Ăn gì mau lành vết thương? Vai trò của dinh duõng

ăn gì mau lành vết thương

Chăm sóc vết thương cho mau lành là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo sức khỏe của bạn đang tốt hằng ngày bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và vệ sinh vết thương đúng cách. Do đó, việc bạn ăn gì hay kiêng gì khi bị thương là điều mà bệnh nhân cần phải quan tâm để xây dựng các mô mới một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Bản chất của quá trình lành thương

Quá trình lành thương của một vết thương sẽ bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn; giai đoạn mô hạt để làm đầy vết thương. Cuối cùng là giai đoạn tái tạo biểu bì, đây cũng là giai đoạn được là vết thương đã lành hoàn toàn. 

Để quá trình lành thương và tạo sẹo của một vết thương nhanh hay chậm, xấu hay đẹp sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: 

  • Bản chất của vết thương: vết thương nhỏ, nông thì quá trình lành thương sẽ được diễn ra nhanh hơn và có thể không thể để lại sẹo. Ngược lại, với những trường hợp vết thương sâu và bị mưng mủ thì khả năng để lại sẹo cao.
  • Cách xử lý vết thương đúng và kịp thời sẽ giúp vết thương mau lành và tránh được các trường hợp nhiễm trùng, mưng mủ.

Tuy nhiên, một yếu tố khác làm chậm quá trình lành thương và tạo ra vết sẹo sẽ bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc không đa dạng các thực phẩm dẫn đến thiếu chất đạm, thiếu vitamin, selen và kẽm,..

ăn gì mau lành vết thương
Vai trò của thực phẩm khi chữa lành vết thương

Vì sao cần quan tâm chế độ ăn uống để vết thương mau lành 

Sau khi tìm hiểu bản chất cũng như các giai đoạn lành thương thì dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và chữa lành vết thương. Chế độ dinh dưỡng kém hoặc trong quá trình chữa bệnh có thể làm giảm suy giảm độ bền và quá trình lành vết thương lâu lành hơn. 

Mục đích việc chữa lành vết thương là quá trình thay thế mô bị thương bằng mô mới do cơ thể sản sinh, cần phải đòi hỏi tăng cường tiêu thụ năng lượng và các chất dinh dưỡng. Khi cơ thể phải chịu một vết thương sẽ tiết ra hormone căng thẳng và sự trao đổi chất cung cấp cho khu vực bị thương với hàm lượng dinh dưỡng cần thiết để chữa lành. Hơn nữa, nếu giai đoạn này kéo dài và cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái suy dinh dưỡng.

Tùy vào tình trạng sẽ khiến cho cơ thể phá vỡ protein để sử dụng làm năng lượng, giảm nguồn cung cấp các axit amin cần thiết để duy trì protein trong cơ thể là làm lành vết thương. Mặt khác, việc suy dinh dưỡng không những vết thương không lành, mà làm ảnh hưởng chỉ số khối cơ (BMI) thấp, lúc này việc chữa lành vết thương sẽ bị trì hoãn. 

Vì thế, một chế độ ăn uống để vết thương mau lành là điều kiện mà bạn cần phải đáp ứng nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng theo yêu cầu.

Ăn gì mau lành vết thương?

Một số chất dinh dưỡng dưới đây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương, gồm:

Bổ sung chất đạm 

Chất đạm hay protein là cơ sở để duy trì và sửa chữa các mô cơ thể. Lượng protein thấp sẽ gây ra hiện tượng giảm phát triển collagen, đồng thời làm chậm quá trình lành vết thương. Ngược lại, cung cấp với lượng protein thích hợp sẽ giúp vết thương mau lành. 

Các nguồn cung cấp protein có trong thịt đỏ và trắng, cá, trứng, gan. Và các sản phẩm làm bằng sữa, đậu nành và các loại đậu như quả hạch, các loại hạt, ngũ cốc.

ăn gì mau lành vết thương
Cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể

Cung cấp năng lượng cho cơ thể 

Các nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể chính là carbohydrate và chất béo. Vì nhu cầu chính về năng lượng từ vết thương sẽ được tạo ra bởi quá trình tổng hợp collagen. Theo đó, nhu cầu năng lượng để chữa lành sẽ tăng theo kích thước và mức độ phức tạp của vết thương.

Chất béo 

Chất béo gồm chất béo bão hòa và không bão hòa, đồng thời là nhiên liệu quan trọng trong việc chữa lành vết thương. Hơn nữa, chất béo là một nguồn năng lượng tập trung và an toàn. Với các nguồn chất béo tốt để thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương bao gồm thịt, các sản phẩm được làm bằng từ sữa nguyên kem, phomai, kem, sữa chua,..

Một điều quan trọng nhất là phải duy trì quan trọng của cơ thể trong quá trình chữa lành vết thương. Trường hợp một người thừa cân, cần phải có kế hoạch giảm cân cho đến khi vết thương hoàn toàn lành. Ngược lại, những người thiếu cân nên cố gắng tăng cân về mức bình thường.

Cung cấp L – Arginine 

L – Arginine là một axit amin có vai trò trong việc tổng hợp protein cấu trúc. Khi chưa lành vết thương, cơ thể cần nhiều protein hơn nên việc cung cấp L – Arginine là điều cần thiết. 

Để bổ sung arginine là khi tăng cường chuyển hóa protein, giúp giảm mất cơ và tổng hợp collagen. Từ đó, giúp tăng độ bền của vết thương đồng thời giúp vết thương mau lành.

Cung cấp vitamin A, C cho cơ thể 

Vitamin C đóng vai trò trong việc tổng hợp collagen với các liên kết ngang trong phức hợp cũng như sự hình thành các mạch máu mới. Vitamin C được tìm thấy hầu hết trong trái vầy và rau quả, đặc biệt là cam, bưởi, cà chua và các loại rau. 

Vitamin A giúp làm răng phản ứng viêm ở vết thương, kích thích tổng hợp collagen. Nguồn cung cấp vitamin A có nhiều trong sữa, phomai, trứng, cá, rau màu xanh đậm, trái cây màu đỏ và rau tươi.

ăn gì mau lành vết thương
Hãy lễn kế hoạch thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày

Cung cấp kẽm và selen cho cơ thể 

Kẽm là một nguyên tố vi lượng, được tình thấy với một lượng nhỏ trong cơ thể, đặc biệt có vai trò chữa lành vết thương. Ngoài ra, kẽm còn tham gia vào quá trình tổng hợp protein và collagen. Ngược lại, khi chữa lành vết thương mà thiếu kẽm sẽ giảm sản xuất tế bào. Nguồn cung cấp kẽm trong chế độ ăn bao gồm thịt đỏ, cá, và động vật có vỏ như tôm, hoặc các sản phẩm từ sữa, thịt gà, cầm và trứng.

Sắt là khoáng chất cung cấp oxy cho vết thương. Do đó, thiếu sắt có thể làm giảm khả năng chữa lành. Hơn nữa, thiếu sắt có thể làm suy giảm sản xuất collagen và độ bền của vết thương.

Uống nhiều nước 

Nước là một yếu tố quan trọng trong việc ăn gì mau lành vết thương. Hơn nữa, việc dưỡng ẩm là một trong những cách chữa lành vết thương, nếu trường hợp da bị mất nước sẽ kém đàn hồi hơn, và dễ bị tổn thương hơn.

Mất nước sẽ làm giảm hiệu quả lưu thông máu, từ đó làm suy giảm việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho vết thương. Vì thế bạn cần phải cung cấp nước cho cơ thể mỗi ngày.

Tóm lại, các loại thực phẩm như rau, trái cây có chứa nhiều protein và chất béo lành mạnh sẽ giúp vết thương mau lành. Vì thế, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ làm giảm viêm, cải thiện hệ thống miễn dịch và cung cấp năng lượng giúp cơ thể phục hồi.

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách chăm sóc bản thân khi bị thương cũng như tìm hiểu ăn gì mau lành lành vết thương. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu dịch vụ, mời Quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với nha khoa My Auris, các bác sĩ sẽ tư vấn kỹ hơn cho bạn nhé!

Kim Dung

chat zalo
messenger