8 cách cầm máu khi nhổ răng – Ghi nhớ ngay

8 cách cầm máu sau khi nhổ răng

Có khá nhiều nguyên nhân khiến chúng ta phải nhổ răng để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Và sau nhổ răng thường chảy máu, điều này khiến nhiều người lo sợ. Tuy nhiên, chảy máu sau nhổ răng là điều bình thường. Quan trọng là mọi người biết cách chăm sóc, cách cầm máu khi nhổ răng để tránh chảy máu liên tục dẫn đến mất máu, nhiễm trùng. Hãy cùng nha khoa My Auris tích lũy kinh nghiệm cầm máu sau nhổ răng qua bài viết này nhé.

Chảy máu sau khi nhổ răng có sao không? 

Theo các bác sĩ, hiện tượng chảy máu sau khi nhổ răng là điều hết sức bình thường bởi lsc này nướu đang bị tổn thương. Răng lợi vừa mới trải qua tiểu phẫu nên các mạch máu chưa thể lành lại và chưa hồi phục. Tình trạng chảy máu sẽ nghiêm trọng hơn đối với các ca nhổ răng khôn. Nhưng nếu biết cách cầm máu và chăm sóc sau nhổ răng thì tránh được nguy hiểm. 

Tuy nhiên, chảy máu liên tục sau nhổ răng thì được xem là tình trạng bất thường cần được kiểm tra và xử lý kịp thời. Nếu không khắc phục mà để máu chảy liên tục sẽ gây nên nhiều hậu quả như: 

  • Cơ thể suy nhược, kiệt quệ trầm trọng, sức khỏe kém, đau đầu, tụt huyết áp. Những người bị chảy máu kéo dài sau nhổ răng sẽ có làn da nhợt nhạt, nặng hơn có thể bất tỉnh cần phải có biện pháp cầm máu sớm nhất. 
  • Trường hợp không có cục máu đông bao quanh vết thương sau nhổ răng sẽ khiến cho mảnh thức ăn, vi khuẩn xâm nhập. Sau thời gian sẽ dẫn đến viêm nhiễm, nhiễm trùng vết thương. 
  • Răng chảy máu không ngừng sau khi nhổ sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như viêm phế nang, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tủy xương,…
cách cầm máu khi nhổ răng
Chảy máu sau khi nhổ răng có sao không?

Nguyên nhân chảy máu sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng sẽ có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng xảy ra, trong đó có những nguyên nhân bình thường và bất thường như sau:

Nguyên nhân bình thường

  • Gần chiếc răng bị nhổ thì mạch máu ở niêm mạc bị tổn thương. Khi nhổ răng khỏi ổ của chúng se gây chảy máu. 
  • Máu có thể chảy từ màng xương và đôi khi có mạch máu lớn hơn bị đứt cũng gây chảy máu. 
  • Trường hợp chảy máu kéo dài xuất phát do mạch máu lớn bị đứt sau khi nhổ răng, vết rách rộng và bị nát làm cho máu lâu cầm. Đôi khi chảy máu có thể do vận động mạnh hay lỡ tác động vào. 
  • Sau khi nhổ răng còn sót tổ chức hạt hay ở chóp chân răng cũng phát sinh chảy máu. 

Nguyên nhân bất thường 

  • Phía dưới chân răng vừa nhổ là 1 tổ chức nền có dấu hiệu bị viêm. Khi mà răng đã nhổ đi thì mạch máu giãn ra do thành mạch biến đổi gây chảy máu. 
  • Người mắc các hội chứng liên quan đến Hemophilia, giảm tiểu cầu,… cùng rất dễ bị chảy máu hơn người bình thường. 
cách cầm máu khi nhổ răng
Nguyên nhân chảy máu sau khi nhổ răng

Những cách cầm máu khi nhổ răng

Cách cầm máu khi nhổ răng giúp mọi người bảo vệ sức khỏe, hạn chế mất máu quá nhiều, chống nhiễm trùng,… 

