Bầu ăn sung được không – 6 lợi ích sức khỏe

Bầu ăn sung được không

Trong thời gian mang thai, chế độ ăn uống của các mẹ bầu phải hết sức chú ý bởi chỉ cần bổ sung sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Bởi cơ địa của mẹ bầu yếu, hệ miễn dịch cũng suy giảm không được như người khỏe mạnh. Trong đó, quả sung là một trong những loại quả đem đến vị ngon ngọt, đặc biệt là giàu dinh dưỡng nhưng nhiều mẹ lo sợ, băn khoăn khi ăn. Vậy bầu ăn sung được không, hãy cùng My Auris giải đáp qua bài viết sau đây nhé.

Tìm hiểu về quả sung 

Quả sung là quả gì? 

Quả sung là quả của cây sưng, thuộc họ dâu tằm (Moraceae), còn được gọi là ưu đàm thụ hay quả tạ dong. Quả này có hình dáng giống như giọt nước, kích thước nhỏ. Thịt quả màu hồng, có vị ngọt nhẹ đặc trưng, khi ăn vào sẽ cảm nhận được độ mềm, dai và có hạt hơi giòn. 

Quả sung tươi rất mỏng và dễ bị hỏng nên thường được bảo quản khô sau thu hái. Điều này giúp con người chúng ta có sung ăn quanh năm. Có rất nhiều loại, giống sung, mỗi loại đều có màu sắc và kết cấu, hương vị khác nhau. 

bầu ăn sung được không
Quả sung là quả gì?

Quả sung có vị ngọt tự nhiên nên loại quả này cũng được sử dụng trong chế tạo chất tạo ngọt. Quả và lá sung có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. 

Giá trị dinh dưỡng của quả sung 

Trong 100g sung tươi đem đến nhiều dưỡng chất, vi chất cần thiết cho cơ thể. Cụ thể như sau:

  • Năng lượng: 63-73 Kcal
  • Carbohydrate: 15-18g
  • Chất xơ: 1-2g
  • Protein: 0.7-1.7g
  • Chất béo: 0.2-0.4g
  • Vitamin C: 9-10 mg
  • Vitamin A: 10-20 IU
  • Kali: 160-190 mg 
  • Canxi: 5-10 mg
  • Phospho: 10-15 mg
  • Magie: 5-10mg
  • Lipid: 0.3g
  • Đường: 15-17g  
  • Sắt: 0.3mg
  • Folate: 5-7 mcg 
  • Choline: 4-5 mg 
  • Beta caroten: 80-90 mcg
  • Vitamin K: 4-5mcg
bầu ăn sung được không
Giá trị dinh dưỡng của quả sung

Qua đây có thể thấy quả sung không chỉ thơm ngon đặc trưng mà còn giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước, loại sung cũng như phương pháp chế biến và lưu trữ. 

Bầu ăn sung được không? 

Bầu ăn sung được không được nhiều mẹ quan tâm. Theo các bác sĩ, sung giàu dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé trong thời gian mang thai nên các mẹ có thể bổ sung. Tuy nhiên, không phải tốt là ngày nào các mẹ cũng ăn và ăn với số lượng nhiều. Việc ăn quá nhiều sung có thể gây ra một số vấn đề như: 

  • Trong sung có chứa nhiều chất psoralens – chất có thể gây ra chứng viêm da, 
  • Ăn quá nhiều quả sung khiến cho các mẹ đầy hơi, gây hại cho hệ tiêu hóa và dẫn đến đi phân lỏng hay tiêu chảy. 
  • Giảm huyết áp và lượng đường trong máu. 
bầu ăn sung được không
Bầu ăn sung được không?

Vậy bầu ăn sung được không thì câu trả lời là có, tuy nhiên chỉ ăn với số lượng vừa phải, không lạm dụng. Các mẹ chỉ nên ăn tối đa 3-5 quả sung 1 ngày, mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 2 lần. Tuy nhiên, cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi mẹ bầu mỗi khác nên các mẹ cũng như lắng nghe tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ trước để biết cách bổ sung cũng như số lượng ăn sao cho phù hợp, không ảnh hưởng đến thai nhi. 

