Răng sâu bị vỡ hết nên xử lý như thế nào?

Răng sâu bị vỡ hết nên xử lý như thế nào?

Sâu răng là tình trạng bệnh lý răng miệng xảy ra phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Nếu như không điều trị kịp thời, sâu ngày càng nặng dẫn đến vỡ hết cấu trúc của răng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng và cơ thể. Vậy răng sâu bị vỡ hết nên xử lý như thế nào? Hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé. 

Tình trạng răng sâu bị vỡ hết 

Sâu răng ban đầu xuất hiện trên răng chỉ là những đốm đen nhỏ li ti. Nếu như được phát hiện kịp thời và điều trị thì cấu trúc răng được bảo tồn. Ngược lại, các đốm đen ngày càng lớn và hình thành nên những vết nứt lớn hơn. 

Đồng thời, răng sâu lúc này trở nên giòn và dễ gãy. Từ đó, các vi khuẩn sẽ ăn mòn dần cấu trúc răng, khiến răng vỡ hết, không còn giữ được cấu trúc nguyên vẹn. 

Tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh bị sâu. Do đó, ngay khi xuất hiện các triệu chứng sau đây nên đến nha khoa/ bệnh viện để được kiểm tra và thăm khám kịp thời: 

  • Xuất hiện những cơn đau răng dữ dội, ê buốt nhiều nhất là khi ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh. 
  • Phần nướu bị sưng và chảy máu. Khi vi khuẩn ở khoang miệng sinh sôi sẽ không chỉ tấn công cấu trúc răng mà còn khiến nướu trở nên nhạy cảm hơn. 
  • Tình trạng đau răng không chấm dứt mà kéo dài dai dẳng 
  • Cấu trúc răng không nguyên vẹn, bị nứt vỡ và màu sắc răng chuyển vàng hoặc ngả nâu do vi khuẩn xâm nhập. 
 răng sâu bị vỡ hết
Tình trạng răng sâu bị vỡ hết

Nguyên nhân răng sâu bị vỡ hết 

Khi răng sâu bị vỡ kèm theo các cơn đau nhức khiến người ta cảm thấy khó chịu, suy giảm ăn uống. Bên cạnh dấu hiệu này thì răng sâu vỡ hết còn gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy đâu là nguyên nhân?

  • Do tác động của vi khuẩn: khi thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột tồn tại trong khoang miệng lâu ngày sẽ chuyển thành acid bám trụ vào thành răng gây sâu răng. Theo thời gian, chúng sẽ ăn mòn men răng khiến răng trở nên giòn và dễ vỡ hơn.
    Do đó, khi có tác động nào cũng khiến cho răng vỡ hết nhanh chóng. 
  • Viêm tủy răng: khi tủy bị tổn thương thì răng sâu dễ bị vỡ và vỡ nhiều, thậm chí là chết tủy và mất răng vĩnh viễn. 
  • Các tác động bên ngoài: khi răng sâu chịu nhiều tác động từ bên ngoài như va đập, nhai thức ăn cứng cũng khiến cho răng vỡ nhiều. 
  • Thói quen vệ sinh răng miệng: Khi răng miệng không được làm sạch đúng cách, thức ăn thừa bám lại trên răng sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi tấn công men răng gây sâu và vỡ răng nhanh chóng. 
  • Các bệnh lý khác: đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản xuất hiện triệu chứng ợ chua, dịch tiết trong dạ dày chứa acid gây mòn răng khiến răng bị sâu và dễ vỡ.
  • Thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng: khi cơ thể bị thiếu chất thì ít nhiều men răng cũng bị thiếu hụt, men răng ít khoáng chất sẽ dễ bị gãy và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây sâu răng. 
 răng sâu bị vỡ hết
Nguyên nhân răng sâu bị vỡ hết

Răng sâu bị vỡ hết nên xử lý như thế nào?