Kiểm soát chảy máu bằng miếng gạc 

Đây là cách phổ biến nhất để cầm máu sau nhổ răng. Để thực hiện, mọi người cần:

  • Đặt 1 miếng gạc ẩm sạch lên trên vết thương khi nhổ răng 
  • Cuộn hoặc gấp miếng gạc thành 1 hình vuông làm cho miếng gạc dày lên để tăng hiệu quả thẩm thấu. 
  • Cắn chặt vào miếng gạc trong 45-60 phút và đảm bảo miếng gạc luôn đặt ở vị trí vết thương.
cách cầm máu khi nhổ răng
Kiểm soát chảy máu bằng miếng gạc

Không tác động lên cục máu đông – Cách cầm máu khi nhổ răng

Khi cục máu đông hình thành, không được tác động lên vị trí cục máu đông. Chẳng hạn như uống bằng ống hút, khạc nhổ, súc miệng, hút thuốc,… đều vô tình tác động lên cục máu đông dẫn đến tăng khả năng chảy máu. 

Ăn thức ăn mềm, lỏng, hạn chế tác động ăn nhai 

Sau khi nhổ răng, hàm có thể tê do thuốc gây tê cục bộ. Một số thức ăn giòn, cứng, đồ ăn dính răng cũng có thể tác động đến vết thương. Do đó, chỉ nên ăn thức ăn mềm, lỏng, hạn chế ăn nhai,… 

Một số thức ăn lạnh cũng giúp mang đến cảm giác dễ chịu, giảm đau nhức, co mạch máu. Bên cạnh đó, tránh các thực phẩm nóng, chua, cay bởi kích thích vết thương, có thể làm tan cục máu đông đang hình thành. Và tránh các thực phẩm có hàm lượng đường cao bởi dễ gây viêm vết thương. 

cách cầm máu khi nhổ răng
Ăn thức ăn mềm, lỏng, hạn chế tác động ăn nhai

Chườm lạnh ở má 

Chườm lạnh ở vị trí xung quanh nhổ ngoài giảm triệu chứng sưng đau mà còn hỗ trợ cầm máu khi nhổ răng hiệu quả. Bởi chườm lạnh sẽ giúp mạch máu co lại, giảm máu chảy ra. 

Kê cao đầu khi nằm 

Khi nằm xuống, nên kê cao đầu bằng gối và tránh nằm thẳng. Có thể kê gối cao hơn bình thường 1 chút. Việc nằm thẳng có thể kéo dài thời gian chảy máu. 

Hạn chế rượu bia và các sản phẩm có cồn 

Rượu bia và các sản phẩm có chứa cồn ảnh hưởng đến sự hồi phục cũng như gia tăng sự nhiễm trùng, tổn thương. Do đó, sau khi nhổ răng trong vòng 24 giờ không nên uống bất kỳ thức uống có cồn nào. 

Tránh các hoạt động mạnh – Cách cầm máu khi nhổ răng 

Sau khi nhổ răng nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, nặng nhọc hay các hoạt động vận động, thể thao mạnh và hoàn toàn không nên cúi hay nâng bất kỳ vật nặng nào. Để cầm máu sau khi nhổ răng, người nhổ răng nên cố gắng nghỉ ngơi thoải mái ít nhất 1-2 ngày. 

Sử dụng thuốc cầm máu sau nhổ răng 

Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và cầm máu cho người nhổ răng. Dùng thuốc cầm máu là một biện pháp phổ biến để kiểm soát chảy máu, chống nhiễm trùng và lành thương nhanh. 

Người nhổ răng nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, hạn chế dùng thuốc tự mua bên ngoài. Nếu tự mua cần tham khảo ý kiến bác sĩ, nhân viên tư vấn thật kỹ. 

cách cầm máu khi nhổ răng
Sử dụng thuốc cầm máu sau nhổ răng

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về cách cầm máu khi nhổ răng giúp mọi người có thêm kinh nghiệm. Từ đó, biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn sau khi nhổ răng. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn và hướng dẫn thêm nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger