Răng khôn từ lúc bắt đầu mọc đến hoàn thiện là cả quá trình dài và luôn gây đau nhức, khó chịu. Những cơn đau nhức này không chỉ cản trở ăn nhai mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, sinh hoạt và công việc. Trong bài viết này, My Auris sẽ mách bạn một số cách giảm đau khi mọc răng khôn, cùng theo dõi nhé.
Mục Lục
Lý do đau khi mọc răng khôn
Răng khôn còn được gọi là răng số 8 – là răng hàm lớn mọc cạnh răng hàm số 7. Răng khôn có kích thước lớn, mọc sau cùng trên cung hàm khi độ tuổi trưởng thành. Giai đoạn 18-25 tuổi, răng khôn bắt đầu mọc lên nhưng cũng có trường hợp mọc sớm hoặc chậm hơn độ tuổi này.
Răng khôn mọc chính là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bởi gây đau nhức nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, công việc và cản trở ăn nhai. Mọc răng khôn gây đau bởi vì:
- Răng khôn có kích thước lớn mà khoảng trống trên cung hàm không còn nhiều nên khi mọc, chúng cố chen lên làm nứt nướu gây đau nhức.
- Răng khôn chen lên lấn át răng số 7 cũng gây đau nhức và sưng má ở góc hàm
- Răng khôn mọc không trọn vẹn, tạo khoảng trống với răng số 7. Từ đó, thức ăn, vi khuẩn dễ dàng giắt kẽ tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn tấn công gây bệnh lý. Khi đó, sâu răng sẽ gây ra những cơn đau nhức, ê buốt khó chịu.
- Răng khôn mọc lên nhưng không trồi lên mà mọc ngầm, mọc ngược gây đau nhiều.
- Răng khôn không mọc liên tục do đó không chỉ đau 1 lần mà đau rất nhiều lần cho đến khi răng khôn mọc hoàn toàn.
Vì thế, việc thực hiện các cách giảm đau răng khôn sẽ giúp bạn dễ chịu, ăn uống bình thường và thoải mái hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Cách giảm đau khi mọc răng khôn
Để giảm đau khi mọc răng khôn, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
Súc miệng với nước muối – Cách giảm đau khi mọc răng khôn
Muối có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, diệt khuẩn ở vết thương tại vị trí mọc răng khôn. Lúc này, không chỉ giảm đau mà còn giảm nguy cơ hôi miệng, sâu răng.
Bạn sử dụng nước muối sinh lý mua sẵn hoặc tự pha nước muối tại nhà súc miệng 2-3 lần/ ngày. Hãy cho 1 thìa cà phê muối vào cốc nước ấm và hòa tan hoàn toàn rồi ngậm và súc miệng.
Sử dụng túi trà
Giảm đau khi mọc răng khôn bằng cách đắp túi trà được nhiều người áp dụng. Trong trà chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, nhất là tannin. Vì thế, khi đắp vào vị trí mọc răng khôn giúp thuyên giảm cơn đau, tiêu diệt vi khuẩn gây hại hiệu quả.
Bạn lấy túi trà ngâm với nước ấm, sau đó để túi trà vào tủ lạnh. Sau vài tiếng, lấy túi trà ra và đắp lên vùng nướu mọc răng khôn để giảm đau và sưng viêm.
Sử dụng thuốc giảm đau
Ngay khi đau nhức nhiều, bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau. Song, bạn nên đến nhà thuốc nói rõ tình trạng để được nhân viên y tế bán thuốc phù hợp. Bạn nên dùng thuốc theo đúng chỉ định, tuyệt đối không lạm dụng thuốc giảm đau bởi không tốt cho sức khỏe cơ thể.
Giảm đau khi mọc răng khôn bằng lá bạc hà
Lá bạc hà giàu các chất kháng viêm, giảm sưng đau. Đặc biệt, loại lá này được dùng nhiều trong sản xuất các sản phẩm thơm miệng, nước súc miệng, kem đánh răng. Vì thế, bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng để giảm đau và ngăn sưng viêm ở vị trí mọc răng khôn.
