Chảy máu cam là một hiện tượng phổ biến mà tất cả mọi người không còn xa lạ. Tuy vậy, hầu hết các trường hợp này đều được xử lý tại nhà một cách an toàn và hiệu quả. Vậy khi chảy máu cam phải làm như thế nào? Cách chữa chảy máu cam nào an toàn và dễ áp dụng. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Tình trạng chảy máu cam là gì?
Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi thường xảy ra phổ biến mà mọi người đều ít nhất trải qua một lần trong đời. Hiện tượng chảy máu cam là do bên mũi có mạng lưới nhiều mạch máu lớn nhỏ nằm sát bên dưới bề mặt niêm mạc, nên dễ dàng bị tổn thương. Có 2 trường hợp dẫn đến tình trạng chảy máu cam:
- Chảy máu mũi trước: Là trường hợp chảy máu cam xảy ra khi các mao mạch li ti mỏng manh nằm gần lỗ mũi hơn bị vỡ. Vì vậy, lượng máu chảy không nhiều và không cần phải lo lắng.
- Chảy máu mũi sau: Là những mạch máu phía sau lớn hơn, khi nứt vỡ sẽ gây mất nhiều máu. Máu có thể chảy ngược xuống họng. Lúc này, bạn cần phải đến bác sĩ để cầm máu nếu gặp phải trường hợp này.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu cam
Theo các chuyên gia sức khỏe, trẻ em từ độ tuổi từ 3 – 10 dễ bị chảy máu cam vì niêm mạc hay mạch máu mỏng hoặc dễ bị kích ứng. Hơn thế nữa, trẻ em có tính cách hiếu động rất thích ngoáy mũi. Ngoài ra, đối tượng dễ bị chảy máu mũi hơn phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Đa số các trường hợp chảy máu cam là những nguyên nhân không đáng ngại, như:
- Thời tiết khô, hoặc ở máy lạnh
- Thường xuyên ngoáy mũi hoặc hỉ mũi quá mạnh;
- Lạm dụng các thuốc xịt trị nghẹt mũi hay sổ mũi.
Hơn thế nữa, những trường hợp hiếm khi chảy máu cam có thể là do dấu hiệu của một số vấn đề cần phải quan tâm đến sức khỏe, như:
- Chấn thương mũi, mặt, đầu;
- Dị hình vách ngăn mũi, khối u, polyp mũi;
- Bệnh rối loạn đông máu, các bệnh về máu, bệnh bạch cầu,..
Cách xử trí như thế nào khi chảy máu cam
Khi bị chảy máu cam, bạn cần phải bình tĩnh để tránh tăng huyết áp và mất máu nhiều hơn. Sau đó, bạn cần phải thực hiện các bước sơ cứu để cầm máu cam nhanh chóng và an toàn nhất có thể:
- Tư thế ngồi thẳng, tuyệt đối không nằm hay cúi người và luôn giữ đầu cao hơn tim.
- Dùng ngón trỏ và ngón cái giữ chặt 2 bên cánh mũi trong ít nhất 5 phút và giữ tiếp 10 phút tiếp theo nếu chưa có dấu hiệu ngừng chảy. Lưu ý, lúc này bạn hãy thở bằng miệng;
- Hơi chúi đầu về phía trước để ngăn máu chảy ngược xuống cuống họng;
- Sau khi đa cầm máu, không được cúi đầu hay vận động mạnh hoặc hỉ mũi/ngoáy mũi trong vài ngày.
Tuy vậy, các trường hợp chảy máu cam bệnh nhân gặp phải các dấu hiệu như khó thở, vừa bị va chạm ở mặt hoặc đầu; không cầm máu sau 15 – 20 phút. Lúc này, bạn cần phải đến ngay bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để được xử lý tình trạng chảy máu cam khẩn cấp và đúng cách.
Một số cách trị chảy máu cam an toàn và dễ áp dụng tại nhà
Khi bị chảy máu cam, bạn có thể áp dụng một số mẹo vặt có thể áp dụng tại nhà và an toàn cho người lớn lẫn trẻ nhỏ nhằm chấm dứt nhanh tình trạng này và tránh tái phát.
