Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng, thường gặp nhiều nhất là trẻ em. Đây là bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ảnh hưởng đến thính lực cũng như sức khỏe của trẻ. Bên cạnh việc điều trị tại bệnh viện, các bậc cha cũng cần biết cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa đúng cách.
Mục Lục
Viêm tai giữa ở trẻ em là gì?
Viêm tai giữa là một bệnh nhiễm trùng ở tai, thường xảy ra khi vi rút hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa (vị trí nằm ở phía sau màng nhĩ). Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm tai giữa, có thể xuất hiện chứa đầy mủ, đồng thời tạo áp lực vào màng nhĩ gây ra tình trạng đau buốt và làm ảnh hưởng đến khả năng nghe.
Viêm tai giữa bao gồm viêm tai giữa cấp tính (AOM) và viêm tai giữa ứ dịch (OME – còn có tên gọi khác là viêm tai giữa thanh dịch). Mặc dù, hai tình trạng này sẽ có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa ứ dịch là hai bệnh lý khác nhau.
Viêm tai giữa cấp tính
Bệnh đặc trưng bởi tình trạng ứ dịch tai giữa cùng với sự khởi phát cấp tính của các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Biểu hiện của trẻ khi viêm tai giữa cấp tính bao gồm đau tai ở trẻ lớn và nhỏ, giật hoặc dụi tai. Hoặc các triệu chứng khác đi kèm như sốt, nghe kém, ù tai hoặc bú kém ở trẻ nhỏ
Viêm tai giữa ứ dịch
Đây là tính trạng có thể xảy ra ở viêm tai giữa cấp tính. Mặc dù, các triệu chứng viêm tai giữa cấp biến mất, và không xảy ra nhiễm trùng nhưng vẫn còn dịch bên trong.
Khi dịch còn ứ trong tai sẽ gây ra tình trạng mất thính lực nhẹ và tạm thời, đồng thời nhiễm trùng tai dễ dàng hơn. Một nguyên nhân khác của tình trạng chính là bít tắc vòi eustache do các nguyên nhân khác.
Viêm tai giữa mạn tính
Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng bị viêm tai giữa liên tục và kéo dài hơn 3 tháng, đồng thời xuất hiện tình trạng chảy mủ qua màng nhĩ ngay cả khi được điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây thủng màng nhĩ.
Các yếu tố chính dẫn đến nguyên nhân nhiễm trùng tai
- Yếu tố về tuổi: Những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi) có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng tai hơn;
- Yếu tố di truyền: cũng là nguyên nhân làm tác động đến khả năng bệnh viêm tai giữa;
- Dị ứng: Tác nhân dị ứng gây ra viền đường mũi và đường hô hấp trên, có thể làm to các lympho. Mô lympho phì đại có thể chặn vòi nhĩ, ngăn dịch chảy ra từ tai. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ dịch trong tai giữa. Điều này sẽ gây ra áp lực và đau đớn, và có thể gây nhiễm trùng;
- Các bệnh mạn tính: Trẻ mắc bệnh mạn tính có nhiều khả năng bị nhiễm trùng tai, đặc biệt là trẻ bị suy giảm miễn dịch và các bệnh hô hấp mạn tính chẳng hạn như xơ nang hoặc hen suyễn;
Điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ như thế nào?
Viêm tai giữa cấp thường được chia thành 3 giai đoạn: sung huyết – ứ mủ và vỡ mủ. Do vậy, tùy vào tình trạng viêm tai giữa mà việc điều trị khác nhau, cụ thể như:
- Nếu viêm tai giữa ở giai đoạn sung huyết chỉ cần phải điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân;
- Vi khuẩn gây viêm tai giữa chủ yếu là liên cầu, Haemophilus Influenzae, phế cầu,..nên dùng kháng sinh kết hợp với các loại thuốc chống viêm,chống phù nề, hạ sốt, giảm đau. Đồng thời kết hợp điều trị mũi họng;
- Nếu tình trạng viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ có thể cân nhân trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ kết hợp với các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn sung huyết;
- Nếu tình trạng viêm tai giữa trải qua hai giai đoạn trên, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tựu phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài ra quá ống tai ngoài. Lúc này, màng nhĩ bị thủng. Bác sĩ sẽ tư vấn bằng cách làm thuốc tai.
Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em như thế nào?
Ngoài việc điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ em bằng thuốc, bố mẹ hãy chăm sóc trẻ khi bị viêm tai giữa với những cách dưới đây:
Vệ sinh tai, mũi họng sạch sẽ
Khi trẻ bị viêm tai giữa, bạn cần phải giữ vệ sinh và chăm sóc tai – mũi – họng, cụ thể như:
- Vệ sinh tai: Nếu tai bị chảy mủ và cần làm sạch tai cho trẻ. Hãy dùng bông tăm lâu nhẹ nhàng và không được lau quá sâu sẽ khiến tai bị tổn thương. Tuyệt đối, không dùng bông nút kín để chặn nước mủ mà phải để dịch mủ thoát ra ngoài;
- Vệ sinh mũi: Hãy sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ hằng ngày. Nếu trời lạnh hãy cần phải làm ấm nước muối trước khi nhỏ để trẻ không bị cảm lạnh;
- Vệ sinh họng: Rơ lưỡi và vệ sinh miệng hằng ngày cho trẻ. Trường hợp trẻ trên 6 tuổi, các bố mẹ có thể tập cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý;
Chế độ ăn uống khoa học và hợp lý
Để chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa cần phải áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Hơn nữa, trẻ bị viêm tai giữa thường xuyên quấy khó vì cơ thể khó chịu. Do đó, bạn nên ăn nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng hoặc có thể chia thành nhiều bữa trong ngày.
Ngoài ra hãy cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước hoa quả. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi cần phải tăng lượng sữa hằng ngày và cho trẻ nhiều lần trong ngày.
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Hãy cho trẻ uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt không tự ý sử dụng các loại thuốc không kê đơn.
Nếu trẻ bị sốt cần phải chườm ấm để giúp trẻ hạ sốt. Hãy cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát khi thời tiết mùa hè. Trường hợp trẻ bị sốt hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38 độ C.
Các cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Một số thói quen với lối sống tích cực có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng tai hay ứ dịch tai. Các biện pháp có thể bao gồm như:
- Hãy nuôi con bằng sữa mẹ tối thiểu ít nhất 6 tháng. Vì trong sữa mẹ có nhiều kháng thể có thể giúp trẻ chống lại bệnh tật. Vì thế, không nên cho trẻ cai bú sớm, tối đa cho trẻ bú ít nhất 6 tháng đầu;
- Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc khói thuốc điện tử;
- Cần tránh tiếp xúc với nhiều trẻ khác, đồng thời ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp trên. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tai thường xuyên;
- Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ như bàn tay, mũi họng;
- Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước hoặc có thể dùng tăm bông thấm nước muối để vệ sinh tai. Sau đóm hãy dùng tăm bông sạch sẽ và thấm khô tai để tránh việc tích tụ nước gây ra tình trạng viêm nhiễm;
Qua việc nắm rõ các triệu chứng và cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, tránh gây ra biến chứng nguy hiểm. Khi có dấu hiệu bất thường trong khi chăm sóc bệnh tại nhà, các bố mẹ nên thông báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Kim Dung