Bà bầu ăn cóc được không – 5 lợi ích đối với sức khỏe

Bà bầu ăn cóc được không - 5 lợi ích đối với sức khỏe

Thèm chua là một trong các dấu hiệu phổ biến mà nhiều người mẹ khi đang có em bé xuất hiện. Trong đó, cóc chính là món ăn đầu tiên có thể giúp người mẹ thỏa cơn thèm ngay lập tức với vị chua đặc trưng, đồng thời loại quả này cũng khá quen thuộc và dễ tìm. Tuy nhiên, thực tế thì bà bầu ăn cóc được không? Để có được lời giải đáp, mời bạn tham khảo các thông tin tổng hợp sau cùng My Auris nhé!

Giải đáp bà bầu ăn cóc được không?

Trong giai đoạn mang thai, bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe đúng cách thì việc ăn gì, ăn như thế nào, ăn bao nhiêu luôn cần được người mẹ quan tâm để không gây bất lợi cho sức khỏe. Do đó, khi có bầu và thèm chua, điều này khiến không ít người thắc mắc bà bầu ăn cóc được không.

Giải đáp bà bầu ăn cóc được không?
Giải đáp bà bầu ăn cóc được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong cóc có thể mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Cụ thể, với 100g thịt cóc sẽ bổ sung:

Năng lượng 59 calo
Chất xơ 10,7g
Chất béo 0,3g
Carbohydrate 13,4g
Chất đạm 3,5g
Canxi540mg 
Sắt 6,2mg 
Phot pho82mg
Natri 12mg 
Kali 579,0mg
Vitamin C29mg
Vitamin B3 1,5mg
Beta-caroten1.624mcg
Vitamin B2 0,20mg
Vitamin B1 0,06mg

Nhìn chung vào thành phần dinh dưỡng, hẳn là bạn sẽ bất ngờ khi thấy quả cóc có nhiều dinh dưỡng ấn tượng, giàu hàm lượng vitamin và các khoáng chất. Do đó, các mẹ bầu có thể bổ sung cóc nếu có cảm giác thèm chua, hay ưa thích loại trái cây này mà không gặp bất kỳ vấn đề gì. Mặt khác, cóc còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe đối với người mẹ và ít loại trái cây nào có được, tuy nhiên người mẹ hãy lưu ý chỉ nên ăn ở mức vừa phải thôi nhé!

Lợi ích của quả cóc mang lại cho các mẹ bầu 

Bà bầu ăn cóc được không thì khi có em bé, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn bởi đây là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe thai kỳ. Cụ thể:

Lợi ích của quả cóc mang lại cho các mẹ bầu 
Lợi ích của quả cóc mang lại cho các mẹ bầu

Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cho cơ thể người mẹ 

Khi có em bé, hệ miễn dịch của cơ thể người mẹ suy yếu. Đây là điều kiện thuận lợi đối với các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus và các mầm bệnh xâm nhập, phát triển và gây bệnh cho người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung các chất chống oxy hóa là điều cần thiết.

Cóc là loại trái cây giàu hàm lượng vitamin C, ngờ đó mà nó trở thành nguồn cung cấp vitamin C dồi dào cho người mẹ, góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời, việc mẹ bầu ăn cóc còn thúc đẩy quá trình hình thành collagen, từ đó giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa 

Cóc có chứa một lượng chất xơ cao, tốt cho hệ tiêu hóa. Nhờ đó, việc mẹ bầu ăn cóc sẽ giúp hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn tình trạng táo bón cũng như rối loạn tiêu hóa thường gặp.

Mặt khác, nhờ việc tiêu thụ lượng lớn chất xơ có trong cóc mà người mẹ có thể kiểm soát cân nặng khi đang mang thai, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tiểu đường, tim mạch,…

Ngăn thiếu máu do thiếu sắt 

Sắt là một trong những chất dinh dưỡng cần cho quá trình tái tạo máu trong cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ ra rằng, trong 100g cóc có thể cung cấp 6,2mg sắt. Do đó, mà cóc được xếp vào danh sách các loại trái cây giàu sắt, người mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Bổ sung hàm lượng canxi 

Bổ sung hàm lượng canxi 
Bổ sung hàm lượng canxi

Canxi là dưỡng chất quan trọng với khả năng hỗ trợ xây dựng khung xương, cũng như phát triển hệ xương của bé trong những năm tháng đầu đời. Thêm vào đó, bổ sung canxi còn giúp người mẹ tránh được tình trạng loãng xương, cũng như mất lượng canxi lớn sau khi sinh.

Hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết, giảm thiểu nguy cơ tiểu đường thai kỳ 

Tiểu đường thai kỳ là một trong các bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần chú trọng kiểm soát, cân bằng trong chế độ ăn uống khoa học, nhằm tránh tình trạng dư thừa đường trong máu. Các nhà khoa học cũng chỉ ra, cóc là một loại thực phẩm hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu rất hiệu quả.

Ăn quá nhiều cóc sẽ gây tác dụng phụ gì cho mẹ bầu?

Cóc mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và bà bầu ăn có được không luôn được bác sĩ khuyến khích bổ sung. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý không nên ăn quá nhiều để tránh dẫn đến các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của cả hai mẹ con. Thực tế, cóc có vị hơi đắng và chứa nhiều axit, việc thường xuyên ăn với lượng nhiều có thể dẫn đến tình trạng dư thừa axit trong dạ dày. Từ đó ảnh hưởng sức khỏe, gây viêm loét dạ dày, hay thậm chí nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày.

Mặt khác, cóc có chứa một hàm lượng chất xơ tương đối lớn. Việc ăn nhiều cũng khiến chất xơ trong cơ thể bị dư thừa, gây tình trạng đầy bụng cho người mẹ. Từ đó không thể bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết từ các nguồn thực phẩm khác.

Mẹ bầu nên ăn cóc như thế nào cho an toàn?

Bà bầu ăn cóc được không tuy được khuyến khích, nhưng hãy lưu ý ăn đúng cách để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do đó, người mẹ cần chú ý một số điểm sau: 

Mẹ bầu nên ăn cóc như thế nào cho an toàn?
Mẹ bầu nên ăn cóc như thế nào cho an toàn?
  • Mỗi ngày không nên ăn quá nhiều cóc, các chuyên gia khuyên rằng 1 ngày người mẹ chỉ nên ăn khoảng 300g. Đối với những mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, tá tràng, đau dạ dày cần phải hạn chế việc ăn cóc cũng như một số loại trái cây có vị chua khác.
  • Khi mua, người mẹ nên chọn các loại quả cóc tươi, tránh ăn cóc héo. Đồng thời, thay vì cóc xanh, mẹ bầu nên chọn cóc chín để hạn chế gây tình trạng ê buốt răng, dễ tiêu hóa hơn và hạn chế làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của dạ dày.
  • Trước khi ăn mẹ nên rửa cóc dưới vòi nước sạch, sau đó gọt sạch vỏ để tránh nguy cơ dư thừa thuốc bảo vệ thực vật còn tồn đọng ở lớp vỏ cóc, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé cũng như người mẹ.

Hy vọng với những chia sẻ trên, My Auris đã giúp bạn biết được bà bầu ăn cóc được không. Thực tế, tuy cóc có khả năng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người mẹ, và thai nhi nhưng người mẹ không vì thế mà lạm dụng, ăn quá nhiều cóc. Các vấn đề dinh dưỡng, tốt nhất người mẹ nên thăm khám trực tiếp với các bác sĩ và chuyên gia để được hỗ trợ tư vấn và cải thiện dinh dưỡng ngày một khoa học hơn.

Yến Nhi

chat zalo
messenger