[Bác sĩ giải đáp] Niềng răng hàm trên có được không?

Niềng răng hàm trên có được không?

Đa phần sẽ thấy niềng răng cả 2 hàm, và niềng răng cả 2 hàm giúp cân đối khớp cắn tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, khách hàng quan tâm đến niềng răng 1 hàm để tiết kiệm chi phí chỉnh nha. Vậy niềng răng hàm trên có được không, hãy cùng nha khoa My Auris giải đáp chi tiết qua bài viết sau đây nhé. 

Như thế nào là niềng răng hàm trên?

Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha trong nha khoa, giúp điều chỉnh các răng về đúng vị trí trên cung hàm. Từ đó, khắc phục các nhược điểm về răng thưa, răng hô, móm, răng lệch lạc, khấp khểnh mang đến thẩm mỹ, cải thiện ăn nhai tốt hơn. Để kéo chỉnh, niềng răng sử dụng lực tác động từ các khí cụ chỉnh nha, có thể là khí cụ cố định như mắc cài, dây cung, dây thun hay khí cụ tháo lắp như khay niềng trong suốt. 

Như thế nào là niềng răng hàm trên?
Như thế nào là niềng răng hàm trên?

Và niềng răng 1 hàm trên cũng vậy, cũng sử dụng khí cụ phù hợp để kéo chỉnh răng về đúng vị trí. Lúc này, thay vì đặt khí cụ trên cả 2 hàm răng thì bác sĩ chỉ đặt khí cụ chỉnh nha ở hàm trên của răng để điều chỉnh răng hàm trên như mong muốn. 

Niềng răng hàm trên có được không?

Phần lớn, khi lựa chọn phương pháp niềng răng, các bác sĩ thường chỉ định niềng răng cả 2 hàm, bao gồm cả hàm trên và hàm dưới. Nhưng một số trường hợp có yêu cầu, chỉ niềng răng hàm trên có được không, để tiết kiệm chi phí hơn. Lúc này, bác sĩ sẽ phải xem xét tình trạng răng miệng thật kỹ, nếu được mới tư vấn và lên phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

Vậy niềng răng hàm trên có được không? Theo các bác sĩ, câu trả lời là có, niềng răng 1 hàm trên vẫn có thể thực hiện được với những trường hợp sai lệch nhẹ. Nếu hàm trên chỉ cần điều chỉnh ít răng và sau khi điều chỉnh không gây khác biệt hay ảnh hưởng hàm dưới sẽ đạt hiệu quả tốt. 

Niềng răng hàm trên có được không?
Niềng răng hàm trên có được không?

Song, với những trường hợp sai lệch cả hàm trên và hàm dưới, khớp cắn giữa 2 hàm không đồng nhất, sẽ không thể chỉ niềng răng hàm khắc phục tình trạng. Lúc này, bắt buộc phải chỉnh nha cả 2 hàm để mang đến hiệu quả thẩm mỹ, ăn nhai tốt. Đồng thời, tránh được những biến chứng và rủi ro như sai hình khuôn mặt, lệch khớp cắn, trật khớp thái dương, biến đổi giọng nói,… 

Các trường hợp được chỉ định niềng răng hàm trên 

Niềng răng hàm trên có được không được giải đáp, mọi người lại băn khoăn trong trường hợp nào thì có thể áp dụng được. Sau đây là một số trường hợp có thể thực hiện niềng răng 1 hàm mà mọi người nên tham khảo: 

Niềng răng hô hàm trên 

Răng hàm trên hô khiến cho các răng hàm trên chìa ra ngoài nhiều hơn hàm dưới. Điều này không chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ, mà còn khó ăn nhai và vệ sinh răng miệng. Nếu như răng hô hàm trên mọc bị chếch ra phía ngoài mà hàm dưới không bị sai lệch, cung hàm đẹp, răng đều thì có thể chỉ cần niềng răng 1 hàm trên để tiết kiệm chi phí. 

