Bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn thế nào?

bảng cân nặng thai nhi

Trong thai kỳ, không chỉ đảm bảo an toàn cho thai nhi mà các mẹ còn phải đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ để thai nhi tăng trưởng và phát triển tốt nhất. Để biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sao cho bé con phát  triển tốt, các mẹ có thể dựa theo các số liệu trên bảng cân nặng thai nhi qua từng tuần tuổi. Dưới đây là một số thông tin liên quan cũng như chi tiết về bảng cân nặng thai nhi để các mẹ tham khảo thêm. 

Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi

Tùy sức khỏe và tình trạng của thai nhi mà mỗi bé có tốc độ phát triển khác nhau. Trung bình cân nặng của thai nhi khi chưa đủ tháng rơi vào khoảng 3,5kg và chiều dài trung bình đạt khoảng 51,2cm. Chính vì thế, dựa vào số liệu về cân nặng và chiều dài của thai nhi mà có thể đánh giá tốc độ tăng trưởng và phát triển có tốt và đồng đều không. 

  • Ở tam cá nguyệt thứ 1 ( 3 tháng đầu thai kỳ): chiều dài của em bé sẽ được đo từ đầu đến mông được gọi là CRL ( chiều dài đầu mông). Ở giai đoạn này, thai nhi còn rất nhỏ nên bác sĩ rất khó xác định được trọng lượng.
  • Ở tam cá nguyệt thứ 2 ( 3 tháng giữa thai kỳ): khi đi kiểm tra thai nhi, bác sĩ sẽ đo các thông số về đường kính ở đỉnh đầu, chu vi vòng bụng và chiều dài xương đùi. Việc này giúp bác sĩ xác định được cân nặng của thai nhi. 
  • Ở tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ): bên cạnh các thông số như 3 tháng giữa thì bác sĩ còn thực hiện một số thông số khác để tính toán cân nặng của bé. Cân nặng của thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng bắt đầu từ tuần thứ 32. 
bảng cân nặng thai nhi
Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi

Bảng cân nặng thai nhi theo tiêu chuẩn

Thời điểm từ tuần 1-7 là thời gian phôi thai hình thành và hoàn thiện nên không được tính cân nặng cho thai nhi. Do đó, bảng cân nặng thai nhi sẽ được thống kê  từ thời điểm tuần thứ 8 đến tuần 40

Tuần tuổi thai nhi  Cân nặng (gam)
Tuần thứ 8 1 gam
Tuần thứ 9 2 gam
Tuần thứ 10 4 gam
Tuần thứ 11 7 gam
Tuần thứ 12 14 gam
Tuần thứ 13 23 gam
Tuần thứ 14 43 gam
Tuần thứ 15 70 gam
Tuần thứ 16 100 gam
Tuần thứ 17 140 gam
Tuần thứ 18 190 gam
Tuần thứ 19 240 gam
Tuần thứ 20 300 gam
Tuần thứ 21 360 gam 
Tuần thứ 22 430 gam
Tuần thứ 23 501 gam
Tuần thứ 24 600 gam
Tuần thứ 25 660 gam
Tuần thứ 26 760 gam
Tuần thứ 27 875 gam
Tuần thứ 28 1005 gam
Tuần thứ 29 1153 gam
Tuần thứ 30 1319 gam
Tuần thứ 31 1502 gam
Tuần thứ 32 1702 gam
Tuần thứ 33 1918 gam
Tuần thứ 34 2146 gam
Tuần thứ 35 2383 gam
Tuần thứ 36 2622 gam
Tuần thứ 37 2859 gam
Tuần thứ 38 3083 gam
Tuần thứ 39 3288 gam
Tuần thứ 40 3462 gam 

Bảng cân nặng thai nhi qua từng tuần của tuổi thai 

Lợi ích của việc theo dõi cân nặng thai nhi

Việc đưa ra bảng cân nặng thai nhi giúp các ông bố bà mẹ theo dõi và đối chiếu các con số với kết quả của con mình. Từ đó, có thể theo dõi và nắm được các nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi:

