4 Tác hại bị viêm lợi chân răng và cách điều trị

bị viêm lợi chân răng

Bị viêm lợi chân răng là tình trạng phổ biến ở người lớn và trẻ em, đặc biệt là những người lớn trên 30 tuổi chiếm khoảng ½ người bị viêm lợi. Vậy dấu hiệu nhận biết bị viêm lợi chân răng là gì và cách khắc phục hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn đọc tìm ra phương pháp điều trị cụ thể. 

Viêm lợi là gì? Dấu hiệu nhận biết 

Viêm lợi (hay còn gọi là viêm nướu) là tình trạng mảng bám có chứa vi khuẩn và bám trên thân răng, gây ra tình trạng viêm mô lợi. Khi mảng bám tồn tại trên răng quá lâu, chúng ta dễ dàng nhìn thấy như lợi bị kích ứng, viêm, đỏ, sưng tấy và tiết dịch. Bên cạnh đó, sẽ khiến men răng bị suy yếu. 

Viêm lợi là bệnh lý răng miệng phổ biến và ít gây đau ở giai đoạn đầu nên nhiều người không quan tâm nhiều đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, người bệnh cần phải điều trị kịp thời vì viêm lợi sẽ phát triển thành viêm nha chu và gây ra tình trạng mất răng.

Để nhận biết người bệnh có mắc bệnh viêm lợi hay không, hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu về viêm lợi chân răng, cụ thể như:

  • Lợi đỏ, sưng tấy;
  • Đau lợi;
  • Chảy máu chân răng;
  • Viêm lợi có mủ;
  • Hôi miệng;
  • Tụt nướu;
  • Loét lợi;
  • Răng dễ bị ê buốt và nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh;
  • Đau răng khi nhai thức ăn;

Với những dấu hiệu bất kỳ ở trên của bệnh viêm lợi, bạn hãy đến ngay phòng khám để được thăm khám và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp với người bệnh.

bị viêm lợi chân răng
Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm lợi chân răng

Nguyên nhân gây ra viêm lợi chân răng 

Bị viêm lợi chân răng là bệnh lý liên quan đến tổ chức mô quanh chân răng, đồng thời xuất phát từ tình trạng viêm nhiễm nướu, xương ổ răng. Hơn nữa, khi nha chu bị vi khuẩn tấn công sẽ khiến tình trạng này suy yếu dần và không có khả năng bảo vệ thân răng khiến cho cổ và chân răng bị lỏng lẻo. Điều nghiêm trọng hơn, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mất răng vô cùng nguy hiểm.

Theo các bác sĩ nha khoa cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mô nướu quanh răng bị viêm như:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Điều này sẽ khiến cho thức ăn thừa không được loại bỏ hết, và lâu dần hình thành mảng bám khiến cho vi khuẩn tích tụ, gây viêm;
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Việc nhai quá nhiều thực phẩm cứng hay cay nóng có thể khiến nướu bị tổn thương. Ngoài ra, điều này sẽ gây mất sự liên kết với thân răng, tạo kẽ hở để cho vi khuẩn có thể xâm nhập và gây viêm quanh chân răng;
  • Viêm nhiễm có thể hình thành do bị ảnh hưởng bởi một số bệnh lý răng miệng như chảy máu chân răng, sâu răng, viêm tủy,..Khi đó, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ hoạt động mạnh mẽ và tấn công phá hủy các mô quanh răng khiến cho khu vực này bị viêm nhiễm;
  • Một số loại thuốc điều trị bệnh lý về tim mạch, huyết áp hay tiểu đường,.. cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Đồng thời, làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và gây ra tình trạng viêm nướu răng;