Tùy vào mức độ sâu răng mà bác sĩ thăm khám và chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Với những trường hợp răng sâu nhẹ, không có vỡ nhiều thì bác sĩ chỉ định trám răng. Với những tình trạng còn có khả năng bảo vệ cấu trúc răng thì bác sĩ sẽ điều trị tủy, tiến hành mài răng gốc để bọc sứ. Đối với những chiếc răng sâu bị vỡ hết, không còn nguyên vẹn thì bác sĩ bắt buộc chỉ định nhổ bỏ răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng, tránh những nguy cơ tiềm ẩn sau này. 

Sau khi nhổ bỏ răng sâu bị vỡ hết, tùy vào tình trạng, điều kiện kinh tế và nhu cầu của mỗi khách hàng mà bác sĩ tư vấn phương pháp phục hình phù hợp, có thể là bắt cầu sứ hay trồng implant. 

răng sâu bị vỡ hết
Răng sâu bị vỡ hết nên xử lý như thế nào?

Những hậu quả của việc không điều trị răng sâu vỡ hết 

Các răng sâu nặng đã bị vỡ hết, cấu trúc không còn nguyên vẹn nếu không được điều trị, không chịu nhổ bỏ răng sẽ gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm khác như:

Những cơn đau nhức kéo dài 

Đau răng do sâu răng vô cùng khó chịu, các cơn đau dai dẳng và lan đến cả đầu. Bởi tủy răng là nơi chứa các dây thần kinh liên quan đến não bộ. Khi cấu trúc răng mất đi, tủy răng không còn được bảo vệ, lúc này vi khuẩn có cơ hội trực tiếp tấn công vào các dây thần kinh. Do đó, các cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, công việc. 

răng sâu bị vỡ hết
Những cơn đau nhức kéo dài – Những hậu quả của việc không điều trị răng sâu vỡ hết

Áp xe chân răng 

Khi răng đã vỡ ra, vi khuẩn sẽ tiếp tục xâm nhập vào phần chân răng và nướu răng gây viêm nhiễm. Các túi mủ sẽ được hình thành tại vị trí răng sâu và có khả năng lan sang các răng lân cận. 

Hôi miệng 

Vi khuẩn trong ổ sâu kết hợp với vi khuẩn trong khoang miệng khiến cho hơi thở có mùi khó chịu. Điều này khiến người bị sâu răng ngại và mất tự tin trong giao tiếp, cười nói hằng ngày. 

Nhiễm trùng 

Khi răng sâu bị vỡ hết còn chân răng mà không được điều trị kịp thời thì tình trạng sâu ăn vào ngày càng nặng. Khi các dây thần kinh trong tủy răng bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng răng, xương hàm quanh răng và thậm chí là tiêu xương hàm. 

Ảnh hưởng đến các răng lân cận

Răng sâu nặng không được loại bỏ sẽ khiến cho vi khuẩn sâu răng tiếp tục tấn công và ăn vào các răng lân cận. Điều này khiến cho các răng còn lại không còn chắc khỏe, cũng bị sâu và có khả năng mất răng vĩnh viễn. 

răng sâu bị vỡ hết
Ảnh hưởng đến các răng lân cận – Những hậu quả của việc không điều trị răng sâu vỡ hết

Gây xô lệch răng

Răng vỡ nặng sẽ tạo nên khoảng trống trên cung hàm. Từ đó, khiến các răng còn lại có xu hướng đổ về khoảng trống này gây lệch hàm, sai khớp cắn. 

Mất thẩm mỹ 

Răng vỡ hết sẽ không còn nguyên vẹn gây mất thẩm mỹ trong cười nói, giao tiếp.

Suy giảm ăn nhai, ảnh hưởng tiêu hóa 

Lực ăn nhai suy giảm do răng vỡ kèm các cơn đau nhức. Lúc này, cơ thể không chỉ dễ bị thiếu chất mà còn ảnh hưởng tiêu hóa do thức ăn không được nhai, nghiền kỹ trước khi xuống dạ dày. 

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về răng sâu bị vỡ hết giúp mọi người hiểu hơn vấn đề. Từ đó, biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn. Ngoài ra, khi xuất hiện đau nhức dù chỉ là nhỏ nhất cũng nên thăm khám sớm để tránh tình trạng thêm nặng. Hãy liên hệ nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé. 

Anh Thy

chat zalo
messenger