Niềng răng thưa hàm trên 

Thưa răng là tình trạng mà khoảng cách giữa các răng lớn, không sát khít với nhau có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Tình trạng này không chỉ mất thẩm mỹ, kém tự tin mà còn khó ăn nhai bởi thức ăn dễ giắt kẽ. Đồng thời, nếu không làm sạch kẽ răng sẽ gia tăng các bệnh lý về răng miệng. 

Niềng răng 1 hàm trên thưa chỉ thực hiện khi kẽ thưa ít và hàm dưới đều, đẹp. Với những trường hợp răng thưa nhiều thì niềng răng 1 hàm sẽ không mang lại hiệu quả cao. 

Các trường hợp được chỉ định niềng răng hàm trên 
Các trường hợp được chỉ định niềng răng hàm trên

Niềng răng móm 1 hàm 

Răng móm  không chỉ bất tiện cho ăn uống, vệ sinh mà còn khiến gương mặt kém duyên. Trường hợp chỉ móm ở vài răng trên một hàm có thể thực hiện niềng răng 1 hàm để cải thiện. 

Niềng răng 1 hàm khấp khểnh 

Nếu như ở hàm trên chỉ có một vài răng khấp khểnh thì có thể nhờ bác sĩ tư vấn niềng răng 1 hàm trên. Nhưng chỉ có thể niềng cho trường hợp khấp khểnh nhẹ, nếu quá nặng và không cân đối khớp cắn sẽ phải can thiệp niềng răng 2 hàm để đạt hiệu quả cao hơn. 

Các phương pháp niềng răng hàm trên 

Trên thị trường hiện nay, có 2 phương pháp niềng răng chính: niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, tùy vào tình trạng, sức khỏe, điều kiện và khả năng tài chính hay nhu cầu sở thích mà chọn lựa phương pháp chỉnh nha phù hợp nhất. 

Niềng răng mắc cài 

Trong niềng răng mắc cài gồm nhiều loại mắc cài, được làm từ chất liệu và có đặc điểm khác nhau: mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài pha lê, mắc cài mặt trong, mắc cài tự đóng. 

  • Niềng răng mắc cài kim loại thường: các mắc cài được làm từ hợp kim kim loại chống gỉ. Các mắc cài được lắp cố định trên thân răng, sau đó, dây cung luồn rãnh mắc cài và cố định bằng dây thun. Phương pháp này đem lại hiệu quả tốt nhưng tính thẩm mỹ cao. 
  • Niềng răng mắc cài sứ thường: cũng tương tự như mắc cài kim loại thường nhưng chất liệu từ sứ. Từ đó, giúp mắc cài có màu trong và sáng, tiệp màu với màu men răng nên mang đến tính thẩm mỹ cao hơn. 
  • Niềng răng mắc cài tự đóng: có cả mắc cài kim loại và sứ tự đóng. Phương pháp mang đến nhiều ưu điểm vượt trội hơn truyền thống bởi trên mắc cài được thiết kế thêm hệ thống tự đóng mở. Điều này giúp dây cung trượt tự do trong rãnh mắc cài mà không cần đến dây thun cố định. 
  • Niềng răng mắc cài mặt trong: cũng sử dụng mắc cài và nguyên lý hoạt động như niềng răng mắc cài truyền thống. Tuy nhiên, thay vì gắn mắc cài mặt ngoài của răng thì mắc cài sẽ được cố định mặt trong (mặt lưỡi) của răng nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ. 
Niềng răng mắc cài 
Niềng răng mắc cài

Niềng răng trong suốt 

Khác biệt hơn so với niềng răng mắc cài là khí cụ chỉnh nha tháo lắp, không cố định trên răng. Các khay niềng trong suốt được thiết kế riêng theo thông số của từng người để phù hợp tình trạng, ôm sát khít cung răng nhằm kéo chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Tùy vào tình trạng của từng người mà có số lượng khác nhau. 

Niềng răng trong suốt 
Niềng răng trong suốt

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về niềng răng hàm trên có được không giúp mọi người có giải đáp cho riêng mình. Tuy nhiên, để niềng răng 1 hàm hiệu quả, cần phải cân nhắc thật kỹ và phải được sự chỉ định của bác sĩ. Hãy liên hệ ngay với nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger