoảng hở nhỏ dưới 2 mm.
Trám răng bị mẻ
Răng của bạn bị nứt hoặc bị mẻ do tai nạn, chấn thương hoặc do cắn phải thức ăn hay vật dụng gì quá mạnh làm ảnh hưởng đến cấu trúc của răng.
Nếu vết nứt được phát hiện sớm thì nha sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật trám răng tương tự khi bị răng sâu.
Trám răng thay chỗ trám cũ
Trám răng không phải là một phương pháp có tác dụng vĩnh viễn. Theo thời gian, chỗ trám cũng dần bị bào mòn do hoạt động ăn nhai và từ từ chỗ trám sẽ bị bong tróc, thậm chí rơi ra hoàn toàn.
Quy trình trám răng tại nha khoa được thực hiện như thế nào?
Quy trình trám răng đơn giản nhưng cần phải thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ nha khoa và tay nghề cao nhằm đảm bảo an toàn và thẩm mỹ. Các bước trám răng tại cơ sở nha khoa bao gồm:
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn: Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chỗ vị trí cần trám răng. Đồng thời, xác định được kích thước và tư vấn cho bạn về một số loại vật liệu sử dụng tại chỗ răng cần phải trám.
- Bước 2: Cạo vôi răng: Đây là một bước quan trong các bước để trám răng. Lúc này, bạn sẽ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước súc miệng, sau đó vệ sinh răng miệng bằng cách cạo vôi răng.
- Bước 3: Tiến hành gây tê và tạo hình xoang trám: Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ vào vị trí cần phải trám răng. Trong trường hợp răng bị sâu thì chỗ sâu được cạo sạch bằng dụng cụ và loại bỏ vụn thức ăn hay vôi răng. Sau đóm bác sĩ sẽ dùng mũi khoan chuyên dụng nhằm tạo hình xoang trám thích hợp cho từng loại vật liệu trám khác nhau.
- Bước 4: Tiến hành trám răng. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu dùng để trám vào chỗ trám đã được làm sạch. Ban đầu, vật liệu trám ở dạng lỏng và sau khi chiếu laser sẽ dần đông cứng trong khoảng 40 giây nhờ đó miếng trám được đông cứng lại.
- Bước 5: Chỉnh sửa lại chỗ trám: Sau khi vật liệu trám thì bác sĩ sẽ điều chỉnh lại vết trám và loại bỏ các phần vật liệu trám dư thừa. Cuối cùng, bề mặt vị trí trám răng sẽ được làm nhẵn lại và đánh bóng để răng không bị cộm khó chịu.
Hy vọng những chia sẻ chi tiết với những nội dung trên bảng giá trám răng. Nhờ đó, bạn có tâm lý khi chuẩn bị tài chính thật tốt trước khi phục hình răng thẩm mỹ. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích và trò chuyện cùng bác sĩ tại website nha khoa My Auris cũng như sức khỏe răng miệng nhé.
Kim Dung