Hệ miễn dịch của các mẹ bầu suy yếu hơn người bình thường. Do đó, chỉ cần khí hậu thay đổi cũng khiến các mẹ dễ bị cảm. Quan trọng hơn hết, để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi mà bác sĩ khuyên các mẹ không nên uống thuốc. Vậy khi bầu bị cảm phải làm sao? Hãy cùng My Auris tìm hiểu các bí quyết qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Vì sao các mẹ bầu thường hay bị cảm?
Bị cảm gây nên các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, viêm họng, ho, nóng sốt,… Với các mẹ bầu còn bị suy giảm sức khỏe, dễ mệt mỏi và nếu kéo dài còn gây ảnh hưởng đến thai nhi. Nguyên nhân gây cảm cho mẹ bầu có thể là chủ quan hay khách quan.
Nguyên nhân chủ quan
Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến cho cơ thể mẹ bầu suy giảm miễn dịch. Lúc này, dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công gây bệnh.
Nguyên nhân khách quan
Do sự thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường sống xung quanh khiến cho mẹ bầu dễ bị cảm. Bên cạnh đó, nếu các mẹ bầu tiếp xúc với những người đang bị cảm cũng khiến cho virus lây lan dẫn đến bệnh. Với những người có sức đề kháng khỏe có thể chống lại bệnh, nhưng với mẹ bầu sức đề kháng giảm nên mắc bệnh khó tránh.
Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh
Việc phân biệt các dấu hiệu mắc bệnh cảm giúp các mẹ tìm được cách chăm sóc và thuyên giảm bệnh nhanh chóng hơn. Bệnh cảm cúm và cảm lạnh đều có những triệu chứng tương tự nhau nên các mẹ cần phân biệt:
Bà bầu bị cảm cúm
- Nguyên nhân: thường do virus influenza gây ra. Có 3 loại cảm cúm chính là A, B và C.
- Triệu chứng: các dấu hiệu thường xuất hiện nhanh, như sốt cao, đau đầu, đau cơ, đổ mồ hôi, mệt mỏi,…
Bà bầu bị cảm lạnh
- Nguyên nhân: thông qua đường mũi và miệng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Có khoảng 100 loại virus gây ra cảm lạnh nhưng thường gặp nhất là Rhinovirus.
- Triệu chứng: khi bị cảm lạnh, các mẹ sẽ xuất hiện các dấu hiệu như đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi và ho. Ngoài ra, các mẹ bầu còn bị sốt nhẹ hoặc đau đầu nhưng triệu chứng này không phổ biến.
Bầu bị cảm phải làm sao?
Các mẹ bầu thường được các bác sĩ dặn dò kỹ qua những lần khám thai là không nên tự ý dùng thuốc dù là bị cảm. Bởi sử dụng thuốc nhiều hay không đúng sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi. Vậy để thuyên giảm cảm bà bầu bị cảm phải làm sao? Sau đây là một số cách để giúp các mẹ bầu giảm triệu chứng cảm khi mang thai mà an toàn cho thai nhi:
Xông mũi ngay khi có dấu hiệu cảm
Các mẹ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để nấu nước xông tại nhà. Một số loại cây, lá có chứa tinh dầu giúp giải cảm như lá sả, lá bưởi, hương nhu, ngải cứu, bạc hà, tía tô,… đem đi nấu với nước sôi sạc. Tiếp đến, sử dụng nước này để xông mũi bằng cách nghé mũi vào hít khi hơi nước bốc lên. Điều này giúp các mẹ giảm bớt hắt hơi, nghẹt mũi.
Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý NaCL 0.9% có tác dụng vệ sinh, chống viêm, khử khuẩn, làm thông đường mũi, giảm chất nhầy,… Vì thế, các mẹ sử dụng dung dịch này để nhỏ và rửa mũi hằng ngày nếu bị cảm.
Súc miệng bằng nước muối ấm – Bầu bị cảm phải làm sao?
