Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8, nó thường mọc khá trễ, Đồng thời nó không chỉ không có tác dụng cơ bản là nghiền nát thức ăn mà đôi khi còn khiến bạn gặp phải một số vấn đề sức khỏe răng miệng. Nhổ răng khôn là giải pháp giúp chấm dứt cơn đau và ngăn ngừa các biến chứng, được nhiều người lựa chọn. Vậy việc thực hiện nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Sau khi nhổ cần lưu ý gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau, bác sĩ My Auris sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.
Mục Lục
Giải đáp nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Vị trí mọc và hình thể của răng khôn sẽ khác với những răng bình thường. Do đó việc nhổ răng khôn cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, việc nhổ răng khôn có nguy hiểm gì không thì thực tế nó không ảnh hưởng gì xấu. Nhưng nó sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như: Kỹ thuật nhổ răng của bác sĩ, cơ địa mỗi người,…
- Yếu tố thần kinh: Răng mọc thường mọc sát dây thần kinh như dây thần kinh hàm trên, hàm dưới, dây thần kinh mắt,… Vì vậy, nhiều trường hợp sau khi nhổ răng khôn sẽ có cảm giác tê đầu lưỡi, môi, má,… Đây là ảnh hưởng của dây thần kinh khi nhổ răng, nhưng nó vẫn thuộc mức độ nhẹ. Do đó, trên thực tế, nhổ răng khôn không ảnh hưởng đến dây thần kinh, những triệu chứng sẽ hết hoàn toàn sau vài ngày.
- Các răng liền kề: Răng số 7 là răng liền kề với răng khôn, nó là răng hàm đảm nhiệm chức năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn. Đồng thời, răng số 7 cũng chịu tác động trực tiếp nếu răng khôn có vấn đề. Tuy răng khôn ảnh hưởng đến răng số 7, nhưng việc nhổ răng khôn sẽ không làm ảnh hưởng răng số 7. Thậm chí nó còn giúp bảo vệ răng số 7 tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm.
Tóm lại, nhổ răng khôn là thủ thuật không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như dây thần kinh liền kề. Mặt khác, việc nhổ răng khôn còn giúp bảo vệ các răng lân cận khỏi những tác động xấu của răng này, đảm bảo tốt cho khả năng ăn nhai.
Nhổ răng khôn có đau không?
Tuy biết rằng nhổ răng khôn có nguy hiểm không được các bác sĩ giải đáp là KHÔNG. Nhưng nhiều người bệnh vẫn không tránh khỏi nỗi lo sợ về cảm giác đau khi nhổ răng. Thực tế, với các bác sĩ giàu kinh nghiệm, thì nhổ răng khôn chỉ là thủ thuật nhỏ, không gây đau đớn.
Trước khi bắt đầu quy trình, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ để đảm bảo người bệnh không cảm thấy khó chịu hay đau đớn trong suốt quá trình nhổ răng. Người bệnh thường chỉ cảm thấy răng được bác sĩ thực hiện ấn nhẹ về phía trước hay phía sau, tuy nhiên sẽ không cảm thấy đau.
Ngay cả trong trường hợp răng mọc lệch và cần phẫu thuật rạch mở nướu răng, răng khôn sẽ được cắt thành từng phần trước khi nhổ. Bác sĩ sẽ khâu lại nướu như cũ để người bệnh không cảm thấy khó chịu.
Về cơ bản, nhổ răng khôn đau hay không còn phụ thuộc vào sự kết hợp giữa phương pháp gây tê, kỹ thuật nha khoa và tay nghề bác sĩ. Hầu hết, quá trình nhổ răng chỉ diễn ra trong vài phút. Tuy nhiên, với các răng mọc theo vị trí khó nhổ sẽ tốn nhiều thời gian hơn, khoảng 20 đến 40 phút.
Khi nào nên thực hiện nhổ răng khôn?
Lý do bạn được bác sĩ chỉ định nhổ răng khôn là bởi nó thường mọc tại các vị trí không thuận lợi, hoặc khi xương hàm đã hết chỗ mà răng khôn lại nằm quá sâu trong cung hàm. Khi răng khôn mọc, nó rất khó vệ sinh và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu.
Hiện đã có không ít trường hợp mọc răng khôn nhưng chủ quan, không nhổ bỏ và không được chữa trị kịp thời. Do đó nó gây lan nhiễm trùng sang các khu vực xung quanh.