Chườm lạnh bên ngoài cánh mũi
Đây là cách dễ dàng áp dụng và hiệu quả. Đồng thời, giúp đẩy nhanh quá trình cầm múa, bạn có thể đặt túi chườm lạnh hoặc khăn lạnh ở ngang mũi. Với nhiệt độ thấp của đá sẽ kích thích co mạch máu, nhờ đó giúp ngưng chảy máu cam nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, không nên chườm đá trực tiếp lên da vì rất có thể gây ra tình trạng bỏng lạnh.
Bằng nước muối sinh lý
Với nồng độ cân bằng với môi trường trong cơ thể nên nước muối sinh lý có thể làm ẩm niêm mạc một cách an toàn. Ngoài với tác dụng làm sạch, nước muối còn hỗ trợ giảm kích ứng, viêm mũi và giảm phụ thuộc vào từng các loại thuốc. Nhờ đó, hạn chế các tác nhân dẫn đến tình trạng chảy máu cam.
Bạn sử dụng nước muối sinh lý có thể nhỏ 2 – 3 giọt vào mỗi bên mũi bên ngày khi thời tiết khô hanh hoặc khí niêm mạc dễ khiến mũi bị khô và kích ứng. Hơn thế nữa, hãy uống đủ nước để làm ấm cơ thể từ bên trong.
Bổ sung các món ăn thanh nhiệt
Việc ăn những thực phẩm thanh nhiệt để chữa chảy máu cam theo kinh nghiệm dân gian những mẹo vặt này có cơ sở khoa học. Những loại rau có tác dụng thanh nhiệt như ngó sen, hẹ, củ cải trắng, rau má, mướp, đậu đen,..đem lại công dụng giúp ổn định huyết áp.
Ngoài ra, các loại thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết để giúp làm bền niêm mạc và mạch máu, đặc biệt vitamin K và C. Hơn thế nữa, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những thành phần này có trong các loại rau xanh, giá đỗ, ớt chuông, chanh, cam,…
Cách chữa chảy máu cam bằng các bài thuốc dân gian
Với những người thường xuyên chảy máu cam và tái phát liên tục trong thời gian ngắn, có thể tham khảo những mẹo chữa chảy máu cam bằng thuốc nam đơn giản mà hiệu quả;
- Bài 1: Sử dụng ngó sen tươi khoảng 40g, móng giò lợn 1 cái. Ninh nhừ, ngày ăn 1 lần và cách 2 lần ăn lại. Thực hiện đều đặn cho 2 tuần. Cách này rất dễ làm và rất dễ ăn nhất là trẻ nhỏ.
- Bài 2: Ngó sen tươi khoảng 50g hoặc 20g khô. Sắc lấy nước uống.
- Bài 3: Lá cây huyết dụ từ 12 – 16g, cỏ nhọ nồi, lá trắc bách diệp, đồng lượng, sao đen. Sau đó, đem đi sắc lấy nước. Ngày uống 2 lần và uống sau bữa ăn ít nhất 30 phút. Uống liên tục trong hai tuần lễ.
Ngoài những bài thuốc Y học cổ truyền, cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung các loại rau, hoa quả tươi.
Phòng ngừa bệnh chảy máu cam như thế nào?
Chảy máu cam thường khó kiểm soát. Tuy nhiên, vẫn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng những cách dưới đây:
- Hạn chế ngoáy mũi quá nhiều, đặc biệt không quá mạnh hoặc tác động tiêu cực đến mũi hay vùng mặt;
- Khi thời tiết khô hanh, nắng nóng cần phải đeo khẩu trang để bảo vệ mũi;
- Không ngồi điều hòa quá lâu, và cần thường xuyên thay đổi không khí sinh hoạt và làm việc;
- Thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, vệ sinh mũi đúng cách;
- Ăn uống đủ chất, đặc biệt bổ sung đầy đủ vitamin C.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách trị chảy máu cam. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Nếu bạn có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua Fanpage hoặc đến trực tiếp nha khoa để được tư vấn cặn kẽ và chi tiết.
Kim Dung