Bà bầu sử dụng nước ấm rồi pha 1 thìa muối vào đó. Sau khi muối hoàn tan thì sử dụng nước này để súc và khò họng trước khi đi ngủ và vào buổi sáng khi thức dậy. Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, không chỉ vệ sinh khoang miệng mà còn giảm đau họng, ho.
Thoa dầu tràm dưới mũi
Để giảm nghẹt mũi, mở rộng đường thở, các mẹ có thể sử dụng các loại dầu có tinh chất bạc hà như dầu tràm thoa mũi. Chú ý các mẹ không nên lạm dụng mà chỉ thoa 1 lượng nhỏ dưới cánh mũi.
Chú ý nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc
Khi bị cảm, cơ thể mẹ bầu dễ mệt mỏi, uể oải. Các mẹ không muốn cảm thêm nặng thì nên chú ý dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Điều này giúp các mẹ bổ sung năng lượng và giúp hệ miễn dịch được cải thiện.
Giữ ấm cơ thể khi ra ngoài – Bầu bị cảm phải làm sao?
Khi bị cảm, nhất là khi có nhu cầu ra ngoài đường, các mẹ cần chú ý giữ ấm cơ thể để tránh triệu chứng cảm thêm nghiêm trọng. Điều này cần đặc biệt chú ý khi vào thời tiết lạnh, gió nhiều, giao mùa.
Dùng khẩu trang mỗi khi ra ngoài
Để bảo vệ cơ thể và tránh lây nhiễm, các mẹ bầu nên đeo khẩu trang cẩn thận khi ra ngoài. Không chỉ hạn chế lây nhiễm mà đeo khẩu trang còn giúp các mẹ tránh được tình trạng gió, bụi, nước mưa,… Từ đó, hạn chế triệu chứng cảm thêm nghiêm trọng.
Uống nước ấm, chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Các mẹ bị cảm nên chú ý bổ sung nước ấm để làm ấm cơ thể, dịu cổ họng. Cùng với đó là chế độ dinh dưỡng đa dạng nhóm thực phẩm, đầy đủ dưỡng chất, nhất là vitamin và khoáng chất từ rau củ quả tươi để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho bà bầu.
Ngoài ra, các mẹ nên bổ sung các thực phẩm có tác dụng chống lại bệnh cảm như trái cây họ cam quýt, quả mọng, trà đen, trà xanh, hành tây, gừng, tỏi,…
Ngủ kê cao gối – Bầu bị cảm phải làm sao?
Trong khi ngủ, các mẹ nên kê cao phần đầu ở vị trí cảm thấy thoải mái nhất. Điều này sẽ giúp các mẹ giảm được nghẹt mũi, đờm không bị trào ngược ra ngoài.
Hạn chế tắm và dùng nước ấm vệ sinh cơ thể
Bị cảm khi mang thai các mẹ hạn chế tắm quá nhiều lần trong ngày và không nên sử dụng nước lạnh. Thay vào đó, các mẹ sử dụng nước ấm để lau người, vệ sinh vùng kín. Khi chuẩn bị nước, các mẹ có thể pha thêm một vào giọt tinh dầu tràm để xông và giải cảm tốt hơn.
Các biện pháp kể trên là những phương pháp bảo vệ cơ thể, sức khỏe của mẹ và bé an toàn. Tuy nhiên, nếu không có dấu hiệu thuyên giảm, các mẹ nên đến bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe. Điều này đảm bảo sức khỏe, có được những can thiệp kịp thời, tránh những rủi ro không đáng có xảy ra.
Ngoài ra, trước khi mang thai, các mẹ muốn phòng tránh cảm trong suốt thai kỳ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm vacxin phòng cảm. Đây là bí quyết giúp các mẹ khỏe mạnh, bé an toàn trong suốt thai kỳ.
Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết về bầu bị cảm phải làm sao giúp mọi người có thêm kinh nghiệm. Để chăm sóc mẹ bầu tốt, hãy chú ý tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho các mẹ trước khi mang thai nhé.
Anh Thy