- Cẩn nhổ răng khôn khi răng khôn mọc gây biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, ảnh hưởng các răng lân cận.
- Khi răng khôn chưa gây biến chứng nhưng có khe hở giắt thức ăn. Lâu dầu sẽ ảnh hưởng các răng bên cạnh thì cũng nên nhổ bỏ để ngăn ngừa các biến chứng.
- Khi răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị xương, nướu cản trở nhưng không có răng đối diện ăn khớp. Điều này có thể làm răng khôn mọc trồi dài lên hàm đối diện, tạo bậc thang giữa cá răng, gây nhồi nhét thức ăn,… do đó cần được nhổ bỏ.
- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở, tuy nhiên lại có hình dạng bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn. Lâu dần sẽ gây sâu răng, viêm nha chu răng bên cạnh.
- Răng khôn có bệnh nha chu, sâu răng, người bệnh cần làm chỉnh hình, trồng răng giả.
- Răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác.
Không phải bất cứ trường hợp răng khôn nào cũng cần phải nhổ. Nó có thể bảo tồn trong các trường hợp sau:
- Người bệnh mắc các bệnh lý mạn tính như rối loạn đông cầm máu, tim mạch, tiểu đường,…
- Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng như dây thần kinh, xoang hàm,…
Có nên thực hiện nhổ 4 răng khôn cùng lúc không?
Vì răng khôn nằm sâu trong khung hàm, nó thường khó tránh khỏi mảng bám và thức ăn, tích tụ vi khuẩn gây hại. Ngay cả những chiếc răng khôn mọc sâu dưới mô nướu cũng có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm tương tự.
Thông thường, việc nhổ răng khôn sẽ dễ dàng hơn khi thực hiện cho những người trẻ. Vì chân răng không chưa hình thành hoàn chỉnh, xương xung quanh mềm hơn và ít có nguy cơ làm tổn thương dây thần kinh hoặc cấu trúc răng lân cận. Nguy cơ xảy ra biến chứng hậu phẫu thường phổ biến hơn ở người trưởng thành. Việc nhổ 4 răng không cùng lúc sẽ giúp người bệnh:
- Tiết kiệm thời gian đi lại.
- Rút ngắn được nhiều thời gian hồi phục vết thương.
- Việc chăm sóc đúng cách cho răng khôn còn sót lại đòi hỏi phải kiểm tra định kỳ và chụp X-quang.
- Tránh làm ảnh hưởng tiêu cực đến các răng lân cận.
Do đó, bạn cần bác sĩ tư vấn nhổ 4 răng khôn cùng lúc hay không trước khi điều trị.
Sau khi nhổ răng khôn thì cần lưu ý gì?
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không sẽ có câu trả lời là KHÔNG. Tuy nhiên nó chỉ đảm bảo an toàn khi thực hiện đúng kỹ thuật. Đồng thời, sau khi nhổ răng sẽ cần lưu ý một số điểm sau:
- Sau khi nhổ răng, người bệnh cần hạn chế cử động cơ hàm hoặc nói chuyện. Bởi việc này có thể gây chảy máu nhiều hơn.
- Không nên chạm vào vết thương bằng ngón tay, lưỡi hoặc các đồ vật khác. Hạn chế ho, hắt hơi, xì mũi,… Bởi điều này có thể gây kích ứng và làm vết thương chảy máu.
- Bạn nên chườm đá để giúp cầm máu, giảm sưng. Nếu tình trạng sưng và đau sau khi nhổ răng khôn dần nặng hơn có thể dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, bạn cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Súc miệng với nước muối sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Bạn có thể đánh răng sau 24 giờ. Tuy nhiên, cần tránh đánh răng vào vị trí vừa nhổ răng.
- Chú ý dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp: Trong vòng 2 ngày sau nhổ răng, bạn cần tránh các hoạt động mạnh, chỉ nên nghỉ ngơi và kê gối cao khi ngủ.
- Xây dựng chế độ ăn phù hợp: Tránh đồ ăn nóng, cứng,… thay vào đó bạn chỉ nên ăn món dễ nhai.
- Cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu được nhổ răng khôn có nguy hiểm không. Khi có dấu hiệu đau nhức nhẹ, bạn cần thăm khám ngay với bác sĩ để có hướng điều trị và chỉ định nhổ phù hợp. Nhằm tránh các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tinh thần. Đồng thời, chú ý tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn sau khi nhổ răng để vết thương nhanh lành nhé!
Yến Nhi