Tác hại nguy hiểm khi bị viêm lợi chân răng 

Khi ở giai đoạn khởi phát, viêm chân răng thường không có dấu hiệu nghiêm trọng và rất dễ bị phớt lờ, chủ quan. Cho đến khi, tình trạng viêm lợi chân răng đã trở nặng và diễn ra trong thời gian dài thì mọi người mới chú ý đến sức khỏe răng miệng, lúc này viêm lợi chân răng đang ở giai đoạn nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Nguy cơ mất răng do các ổ viêm phát triển quá nhanh khiến phần nướu gần như mất sự liên kết với chân răng. Khi đó, răng sẽ trở nên lỏng lẻo, dễ bị lung lay và dễ bị gãy, rụng;
  • Nguy cơ bị viêm tủy răng do vi khuẩn xâm nhập vào khu vực tủy, điều này sẽ làm nhiễm trùng tủy và lan rộng sang vùng chóp răng. Sau đó, phá hủy các tổ chức tủy răng. 
  • Nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tìm bởi tình trạng này sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm mô nướu khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống mạch máu;
  • Tình trạng viêm kéo dài mà không điều trị sẽ sản sinh prostaglandin gây ra hiện tượng giãn nở và cơ thắt tử cung khiến cho sản phụ dễ bị sinh non, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Tóm lại, tình trạng các tổ chức quanh chân răng bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh. Hơn nữa, để ngăn ngừa các biến chứng, bạn hãy đến cơ sở nha khoa khi có các dấu hiệu của viêm quanh chân răng như sưng tấy đỏ nướu, cảm giác đau nhức,..

bị viêm lợi chân răng
Cách điều trị bệnh viêm chân răng

Phương pháp điều trị tình trạng bị viêm lợi chân răng 

Khi bị viêm lợi chân răng, người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà hay áp dụng một số mẹo được hướng dẫn cụ thể ở trên mạnh. Mà thay vào đó, bạn cần phải đến nha khoa để được thăm khám, xác định được tình trạng viêm và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. 

  • Giai đoạn đầu khi tình trạng viêm lợi chân răng ở mức độ nhẹ, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành tiến hành làm sạch và loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng, vệ sinh răng miệng với các thiết bị y tế chuyên dụng;
  • Khi tình trạng viêm đã hình thành túi mủ, áp xe răng, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ mủ. Viêm ở chân răng khi có mủ cần phải được xử lý càng sớm càng tốt để tránh lan rộng và tác động trực tiếp đến răng;
  • Ở giai đoạn nặng, các ổ viêm lớn và vi khuẩn đã phá hủy gần như toàn bộ chân răng thì cần phải nhổ bỏ răng để tránh làm ảnh hưởng đến các răng khác. Đồng thời, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật phục hình răng nhằm đảm bảo khả năng ăn nhai cũng như sức khỏe răng miệng của người bệnh;
bị viêm lợi chân răng
Cách phòng ngừa bệnh lý viêm lợi chân răng

Phòng ngừa bệnh lý viêm lợi chân răng như thế nào?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng chính là bảo vệ sức khỏe răng miệng để không hình thành các ổ viêm quanh nha. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm lợi chân răng:

  • Bạn nên chăm sóc răng miệng khoa học, đều đặn mỗi ngày bằng cách chải răng và súc miệng thường xuyên;
  • Sử dụng chỉ nha khoa và tăm nướu để loại bỏ thức ăn thừa, đồng thời mảng bám còn sót lại trên kẽ răng, lưỡi giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ;
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế thực phẩm quá cay nóng, quá dai, cứng, thực phẩm chứa nhiều đường hoặc có tính axit cao;
  • Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu và ăn nhiều rau xanh, trái cây;
  • Khám răng thường xuyên, lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần, và xử lý các bệnh lý về răng miệng (nếu có).

Bị viêm lợi chân răng là một trong những bệnh lý gây nguy hại đến sức khỏe răng miệng. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn hãy chăm sóc răng miệng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng. Nếu bạn cần được tư vấn thêm thông tin hoặc muốn đặt lịch hẹn thăm khám, hãy liên hệ ngay với nha khoa My Auris để được chuyên gia hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí!

Kim Dung

chat zalo
messenger