Bọc răng sứ là giải pháp khắc phục các vấn đề răng ố vàng, sứt mẻ, xỉn màu,… được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Sau khi bọc răng sứ, các răng giúp khôi phục chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ tối ưu. Tuy nhiên, một số trường hợp không đảm bảo các điều kiện an toàn trong điều trị. Do đó dẫn đến các biến chứng không mong muốn. Trong đó biến chứng làm răng sứ xong bị mỏi hàm xuất hiện khá ít, nhưng lại gây ra các ảnh hưởng nặng nề. Hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và cách khắc phục cho biến chứng này.
Mục Lục
Tại sao làm răng sứ xong bị mỏi hàm?
Hiện tượng làm răng sứ xong bị mỏi hàm còn được gọi là khớp thái dương hàm. Điều này ảnh có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc khớp nhau. Khi xuất hiện đau mỏi hàm, người bệnh sẽ gặp nhiều khó ăn trong quá trình ăn nhai thường ngày. Cụ thể, tình trạng này xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Bọc răng sứ không đúng kỹ thuật
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến triệu chứng đau mỏi hàm. Cụ thể hơn là quá trình bác sĩ mài răng bọc sứ đã không được thực hiện đúng kỹ thuật, không mài đúng tỷ lệ quy định. Từ đó, dẫn đến tình trạng sai khớp cắn, ảnh hưởng sức khỏe ăn nhai của người bệnh.
Đội ngũ bác sĩ chuyên môn kém
Đội ngũ bác sĩ thực hiện quá trình bọc răng sứ là người có chuyên môn kém, không có nhiều kinh nghiệm thực tế. Việc bọc răng sứ diễn ra quá lâu đã khiến người bệnh bị mỏi khớp miệng.
Người bệnh gặp các vấn đề sức khỏe răng miệng trước đó
Trước khi đi vào quy trình làm răng sứ, nếu người bệnh gặp phải các vấn đề về khớp thái dương hàm. Từ đó, trong quá trình bọc sứ cũng dễ dẫn đến tình trạng hàm bị đau và mỏi.
Chất liệu các răng sứ kém
Chất liệu răng sứ kém chất lượng cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề mỏi hàm của người bệnh. Khi gắn răng sứ lên cùi răng sẽ tạo một sức nặng lên răng thật. Đồng thời, nó cũng cần đảm bảo nằm gọn trong phần nướu răng. Khi bạn thực hiện ăn nhai, thân răng sứ sẽ tạo áp lực lớn lên răng thật và cả phần hàm. Lúc này, người bệnh có thể cảm thấy khá đau và khó chịu ở hàm răng.
Bên cạnh đó, với dòng răng sứ kim loại có phần khung sườn làm từ kim loại. Do đó nó sẽ có trong lượng lớn hơn so với răng sứ toàn sứ. Khi làm răng sứ kim loại sẽ tạo một áp lực và sức nặng lên hàm răng. Đồng thời, thêm nướu người bệnh nhạy cảm, điều này càng khiến hàm răng bị mỏi và đau hơn so với bình thường.
Cách khắc phục đau mỏi hàm sau khi bọc răng sứ
Thông thường, bọc răng sứ hay với bất kỳ dịch vụ chỉnh nha nào đều cần phải đảm bảo khớp cắn cho người bệnh. Nó chính là yếu tố quan trọng, quyết định cấu trúc và sự hoạt động của khớp cắn về sau. Đồng thời, giúp duy trì chức năng ăn nhai tốt cho tất cả người bệnh.
Tuy nhiên, nếu không may bạn gặp phải tình trạng răng sứ làm xong bị mỏi hàm, bắt nguồn từ bọc răng sứ sai cách và có khả năng gây nên nhiều hậu quả đáng lo ngại. Tình trạng này không những ảnh hưởng tính thẩm mỹ mà còn làm bạn mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng phát âm,… Nghiêm trọng hơn nữa là ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, bạn không thể nghiền nát thức ăn như trước.
Do đó, tình trạng bọc răng sứ xong và bị mỏi hàm luôn được bác sĩ khuyến khích điều trị sớm. Từ đó giúp khắc phục các vấn đề về rối loạn khớp nhai. Khi đi vào điều trị, bác sĩ cần xác định nguyên nhân để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Trong đó, quá trình có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Điều trị stress
Tình trạng stress có thể làm tình trạng bệnh lý trở nên nặng thêm, khi đó các nỗ lực điều trị của bác sĩ cũng trở nên vô ích. Do đó, với người hay bị căng thẳng sẽ cần các giải pháp giúp giảm stress.
Bạn có thể tham khảo các bài tập thư giãn như yoga, thiền, vận động nhẹ nhàng,… Với trường hợp stress tâm lý nặng thì bạn sẽ được khuyến khích đến gặp trực tiếp bác sĩ tâm lý/
Điều trị với các bài tập vận động hàm
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn một số bài tập vận động hàm và theo dõi sát để đảm bảo bạn đang tập đúng cách, có hiệu quả trong quá trình điều trị.
Sử dụng máng nhai
Điều trị máng nhai sẽ được thực hiện trong vòng từ 4 đến 6 tháng. Đồng thời bạn thường sẽ phải đeo máng nhai vào ban đêm, nhằm hỗ trợ ổn định vị trí lồi cầu.
Tiến hành phẫu thuật
Một số trường hợp nặng cần phải tiến hành điều trị phẫu thuật khớp như: Rửa khớp, phẫu thuật khớp cắn, tiêm trực tiếp vào khớp,… Thông thường, quá trình điều trị với tình trạng làm răng xong bị mỏi hàm là giai đoạn sớm. Do đó việc điều trị sẽ đáp ứng nhanh vởi khả năng bảo tồn rất cao.
Một số điểm lưu ý ngăn sau khi làm răng sứ
Sau khi bọc răng sứ, người bệnh luôn được bác sĩ hướng dẫn chi tiết về việc xây dựng chế độ dinh dưỡng, cách sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe răng miệng phù hợp. Người bệnh cần phải lưu ý qua một số vấn đề sau:
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với loại bàn chải lông mềm. Chỉ nên đánh răng nhẹ nhàng để giúp loại bỏ các mảng bám trên răng, ngăn tình trạng hôi miệng.
- Vệ sinh răng miệng với chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng (tham khảo bác sĩ để được tư vấn sử dụng loại phù hợp).
- Trong khoảng thời gian đầu sau khi làm răng sứ, người bệnh cần tránh ăn đồ nóng và các loại đồ lạnh. Đồng thời tránh ăn đồ cứng, dai hay chứa nhiều acid. Bạn cũng cần nghiền nhỏ và ninh nhừ thức ăn, để nguội bớt trước khi ăn.
- Định kỳ 6 tháng một lần, bạn cần đến trực tiếp nha khoa để tiến hành cạo vôi răng. Đảm bảo vôi răng và mảng bám không làm ảnh hưởng đến chân răng đã được bọc sứ.
Việc tuân thủ và thực hiện theo đúng những lời khuyên kể trên sẽ giúp bạn nhanh chóng khắc phục được tình trạng làm răng sứ xong bị mỏi hàm, đau nhức. Trường hợp bị ê buốt nhiều, kéo dài và không khỏi. Lúc này, người bệnh cần phải tiến hành thăm khám với bác sĩ ở các cơ sở nha khoa uy tín để được hỗ trợ chẩn đoán, điều trị nhanh chóng và chính xác nhất. Quá trình này sẽ đảm bảo bạn được phát hiện nguyên nhân gây mỏi hàm, đau nhức và có hướng điều trị an toàn.
Yến Nhi