Bạn sử dụng lá bạc hà tươi đem đi xay nhuyễn và chiết lấy nước. Sau đó, dùng tăm bông thấm phần nước này chấm lên vị trí đau răng khôn 3-5 lần/ ngày.
Dùng chanh tươi
Chanh tươi giàu acid, tinh dầu có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn. Hơn nữa, loại quả này rất dễ tìm mua. Bạn vắt chanh lấy phần nước cốt, dùng tăm bông thấm nước chanh chấm lên vùng răng khôn ít nhất 2 lần/ ngày. Hãy kiên trì thực hiện 3-5 ngày, cơn đau sẽ biến mất.
Chườm lạnh làm giảm đau khi mọc răng khôn
Chườm lạnh không chỉ làm giảm đau mà còn giảm sưng vùng má mọc răng khôn hiệu quả. Bạn sử dụng đá viên bọc vào khăn mỏng hoặc túi chườm lạnh áp lên vùng má mọc răng khôn. Thực hiện 2-3 lần/ ngày nhưng khi chườm cần tránh để túi chườm lạnh 1 vị trí. Bởi điều này làm bỏng lạnh trên da.
Vệ sinh răng miệng thật kỹ
Vệ sinh răng miệng thật kỹ cũng là một trong những cách bảo vệ sức khỏe răng miệng và giảm đau răng khôn nhanh chóng.
- Đều đặn đánh răng 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm, kem đánh răng phù hợp.
- Ở khu vực răng khôn nằm khuất sâu trong cung hàm, bàn chải khó tiếp cận và làm sạch hoàn toàn. Khi này, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa hay tăm nước để loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn giắt kẽ.
- Kết hợp sử dụng nước muối, nước súc miệng sau khi đánh răng để tăng hiệu quả diệt khuẩn, loại bỏ mảng bám và làm sạch khoang miệng.
Chế độ ăn uống khoa học
Mặc dù đau khi mọc răng khôn làm cho bạn khó ăn nhai và không muốn ăn nhưng nếu bỏ bữa sẽ thiếu hụt năng lượng, dinh dưỡng. Vì thế, để không sử dụng lực ăn nhai nhiều, không làm đau răng khôn, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp:
- Ưu tiên các món ăn lỏng, dễ nuốt như cháo, súp, canh, bánh canh, hủ tiếu, mì, nui,…nấu mềm.
- Bổ sung thịt dạng thịt bằm hay xé nhuyễn
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa chua, phô mai, probi,… giúp tăng cường sức đề kháng, bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể.
- Bổ sung đa dạng rau xanh, trái cây, củ quả. Song, để không gây đau, bạn nên chọn trái cây chín mềm và hấp, luộc rau, củ, quả mềm.
- Hạn chế ăn thực phẩm chua, cay, nhiều đường,…
Khi nào cần đến bác sĩ nha khoa?
Nếu như áp dụng các cách giảm đau khi mọc răng khôn mà cơn đau không thuyên giảm, kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân. Tùy vào tình trạng của răng khôn mà bác sĩ có chỉ định nhổ bỏ hay không.
Với những trường hợp răng khôn mọc thẳng, bác sĩ sẽ tư vấn cách giảm đau để giữ răng. Với những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên,… bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng khôn. Điều này không chỉ giảm đau mà còn giảm các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng.
Trên đây là những cách giảm đau khi mọc răng khôn nhanh chóng và hiệu quả tại nhà. Hy vọng giúp các bạn áp dụng để thuyên giảm cơn đau tối ưu. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường hay cơn đau kéo dài không khỏi, bạn nên đến ngay nha khoa thăm khám. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và đặt lịch hẹn thăm khám sớm nhất nhé.
Anh Thy