Cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng là một trong những mẹo dân gian được nhiều người truyền tai nhau và để áp dụng tại nhà. Hơn nữa, phương pháp này giúp bạn tiết kiệm chi phí, dễ dàng thực hiện và an toàn khi áp dụng. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm những mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng những cách nào.
Mục Lục
Tác dụng của gừng trong việc điều trị chữa bệnh trào ngược dạ dày
Theo Đông y, gừng tươi được gọi là sinh khương, còn gừng khô còn gọi là can khương. Đây là dược liệu có tính ấm, ôn trung và có khả năng chống viêm, giảm sưng đau. Đồng thời chữa bệnh khó tiêu, và trị bệnh về dạ dày rất tốt.
Theo y học hiện đại, gừng có chứa chất giúp giảm đau, tăng hoạt động chuyển hóa của mật, đồng thời sát trùng và trung hòa dịch vị acid trong dạ dày. Cụ thể như:
- Zingiberol: Giúp ngăn cản sự tổng hợp prostaglandin, đồng thời giảm các hoạt động các cơn co thắt tử cung và giảm tình trạng trào ngược nhanh chóng. Hơn nữa, chất Zingiberol giúp bạn tránh mệt mỏi, căng thẳng stress kéo dài, do lượng acid tiết ra.
- Tecpen: Tecpen có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho dạ dày như vi khuẩn Hp, và cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày trong thời gian ngắn.
- Methadone và oleoresin có trong gừng có tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh, đồng thời có thể làm giảm nhanh cơn đau thượng vị.
- Shogaol có trong gừng là hoạt chất giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và đồng thời giảm các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra.
- Một số phức hợp khác: Gừng có chứa các phức hợp có thể gây ngăn cản sự hình thành các acid béo không bão hòa Prostaglandin. Ngoài ra, phức hợp này còn có chức năng giảm đau, sát khuẩn và trung hòa acid dịch vị. Đồng thời, ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày.
Hơn nữa, gừng được đánh giá là có tác dụng rất tốt đối với bệnh trào ngược dạ dày. Do đó, đây cũng được xem là vị thuốc được nhiều người lựa chọn để điều trị bệnh.
Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng
Dưới đây là những cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng cực kỳ hiệu quả mà người bệnh không thể bỏ qua:
Uống trà gừng
Đây là phương pháp dễ dàng thực hiện nhưng không tốn quá nhiều thời gian. Hơn nữa, việc uống trà gừng giúp làm dịu niêm mạc và làm tăng hiệu quả nhanh chóng.
Cách pha nước gừng ấm như sau:
Bước 1: Đun sôi từ 200 – 300ml nước, sau đó cho thêm 5 -7 lát gừng tươi và đun sôi khoảng 3 phút.
Bước 2: Thêm một chút đường phèn và tắt bếp. Nếu bạn thích thưởng thức đạm vị, có thể bỏ qua bước này.
Bước 3: Uống trà gừng vào trước bữa sáng từ 20 – 30 phút.
Ngậm gừng để chữa trào ngược dạ dày
Ngậm gừng là cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng có thể làm giảm nhanh cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Hạn chế các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Với cách này, bạn chỉ cần ngậm 1 lát gừng tươi. Sau khi ngậm vài pút, các tinh chất có trong gừng sẽ thẩm xuống cổ họng và dạ dày giúp làm giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy buồn nôn, người bệnh có thể nhai lát gừng để gừng tiết ra tinh chất giúp giảm cảm giác khó chịu nhanh hơn.
Ngâm gừng với mật ong
Gừng và mật ong đều có khả năng hỗ trợ ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp, đồng thời ngăn ngừa acid trào ngược và giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Chính vì thế, chữa trào ngược dạ dày bằng cách ngậm gừng với mật ong.
Cách ngâm gừng với mật ong, cụ thể như:
- Chuẩn bị khoảng 200g gừng, sau đó cạo vỏ và rửa sạch. Tiếp theo, lát mỏng và để ráo nước.
- Cho từng lát gừng vào lọ thủy tinh sau đó đổ mật ong nguyên chất (bạn nên lựa chọn mật ong rừng).
- Ngâm gừng với mật ong trong khoang 10 ngày thì hãy mang ra sử dụng. Hơn nữa, mỗi ngày nên ngậm 3 lát gừng ngâm với mật ong để trị bệnh.
Với phương pháp này, bạn hãy kiên trì sử dụng mật ong từ 1 – 3 tháng, lúc này bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng trào ngược dạ dày suy giảm.
Ngâm gừng với giấm
Dùng gừng ngâm với giấm là cách trị trào ngược dạ dày mà được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Vì trong giấm có chứa acid acetic có khả năng thúc đẩy hoạt động tiêu hóa ở dạ dày. Hơn nữa, khi kết hợp với gừng có thể bạn hạn chế được tình trạng ứ đọng thức ăn và gây đau ở thượng vị, chướng bụng, ợ chua và ợ hơi.
Cách ngâm gừng với giấm, cụ thể như:
- Chuẩn bị khoảng 300g gừng tươi. Sau đó, cạo vỏ và rửa sạch. Tiếp theo thái thành lát mỏng.
- Cho gừng bỏ lọ thủy tinh và đổ khoảng 400g gấm gạo sao cho ngập gừng.
- Ngâm gừng với giấm trong khoảng 7 – 10 ngày rồi mới mang ra sử dụng. Mỗi ngày, người bệnh nên nhai khoảng 3 lát gừng.
Tuy nhiên, trong giấm có hàm lượng acid cao nên cần tránh sử dụng khi bụng đói hoặc dùng quá nhiều khiến phản tác dụng, đồng thời sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
Bên cạnh các bài thuốc dân gian, người bệnh có thể chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng gừng bằng cách sử dụng gừng làm gia vị trong các món ăn hằng ngày. Với cách này, gừng sẽ phát huy tốt tác dụng và làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược như ợ chua, ợ nóng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,..
Một số lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng gừng
- Trước khi dùng gừng để điều trị trào ngược dạ dày thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Vì cơ địa và tình trạng bệnh ở mỗi người khác nhau, không phải ai cũng phù hợp với các phương pháp kết hợp với gừng.
- Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần phải tránh các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
- Khi áp dụng các phương pháp với gừng, cần phải kiên trì thực hiện ít nhất trong vòng 1 tháng thì mới thấy hiệu quả rõ ràng.
- Ngoài ra, cần phải kết hợp với thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Đồng thời, hạn chế tối đa căng thẳng, giảm stress, ngủ không đủ giấc.
- Không áp dụng với những người đang sử dụng thuốc chống đông. Vì gừng có khả năng làm tăng tác dụng của thuốc.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim mạch cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Trên đây là những giải mã về chữa trào ngược dạ dày bằng gừng. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Nếu bạn có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua Fanpage hoặc đến trực tiếp nha khoa để được tư vấn cặn kẽ và chi tiết.
Kim Dung