Thực tế, có nhiều lý do khiến bạn gặp hiện tượng chảy máu chân răng, tình trạng này phổ biến nhất ở bệnh viêm nướu, viêm nha chu,… Tuy nhiên, chảy máu chân răng còn là dấu hiệu của các bệnh như tiểu đường, thiếu hụt vitamin,… Thông qua bài viết này, nha khoa My Auris sẽ giúp bạn biết được các nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu chân răng. Đồng thời đưa ra hướng giúp bạn khắc phục hiệu quả.
Mục Lục
Các nguyên nhân gây hiện tượng chảy máu chân răng
Khi các mô mềm xung quanh răng như dây chằng, lợi, xương ổ răng,… gặp tổn thương sẽ làm các mạch máu vỡ ra và gây xuất huyết chân răng. Hiện tượng chảy máu chân răng này có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi tại các khe giữa răng và nướu. Vi khuẩn sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó, gây nên các phản ứng như viêm, sưng, chảy máu chân răng,…
- Tác động mạnh gây tổn thương răng: Việc đánh răng quá mạnh, sử dụng bàn chải cố phần lông quá cứng hay bị va đập bên ngoài sẽ làm nướu tổn thương và chảy máu.
- Viêm nướu, viêm nha chu: Người bệnh không đi lấy cao răng định kỳ sẽ dễ mắc phải các bệnh liên quan đến nướu, viêm nha chu. Phần nướu lúc này dễ sưng đỏ, viêm nhiễm, chảy máu,… Nướu càng viêm thì tình trạng chảy máu sẽ càng nhiều.
- Răng mọc lệch, khấp khểnh: Tình trạng khiến việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn. Thức ăn dễ mắc lại trong kẽ răng và gây viêm nhiễm, chảy máu chân răng.
- Thay đổi nội tiết tố nữ: Phụ nữ có hiện tượng thay đổi nội tiết tố vào giai đoạn dậy thì, mang thai hay tiền mãn kinh. Các thay đổi đột ngột này chính là nguyên nhân làm tăng lưu lượng máu đến lợi, từ đó gây tình trạng xuất huyết.
- Giảm tiểu cầu: Tiểu cầu trong máu có chức năng cầm máu, khi bạn mắc các bệnh lý như bạch cầu, sốt xuất huyết,… sẽ khiến lượng tiểu cầu suy giảm. Từ đó gây hiện tượng chảy máu chân răng.
- Cơ thể thiếu hụt vitamin C và K: Vitamin C giúp phát triển, tái tạo mô, nó có chức năng chữa lành vết thương và củng cố xương, răng. Nếu cơ thể thiếu vitamin C sẽ gây tình trạng sưng, chảy máu nướu. Ngoài ra, vitamin K sẽ giúp máu đông lại khi chảy ra ngoài. Nếu cơ thể thiếu vitamin K thì dễ dẫn đến tình trạng chảy máu.
- Mắc bệnh gan, thận: Gan và thận là hai bộ phận tham gia vào việc tổng hợp đông máu từ vitamin K. Do đó khi 2 bộ phận này gặp vấn đề, không tổng hợp được chất sẽ dẫn đến việc máu không đông, gây chảy máu.
Thường xuyên chảy máu chân răng thì có nguy hiểm không?
Chảy máu chân răng nếu không được tìm hiểu rõ nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời. Hậu quả không chỉ làm tăng nguy cơ tụt lợi mất răng còn còn dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm sau:
- Ảnh hưởng sức khỏe tim mạch: Tình trạng chảy máu chân răng dễ gây nhiễm trùng ngược lên các mạch máu. Từ đó làm ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe tim mạch.
- Ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai: Vi khuẩn gây viêm nướu có thể xâm nhập vào đường máu, từ đó ảnh hưởng sức khỏe em bé trong bụng. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ người mẹ sinh non hoặc em bé bị nhẹ cân.
Cách điều trị khi bị chảy máu chân răng
Nếu xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng, bạn cần lưu ý qua các biện pháp điều trị sau:
Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách
Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và sử dụng thêm chỉ nha khoa nhằm giúp làm sạch răng miệng. Đồng thời, bạn nên dùng kem đánh răng có chứa fluoride nhằm giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.
Nên điều trị bệnh lý triệt để
Nếu bạn mắc bệnh lý như viêm nhiễm nướu, sâu răng thì cần điều trị bệnh triệt để nhằm tránh tình trạng chảy máu chân răng. Tốt nhất hãy thăm khám với bác sĩ chuyên môn để được điều trị an toàn.
Bổ sung thêm vitamin C
Vitamin C có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu nguy cơ chảy máu chân răng. Bạn cần bổ sung vitamin C bằng hình thức ăn nhiều trái cây, rau củ quả. Ngoài ra bạn cũng nên uống thêm các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C.
Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ
Kiểm tra răng miệng thường xuyên là cách đơn giản và hiệu quả giúp giữ cho sức khỏe răng miệng của bạn được khỏe mạnh, tránh các bệnh lý khác. Điều này giúp bạn phát hiện sớm các bệnh răng miệng, tiến hành điều trị kịp thời và giảm thiểu nguy cơ chảy máu chân răng.
Lấy cao răng định kỳ
Việc lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ hiệu quả sự tích tụ của vi khuẩn cũng như các mảng bám trên răng, giảm nguy cơ viêm nhiễm nướu. Bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và lấy cao răng định kỳ.
Phòng ngừa chảy máu chân răng như thế nào?
Để phòng ngừa chảy máu chân răng hiệu quả nhất, việc bạn cần làm là nên ăn uống bổ sung đủ chất, tăng cường sức khỏe và tăng cường vitamin cho cơ thể. Ngoài ra còn phải chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách.
- Dùng bàn chải có lông tơ mềm, đánh răng nhẹ nhàng và tránh làm tổn thương lên vùng nướu.
- Không sử dụng thuốc lá và hạn chế dùng các chất kích thích.
- Nên kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên với bác sĩ.
Chảy máu chân răng: Khi nào nên gặp bác sĩ?
Theo lời khuyên từ bác sĩ, bạn nên thăm khám và kiểm tra khi thấy nướu, răng có sự thay đổi. Điển hình như đau, đỏ, chảy máu nướu răng,…. Nếu tình trạng diễn ra thường xuyên trong khi bạn vẫn vệ sinh răng miệng tốt, lúc này bác sĩ có thể kiểm tra bệnh nướu răng giai đoạn đầu cùng các vấn đề khác.
Như đã thông tin, việc cơ thể bị thiếu hụt vitamin C, K, đang mang thai hay mắc một số tình trạng bệnh cũng sẽ gây chảy máu chân răng. Do đó bạn cần thăm khám bác sĩ nếu tình trạng này không biến mất sau khi đã điều trị tại nhà.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu được hiện tượng chảy máu chân răng. Hãy thăm khám nha khoa khoảng 6 tháng/lần để được bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng tốt nhất. Nếu đang gặp vấn đề chảy máu chân răng, bạn có thể tham khảo để đến điều trị tại nha khoa My Auris. Đội ngũ bác sĩ sẽ sẵn sàng hỗ trợ thăm khám và tiến hành điều trị dứt điểm tình trạng bệnh lý một cách an toàn nhất.
Yến Nhi