Niềng răng trải qua các giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những lực tác động lên răng khác nhau. Song, nhìn chung đều gây ê buốt, đau nhức răng gây khó chịu cho người niềng. Do đó, một số người chán ăn, lười ăn, điều này không chỉ gây ảnh hưởng sức khỏe cơ thể mà còn dẫn đến hiện tượng hóp má trong niềng răng. Thế nên, cần ăn uống đầy đủ và hợp lý khi niềng răng. Hãy cùng nha khoa My Auris bỏ túi ngay niềng răng ăn món gì tốt cho sức khỏe, giảm đau nhức nhé.
Mục Lục
Niềng răng có ăn được không?
Khi mới bắt đầu đeo niềng răng, người niềng sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, không chỉ vướng víu trên răng, miệng, môi mà còn gây nên tình trạng đau nhức. Giai đoạn đau nhức trong niềng răng chính là cắt kẽ, siết niềng. Vì thế, nhiều người suy nghĩ có nên ăn không và nên có thực đơn ăn uống như thế nào. Bởi cảm thấy đau và khó chịu, không muốn ăn uống bất kỳ thứ gì.
Theo các bác sĩ chỉnh nha, niềng răng hoàn toàn ăn uống bình thường. Tuy thời gian đầu có đau nhức nhiều nhưng khi thích ứng khí cụ thì giảm dần và hết đi. Người niềng ăn uống đúng cách, thức ăn mềm, lỏng, hợp lý, lành mạnh thì không có gì lo lắng. Và sau khoảng 2-3 tuần có thể ăn uống bình thường.
Tại sao cần chú ý niềng răng ăn món gì?
Chế độ ăn uống, niềng răng ăn món gì rất quan trọng bởi không chỉ hỗ trợ dinh dưỡng, sức khỏe cơ thể mà còn giảm được nhiều nguy cơ:
- Chưa quen khí cụ: ăn uống phù hợp sẽ giảm được tình trạng đau nhức và hạn chế được việc tiếp xúc giữa khí cụ và vùng trong khoang miệng.
- Ăn đồ cứng dễ làm bung, rớt mắc cài: điều này làm ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.
- Giảm thiểu đau, ê buốt: ăn uống kỹ, lành mạnh và hợp lý sẽ giúp hạn chế đau nhức, ê buốt cũng như dễ dàng vệ sinh răng miệng, ngăn bệnh lý phát sinh.
- Tạo cảm giác ăn uống ngon miệng
- Hạn chế tổn thương răng và nướu
Niềng răng ăn món gì tốt cho sức khỏe, hạn chế đau nhức?
Theo các bác sĩ chỉnh nha, người niềng răng nên ăn các món mềm, hạn chế sử dụng lực nhai nhiều, đặc biệt là trong thời gian đầu mới niềng.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa: bơ, phô mai, sữa chua, váng sữa,… đa dạng chất dinh dưỡng, nhất là giàu protein, canxi, cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất. Bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa vừa đáp ứng dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế tình trạng giảm cân, hóp má vừa hạn chế đau nhức.
Thực phẩm mềm, xốp – Niềng răng ăn món gì?
Các thực phẩm mềm, xốp như bánh mì mềm, bánh bông lan, đậu hũ, bột ngũ cốc,… cung cấp đa dạng dưỡng chất mà không làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
Các món ăn từ trứng
Trứng luộc, trứng hấp, bánh flan,… đều là những món ăn từ trứng giàu dinh dưỡng mà còn mềm dễ ăn cho người niềng răng.
Các món ăn mềm, nấu chín
Niềng răng ăn món gì, thường bác sĩ khuyên nên ăn các món được nấu chín mềm, dễ nuốt như súp, cháo, phở, cơm mềm,… Các loại thịt, rau củ quả khi nấu cũng phải cắt nhỏ, nấu chín mềm dễ nhai.
Các loại trái cây, rau củ quả
Nhóm thực phẩm này cung cấp chất xơ cùng nhiều vitamin và khoáng chất phù hợp cơ thể. Người niềng răng nên chọn lựa các loại trái cây mềm như đu đủ, xoài chín, chuối chín, thanh long, dưa hấu,… hay cắt nhỏ các loại trái cây, rau củ khi ăn.
Ngoài ra, cũng có thể ép lấy nước hay xay sinh tố rau củ quả bổ sung trong ngày để tăng cường dưỡng chất.