Lợi ích của quả sung đối với bà bầu 

Các mẹ bầu bổ sung quả sung đúng cách sẽ không chỉ cung cấp dưỡng chất mà còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe trong thai kỳ: 

Bổ sung canxi, tốt cho xương 

Canxi có trong quả sung nên khi ăn quả này các mẹ được bổ sung nguồn khoáng chất tốt cho xương, răng cũng như giúp bé phát triển. Đồng thời, bổ sung lượng canxi đủ cũng giúp các mẹ củng cố hệ xương sau sinh, tránh loãng xương. 

Điều hòa huyết áp trong thai kỳ 

Một tác dụng của quả sung đối với bà bầu đánh giá cao chính là điều hòa huyết áp, tốt cho hệ tim mạch. Trong quả sung giàu kali, ít muối giúp điều hòa huyết áp khi mang thai. Cùng với đó, chất chống oxy hóa polyphenol nồng độ cao giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch. 

Ngoài ra, sung là loại quả tốt tránh tiểu đường thai kỳ. Bởi quả này giàu kali nhưng lại ít natri. Từ đó, giúp giảm lượng đường trong máu hiệu quả. 

bầu ăn sung được không
Lợi ích của quả sung đối với bà bầu

Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu 

Quả sung cung cấp hàm lượng sắt cho mẹ bầu giảm tình trạng thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh đó, quả sung cũng giàu vitamin C hỗ trợ cho quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể. Do đó, các mẹ ngăn được tình trạng thiếu máu trong thai kỳ. 

Cải thiện tiêu hóa 

Chất xơ trong quả sung cũng dồi dào giúp các mẹ cải thiện hệ tiêu hóa. Theo đó, chất xơ trong quả sung giúp điều hòa nhu động ruột và ngăn ngừa tình trạng táo bón khi mang thai. Sự phát triển của lợi khuẩn trong đường tuốt và hệ tiêu hóa cũng được hỗ trợ nhờ có men vi sinh trong quả sung. 

Hơn nữa, quả sung giàu chất xơ giúp các mẹ giảm cảm giác cồn cào, tạo cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn vặt. 

Hạn chế ốm nghén, làm đẹp tóc và da

Vitamin B6 có trong quả sung giúp các mẹ giảm bớt chứng ốm nghén khi mang thai. Không chỉ vậy, loại quả này còn chứa các chất chống oxy hóa như flavonoid, polyphenol. Các chất này giúp cải thiện sắc tố làn da, giúp da chống lão hóa. Hơn nữa, các chất này còn giúp cho tóc thêm mềm mượt và chắc khỏe. 

Tác dụng cho mắt 

Trong quả sung chứa vitamin A và sắc tố beta caroten đều là những yếu tố tốt cho mắt, bảo vệ mắt và nâng cao thị lực. Các mẹ bổ sung quả sung trong thai kỳ có thể giảm khả năng mắc thoái hóa điểm vàng. 

Những lưu ý khi mẹ bầu ăn sung 

Mặc dù quả sung giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe những các mẹ để an toàn cần chú ý một số điều sau: 

  • Không nên ăn quá nhiều, tối đa 3-5 quả trong ngày 
  • Không nên ăn sung quá thường xuyên
  • Nếu có tiền sử dị ứng phấn hoa, các mẹ nên cẩn thận trước khi ăn
  • Lựa chọn sung tươi non ăn, không ăn quả dập nát, hư hỏng, và nên rửa sạch trước khi ăn
  • Do quả sung có tác dụng thông huyết, bổ huyết, các mẹ mới mang thai không nên ăn sung để hạn chế làm tổn hại đến thai nhi.
  • Khi ăn sung mà các mẹ có dấu hiệu bất thường nên dừng ăn ngay và đến bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra sức khỏe.
bầu ăn sung được không
Những lưu ý khi mẹ bầu ăn sung

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về bầu ăn sung được không giúp mọi người giải đáp được thắc mắc. Từ đó, biết cách bổ sung và thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu phù hợp, tốt cho cả mẹ và thai nhi. Quả sung tốt không thể phủ nhận nhưng các mẹ cần có chế độ ăn đúng cách, số lượng vừa phải và tuân theo tư vấn của bác sĩ nhé.

Anh Thy 

chat zalo
messenger