Gừng có nguồn gốc xuất xứ từ Đông Nam Á, nó chính là một loại gia vị phổ biến được sử dụng trong các món ăn và cũng chính là vị thuốc trong y học trên khắp nơi. Củ gừng hiện có chứa nhiều chất tự nhiên, có khả năng tăng cường sức khỏe và cải thiện thể trạng của con người. Vậy cụ thể, ăn gừng có tác dụng gì – Hãy cùng My Auris tìm hiểu ngay trong bài viết sau, các lợi ích mà bạn không nên bỏ qua từ loại thực phẩm này.
Mục Lục
Hỏi đáp ăn gừng có tác dụng gì?
Tương tự như nhiều loại thuốc thảo dược khác trên thị trường, gừng cũng cần có nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về việc người dùng ăn gừng có tác dụng gì. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật mà gừng có thể mang lại cho sức khỏe của bạn:
- Ngăn trào ngược dạ dày, nếu bạn từng bị ợ chua, bạn sẽ biết nó khó chịu như thế nào. Trào ngược dạ dày xảy ra khi axit dạ dày đi lên ống dẫn thức ăn, gây cảm giác bỏng rát kéo dài. Sử dụng nước gừng có thể hỗ trợ giảm cơn đau, nó còn giúp giảm đau dạ dày, giảm sản sinh axit. Bạn có thể ăn gừng nhằm ngăn tình trạng ợ chua hay pha một ít trà gừng với mật ong để thưởng thức!
- Hạn chế chứng ốm nghén: Cảm giác buồn nôn liên tục sẽ làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Hãy thử dùng một ít gừng để giảm bớt triệu chứng này. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi ăn, bởi ăn nhiều gừng có thể dẫn đến sảy thai. Mặt khác, gừng còn được chứng minh hỗ trợ giảm triệu chứng buồn nôn, say xe, say sóng tàu,…
- Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và gừng hoạt động như chất chống viêm: Khi bị khó tiêu, ăn gừng mỗi ngày sẽ có khả năng đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, đảm bảo bạn chỉ tiêu thụ một lượng thức ăn hợp lý. Ăn gừng vào mỗi sáng sẽ giảm chứng viêm dạ dày, đặc biệt hiệu quả với người bệnh tái đi tái lại nhiều lần.
- Hỗ trợ giảm lượng đường trong máu và giúp năng bệnh tim: Gừng với các thành phần mạnh sẽ giúp giảm lượng đường trong máu cũng như ngăn bệnh tim. Việc ăn gừng mỗi ngày có thể điều chỉnh được việc sản sinh insulin ở người bệnh mắc bệnh tiểu đường. Vì gừng có khả năng giảm lượng cholesterol nên có thể ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đột quỵ, tim mạch. Đồng thời, nó còn hỗ trợ giảm bớt sự hình thành của cục máu đông gây nên tình trạng đau tim.
- Hỗ trợ cải thiện cân nặng: Nếu bạn không thích tập thể thao, hay ăn kiêng thì việc ăn gừng có tác dụng gì lúc này sẽ hỗ trợ bạn giảm cân. Với đặc tính được gọi là gingerols và shogaols – Hỗ trợ trong các hoạt động sinh học của cơ thể. Chúng xúc tác quá trình trao đổi chất và có tác dụng giảm nồng độ cholesterol, từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân được hiệu quả.
- Ngăn tình trạng ung thư: Gừng được nghiên cứu và chứng minh có hợp chất diệt tận gốc một số bệnh lý ung thư. Nếu như bạn ăn gừng thì các tế bào ung thư vú sẽ bị ức chế hoàn toàn, hoặc giảm sự phát triển.
- Hỗ trợ giảm đau cơ và tình trạng nhức mỏi: Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng khi ăn gừng sống hay nấu chín với lượng nhỏ mỗi ngày sẽ giúp giảm đau cơ. Đồng thời, những người ăn gừng sẽ phục hồi cơn đau nhức cơ được nhanh hơn. Những người không ăn gừng sẽ cần rất nhiều thời gian để hồi phục hoàn toàn.