  • Thai nhi bị thừa cân: đây là tình trạng không chỉ khiến mẹ khó sinh mà còn có thể làm tổn thương cơ quan sinh sản của mẹ, chẳng hạn như gây vỡ tử cung trong lúc sinh. Do đó, trường hợp bé thừa cân hiếm khi sinh thường mà phải đẻ mổ. Đồng thời, bé cũng sẽ gặp một số vấn đề khi sinh ra như: hạ đường huyết dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt,… thậm chí có trường hợp đe dọa tính mạng. Nguy hiểm hơn, bé sinh ra phải sống cùng với các bệnh như tiểu đường, tim mạch, trầm cảm,… Chính vì thế, việc theo dõi cân nặng dựa trên bảng cân nặng thai nhi giúp mẹ điều chỉnh chế độ ăn phù hợp hơn, tránh để cân nặng vượt quá mức cho phép.
  • Thai nhi nhẹ cân: chế độ dinh dưỡng của mẹ không đảm bảo có thể sẽ khiến thai nhi nhẹ cân, điều này khiến cho lượng máu đến thai nhi giảm. Thế nên, thai nhi sẽ không thể lấy được các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Trong tình trạng này, thai nhi có thể bị ngạt thở, thiếu oxy, thậm chí chết lưu. Khi sinh các bé này ra có thể mắc bệnh viêm  phổi, hạ đường huyết, đa hồng cầu,… Một số bé còn gặp tình trạng chậm phát triển, chỉ số IQ kém hơn các trẻ khác. 
bảng cân nặng thai nhi
Lợi ích của việc theo dõi cân nặng thai nhi

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Sau khi tra bảng cân nặng thai nhi và đối chiếu với kết quả khám thai, hầu hết các mẹ đều thắc mắc vì sao mỗi đứa trẻ có sự khác nhau về cân nặng và phát triển. Bởi cân nặng và sự phát triển của thai nhi còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Yếu tố di truyền: yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến 60-70% cơ thể thai nhi
  • Sức khỏe và cân nặng của mẹ bầu: Với các mẹ mắc tiểu đường, béo phì trong thai kỳ thì cân nặng của trẻ bị ảnh hưởng. Bé sinh ra có cân nặng lớn hơn bảng cân nặng tiêu chuẩn bình thường. 
  • Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi của mẹ bầu: là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bị thiếu chất thì thai nhi sẽ không đạt cân nặng theo bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn và không thể phát triển tối ưu. Còn các mẹ tăng cân quá nhiều thì em bé phát triển nhanh và có cân nặng lớn. Do đó, trong suốt thai kỳ, các bác sĩ khuyên mẹ nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học. 
  • Số lượng thai nhi:  trường hợp các mẹ mang song thai hay đa thai thì thông số về chiều dài và cân nặng có thể thấp hơn so với bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn. 
  • Thứ tự sinh con: thông thường, sinh con thứ sẽ có cân nặng lớn hơn con đầu nhưng nếu khoảng cách sinh 2 con gần nhau thì con thứ sẽ thấp hơn về cân nặng so với con đầu. 
bảng cân nặng thai nhi
Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Mẹ bầu cần làm gì để thai nhi đạt cân nặng tiêu chuẩn?

Trường hợp thai nhi thừa cân:

  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hằng ngày: nên bổ sung các thực phẩm có hàm lượng calo thấp, kết hợp với rau củ quả nhiều. Một số loại rau củ: táo, dâu tây, bông cải xanh, cải bó xôi,…
  • Hạn chế ăn các thực phẩm giàu tinh bột và đường như bánh, kẹo, nước ngọt có gas,…
  • Chia các bữa ăn thành bữa nhỏ: giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn và hấp thu mọi chất dinh dưỡng mà không bị thừa chất.
  • Thường xuyên tập thể dục: mẹ bầu nên tập thể dục nhẹ trong khoảng 30 phút/ngày từ tuần thai thứ 29 để quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, lượng mỡ và calo nhanh chóng chuyển thành năng lượng. Đồng thời, tập thể dục giúp mẹ bầu dễ sinh hơn. 
  • Kiểm soát cân nặng: mẹ nên kiểm tra cân nặng của mình và thai nhi thường xuyên và theo dõi bảng cân nặng thai nhi để điều chỉnh và kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp. 
bảng cân nặng thai nhi
Trường hợp thai nhi thừa cân

Trường hợp thai nhi nhẹ cân:

  • Cần chú ý bổ sung đầy đủ và đa dạng thực phẩm để thai nhi được cung cấp các dưỡng chất cần thiết. Cũng nên chia các bữa ăn thành bữa nhỏ để thai nhi hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
  • Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu protein để thai nhi có điều kiện tăng cân đều, cứng cáp và khỏe mạnh. Một số thực phẩm giàu protein tốt cho mẹ bầu: bông cải xanh, cải bó xôi, bơ, chuối, cá hồi, thịt bò, lươn,…
  • Mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi tránh làm việc, suy nghĩ quá nhiều, nên ngủ sớm. 
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai nhi như sắt, folic, DHA, canxi,….
  • Tránh các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… vì làm thai nhi chậm phát triển. 
  • Thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ trong suốt quá trình mang thai
bảng cân nặng thai nhi
Trường hợp thai nhi nhẹ cân

Qua những thông tin về bài viết mà nha khoa My Auris chia sẻ, hy vọng các mẹ nắm được các yếu tố cần thiết để cải thiện sức khỏe và cân nặng cho con. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, đầy đủ dưỡng chất để bé phát triển toàn diện.

Anh Thy  

chat zalo
messenger