Gợi ý thực đơn niềng răng ăn món gì trong 1 tuần
Mức độ sau cũng như khó chịu ở mỗi người sẽ khác nhau nên cũng tùy theo cảm nhận, độ thoải mái mà chọn lựa món ăn phù hợp. Tuy nhiên, điểm chung là phải không ảnh hưởng đến khí cụ chỉnh nha, ảnh hưởng tiến độ răng dịch chuyển.
Sau đây là thực đơn gợi ý niềng răng ăn món gì trong 1 tuần, nhanh chóng bỏ túi ngay nhé.
Thứ 2: Súp gà, sữa chua và chuối
Gà nấu với súp nên xé nhỏ sợi, dễ nuốt sẽ giảm cảm giác đau, ê buốt cho người niềng răng. Các bữa phụ bổ sung thêm sữa chua và trái cây là chuối để gia tăng chất dinh dưỡng cũng như hạn chế cơn đói.
Thứ 3: Cháo khoai lang đậu xanh, trái cây là đu đủ.
Cháo nấu với khoai lang cùng đậu xanh ninh nhừ sẽ mang đến hương vị thơm ngon, mà còn dễ nuốt. Tráng miệng đu đủ chín vừa mềm, thanh ngọt mà còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt.
Thứ 4: Cháo tôm cà rốt, bánh flan phô mai
Cháo tôm cà rốt giàu chất dinh dưỡng nhưng tôm nên băm nhuyễn và cà rốt cắt nhỏ ninh nhừ cùng cháo. Tráng miệng bằng bánh flan phô mai không chỉ thơm ngon, dễ ăn mà còn giàu năng lượng.
Thứ 5: Trứng luộc, canh bí đỏ thịt băm, sữa chua
Cách chế biến trứng luộc và canh bí đỏ thịt băm vô cùng đơn giản mà lại đem đến nhiều dưỡng chất đáp ứng nhu cầu cơ thể. Tráng miệng sữa chua cung cấp thêm dinh dưỡng cũng như hỗ trợ quá trình tiêu hóa và cải thiện miễn dịch tốt hơn.
Thứ 6: Cơm nấu mềm, canh rau củ thịt viên, trái cây là thanh long
Cơm mềm sẽ giúp người niềng răng dễ nhai hơn, hạn chế đau. Và nấu canh củ nên nấu chín mềm để dễ ăn, hạn chế dùng lực nhai nhiều. Thanh long không chỉ mềm, ngọt thanh, mát mà còn giàu dinh dưỡng và hỗ trợ tiêu hóa tốt.
Thứ 7: Cháo thịt bằm rau củ, bánh bông lan
Cháo nấu nhừ cùng với rau củ và thịt băm kết hợp tráng miệng cùng bánh bông lan mềm góp phần đem đến cảm giác ngon miệng mà còn giàu năng lượng
Chủ nhật: Cơm mềm, thịt kho, canh bí thịt bằm, xoài chín
Cơm mềm, thịt kho xé nhỏ sẽ dễ ăn hơn mà hạn chế tình trạng đau nhức. Xoài tráng miệng vừa thơm, vừa mềm, cung cấp dinh dưỡng cho 1 ngày.
Niềng răng nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh niềng răng ăn món gì, người niềng răng cũng nên cân nhắc các món nên kiêng để tránh ảnh hưởng kết quả niềng và sức khỏe răng miệng.
- Tránh các thực phẩm quá cứng, quá dai, quá dẻo bởi dễ làm đứt, bung mắc cài hay dính răng khó vệ sinh dễ làm phát sinh bệnh lý: các loại bánh, sườn nướng, bánh dày, bánh nếp, kẹo cứng, bánh quy, đá cứng,…
- Hạn chế ăn các món quá nóng hay quá lạnh bởi khiến các răng trở nên nhạy cảm hơn
- Kiêng các món giòn, nhiều vụn vì mắc kẽ răng, mắc cài khó vệ sinh: gà rán, snack, khoai tây chiên,…
- Hạn chế các món nhiều đường, nhiều tinh bột vì bám dính răng dễ gây sâu răng, cũng như các bệnh lý khác.
- Kiêng các thực phẩm đậm màu như bia, rượu, cà phê, trà, soda, bởi làm hư hỏng men răng, ố vàng, xỉn màu.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết về niềng răng ăn món gì giúp mọi người bỏ túi các món ăn phù hợp. Điều này, có thêm kinh nghiệm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cơ thể cũng như răng miệng trong suốt quá trình chỉnh nha. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé.
Anh Thy