Răng khôn mọc lên trong suốt cả quá trình đều gây đau nhức khó chịu ảnh hưởng nhiều đến ăn uống, sinh hoạt và công việc hàng ngày. Tuy nhiên, có khá nhiều lời khuyên cũng như đồn đoán về việc nhổ răng khôn gây ra biến chứng, nguy hiểm. Vì vậy, nhiều người chịu đau nhức thay vì đi nhổ bỏ. Để tìm hiểu nhổ răng khôn có nguy hiểm không và biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới, cùng My Auris theo dõi bài viết sau đây nhé.
Nhổ răng khôn hàm dưới nguy hiểm không?
Răng khôn còn được gọi là răng số 8 – đây là răng mọc cuối cùng trên cung hàm. Răng thường có kích thước lớn và mọc vào thời điểm người trưởng thành 17-25 tuổi nên xương hàm không còn đủ chỗ. Do đó, răng khôn chen lên gây nên tình trạng đau nhức nhiều.
Trường hợp răng khôn mọc thẳng cũng gây đau nhức nhưng sẽ giảm được các nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng hơn răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, xâm lấn răng bên cạnh,… Các trường hợp này cần loại bỏ răng khôn sớm để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Theo các bác sĩ, nhổ răng khôn không đáng sợ, không nguy hiểm nếu được thực hiện nhổ răng tại cơ sở uy tín, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, điều kiện vô trùng. Đặc biệt là sự kết hợp tay nghề bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, kỹ thuật tốt với máy móc, thiết bị hỗ trợ hiện đại tiên tiến.
Ngược lại, nếu đến các cơ sở không đảm bảo, bác sĩ kém tay nghề,… có thể gây nên nhiều hậu quả và biến chứng sau khi nhổ răng khôn.
Biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới
Biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới thường gặp, cụ thể như sau:
Chảy máu kéo dài
Sau khi nhổ răng khôn hàm dưới, máu chảy trong vòng 30-60 phút hoặc có thể lâu hơn 1-2 tiếng là điều bình thường. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian đó mà máu vẫn chảy liên tục thì khả năng dẫn đến nhiễm trùng máu và các biến chứng nghiêm trọng khác.
Tình trạng chảy máu không ngừng sau nhổ răng khôn hàm dưới có thể là:
- Quá trình nhổ răng làm đứt mạch máu lớn khiến máu chảy ra từ mạch máu nhỏ trong niêm mạc hoặc màng xương chân răng
- Trong quá trình nhổ răng khôn, bác sĩ để sót lại các tổ chức hạt của chóp chân răng.
- Thực hiện nhổ răng khôn trong điều kiện viêm nhiễm, thành mạch bị biến đổi.
- Thao tác nhổ răng khôn làm ảnh hưởng, tổn thương đến các tổ chức mô xung quanh răng.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng là một trong những biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới thường gặp. Nhổ răng khôn không tránh khỏi việc tác động đến nướu và xương hàm dẫn đến tình trạng đau nhức và sưng. Những tình trạng này có thể tiến triển thành nhiễm trùng nếu được vệ sinh không sạch. Biểu hiện của nhiễm trùng: đau nhức kéo dài, vùng xương hàm hoặc cổ bị đau nhói, sưng nướu, xuất hiện ổ mủ có máu, màu sắc răng thay đổi, sốt,…
Theo đó, nguyên nhân gây nhiễm trùng sau nhổ răng khôn do:
- Răng nằm ở vị trí quá sâu khiến việc rạch nướu tạo nhiều lỗ hổng để vi khuẩn sinh sôi.
- Vệ sinh răng miệng sau nhổ răng không đúng cách
- Tay nghề bác sĩ kém, nhổ răng không đúng kỹ thuật
- Dụng cụ nhổ răng không được sát trùng, khử khuẩn cẩn thận
- Hút thuốc lá sau khi nhổ răng gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Sưng mặt
Biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới không thể không nhắc đến sưng mặt. Không chỉ sưng mà tình trạng này còn kéo dài trong nhiều ngày kèm với xuất hiện ổ mủ ở vết mổ, hôi miệng,… Nguyên nhân gây nên biến chứng này:
- Nhổ răng khôn hàm dưới ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây tổn thương vùng nướu.
- Tay nghề bác sĩ không vững, nhổ răng không đúng kỹ thuật, còn sót lại chân răng
- Xử lý vết mổ không sạch gây ra nhiễm trùng, đau nhức, sưng mặt
- Vệ sinh và chăm sóc vết thương không đúng hướng dẫn của bác sĩ
Tổn thương dây thần kinh liên quan
Vị trí răng mọc và hình thể răng khôn lớn nên nhổ răng khó khăn hơn nhiều so với các răng khác. Song, bác sĩ có tay nghề, kỹ thuật tốt mặc dù có ảnh hưởng nhưng chỉ ở mức độ nhẹ và không gây nguy hiểm. Đặc biệt với răng khôn hàm dưới thì liên quan đến dây thần kinh nhiều nên nếu để bác sĩ thiếu kinh nghiệm có thể gây ảnh hưởng dây thần kinh kéo dài, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng, phá hủy xương hàm và mô nướu.
Trường hợp thao tác nhổ răng khôn hàm dưới quá thô bạo hoặc dây thần kinh nằm quá sát chân răng khôn hàm dưới mà bác sĩ không phát hiện sẽ rất dễ gây tổn thương, làm tê và loạn cảm giác ở môi.
Tổn thương răng số 7
Răng số 7 là răng hàm sát bên răng khôn. Việc nhổ răng đúng kỹ thuật sẽ không ảnh hưởng đến răng số 7 nhưng nếu nhổ răng khôn hàm dưới quá thô bạo có thể gây ảnh hưởng răng số 7.
Bên cạnh đó, nhiều người nhầm lẫn do nhổ răng khôn nên răng số 7 mới có dấu hiệu đau nhức, nhưng thật ra trước khi thực hiện lấy răng số 8 thì chiếc răng này đã bị răng số 8 tổn thương sẵn.
Gãy xương hàm dưới
Biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới gây vỡ xương hàm dưới. Tình trạng chủ yếu do bác sĩ xử lý răng khôn với lực quá mạnh, làm cho xương hàm bị vỡ. Lúc này, người nhổ răng có thể được các triệu chứng như vết mổ răng khôn bị sưng tấy, đau nhức kèm chảy máu kéo dài.
Sốc phản vệ
Tình trạng này thường xảy ra trong nhiều trường hợp sau nhổ răng khôn, thậm chí nếu cấp cứu không kịp dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, nếu chọn nha khoa uy tín, thực hiện nhổ răng đúng kỹ thuật, đúng chuẩn y khoa thì tình trạng này rất hiếm gặp.
Ngộ độc thuốc tê
Cuối cùng, một biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới cũng thường gặp là ngộ độc thuốc tê. Nếu không kiểm soát được lượng thuốc tê trong nhổ răng khôn khiến nồng độ thuốc cao trong máu hơn mức cho phép gây ra hiện tượng ngộ độc thuốc tê. Bệnh nhân ngộ độc thuốc tê biểu hiện co giật toàn thân, khó thở, da toàn thân nổi vân tím,…
Qua những thông tin trong bài viết về biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề này. Từ đó, lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng, đảm bảo tay nghề bác sĩ để nhổ răng khôn. Sau đó, mọi người cũng cần tuân thủ ăn uống, vệ sinh đúng cách để vết thương nhanh lành, chống nhiễm trùng. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé.
Anh Thy