- Giảm nguy cơ bị nhiễm trùng: Hợp chất gingerol có trong gừng được biết có khả năng hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Hợp chất này ngăn chặn sự nhân lên của vi khuẩn bằng cách đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Gừng sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng bao gồm viêm nướu, nhiễm trùng đường hô hấp. Hiện trà gừng có thể mang lại hiệu quả trong việc điều trị các bệnh lý nhiễm trùng và virus cúm. Bạn nên uống ít nhất 2 đến 3 ly trà gừng nóng với chanh, nó sẽ giúp bạn khỏi bệnh cúm được nhanh hơn.
Có nên cho các em nhỏ ăn gừng không?
Tuy rằng biết ăn gừng có tác dụng gì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn lo lắng khi cho con ăn. Theo các bác sĩ, cha mẹ nên cho con ăn gừng, nó là gia vị hoàn toàn an toàn với các em nhỏ.
Bạn có thể thêm gừng vào các món ăn của bé nhằm tăng thêm hương vì. Đồng thời, nhiều người còn cho rằng việc nêm gừng sẽ tốt hơn nêm muối hay đường vào chế độ ăn của các bé.
Thời điểm tốt nhất để thêm gừng vào chế độ ăn của bé là sau khi bé bắt đầu ăn dặm được một thời gian. Nếu bạn bắt đầu cho bé ăn dặm từ lúc 6 tháng thì hãy đợi cho đến khi bé được 8 tháng mới nên cho bé bắt đầu ăn gừng nhé.
Tác dụng phụ và một số lưu ý cần biết khi sử dụng gừng
Dù ăn gừng có tác dụng gì cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng và hỗ trợ cải thiết sức khỏe tốt. Nhưng bạn cũng cần biết thêm về các tác dụng phụ, cũng như một số lưu ý sử dụng loại thực phẩm này:
Một số tác dụng phụ của gừng
- Dù chỉ sử dụng với một lượng nhỏ, nhưng với một số người vẫn gặp các tác dụng phụ như đầy hơi, ợ nóng, gây kích ứng xung quanh miệng hay làm cho dạ dày bị khó chịu.
- Khi dùng với lượng gừng nhiều, có thể xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng như làm tăng nguy cơ chảy máu – đặc biệt là ai đang gặp vấn đề rối loạn chảy máu, phụ nữ mang thai, tiểu đường, tim mạch hay có thể gây phản ứng với một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng.
Một số lưu ý khi ăn gừng
- Không nên dùng nhiều hơn 5g gừng trong mỗi ngày.
- Với những ai đang gặp vấn đề liên quan đến sức khỏe, cần chú ý về liều lượng gừng bổ sung mỗi ngày, tốt nhất bạn cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Điển hình như phụ nữ đang mang thai, vì gừng có khả năng làm ảnh hưởng đến hormone giới tính của thai nhi, thậm chí gây dị tật.
- Bạn có thể ăn một ít gừng tươi trước khi dùng bữa nhằm tăng kích thích vị giác và tiết dịch tiêu hóa.
- Có thể uống một ít nước gừng hay trà gừng để làm ấm cơ thể, giảm tình trạng đầy hơi, đờm trong cổ họng và nghẹt mũi.
- Dùng gừng thoa lên da, tuy nhiên chỉ nên thoa thử một vùng nhỏ trước để xem có gây kích ứng cho da hay không, và chỉ nên thoa trong khoảng thời gian ngắn.
Hy vọng với những thông tin này có thể giúp bạn biết được ăn gừng có tác dụng gì. Mỗi loại thực phẩm đều có lợi và có hại, do đó bạn cần chú ý các lưu ý và tác dụng phụ của thực phẩm. Hạn chế sử dụng nếu bị dị ứng, nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. Tham khảo qua ý kiến bác sĩ cũng là cách biết chính xác bạn nên dùng gừng như thế nào cho hợp lý – Điển hình là phụ nữ mang thai cần chú ý khi sử dụng!
Yến Nhi