Trẻ nhỏ thường dễ bị ho và đặc biệt là khi ngủ. Các cơn ho làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ nhỏ, khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng sức khỏe. Do đó, khi con trẻ bị ho, các mẹ thường rất lo lắng và gần như là “mất ăn mất ngủ” cùng trẻ. Bài viết sau đây, My Auris sẽ đồng hành cùng các mẹ bỏ túi các cách chữa ho cho bé khi ngủ đơn giản mà lại an toàn nhé.
Mục Lục
Vì sao trẻ hay ho khi ngủ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ho ở trẻ nhỏ và được chia thành nhiều loại khác nhau như ho khan, ho đờm,… Các bé có thể bị ho cả ngày từ sáng và tối. Đôi khi còn đi kèm với đau ngực, bụng và cựa quậy khó chịu.
Trẻ nhỏ thường gặp tình trạng ho vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm hô hấp. Theo các chuyên gia Tai Mũi Họng, các bé thường bị ho khi ngủ, nhất là lúc ngủ trưa hoặc về đêm. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ mà còn gây nên nhiều triệu chứng khiến trẻ khó chịu như nôn trớ, ói,…
Khi ngủ trẻ thường hay bị ho bởi nhiều nguyên nhân như:
- Nhiệt độ thấp, không khí khô: trẻ thường ho khi ngủ vào ban đêm do nhiệt độ thấp hơn ban ngày. Sự thay đổi nhiệt độ này cùng với nhiệt độ điều hòa hay máy quạt thấp khiến trẻ bị ho nhiều hơn.
- Ngủ không kê đầu: ho thường đi kèm với nghẹt mũi, khó thở. Và tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn nếu tư thế ngủ của trẻ không đúng. Không kê đầu trẻ khi ngủ khiến cho chất nhầy và dịch từ mũi tràn xuống họng gây nên các cơn ho.
- Phòng ngủ không sạch sẽ: phòng ngủ của trẻ cần được vệ sinh, dọn dẹp thường xuyên. Phòng ngủ thường tích tụ nhiều bụi bẩn, tóc, lông thú cưng,… nếu không vệ sinh sẽ tồn đọng trên ga, gối, mền. Trẻ sẽ hít phát khi ngủ, không chỉ gây ra các cơn ho mà còn khiến bé dễ bị dị ứng.
- Trẻ mắc các bệnh như viêm họng, viêm xoang, hen suyễn,… cũng sẽ xuất hiện các cơn ho cả ngày, kể cả lúc ngủ.
- Trẻ thiếu hụt dưỡng chất
- Trẻ bị trào ngược dạ dày, thực quản.
Như vậy, ho là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là khi trẻ ngủ. Các nguyên nhân gây ho có thể do khách quan và chủ quan nên các mẹ cần chú ý để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa ho cho trẻ tốt nhất.
Cách chữa ho cho bé khi ngủ đơn giản, an toàn
Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, miễn dịch không đủ sức chống chọi với vi khuẩn, mầm bệnh. Do đó, việc cảm ho thường xuyên là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, để giúp trẻ dễ chịu, ngủ ngon giấc hơn, các mẹ có thể áp dụng một số cách chữa ho cho bé khi ngủ sau đây:
Cách chữa ho cho bé khi ngủ bằng biện pháp thông thường
Dùng nước muối loãng rửa họng, mũi hay siro ho
Trẻ thường hiếu động, vui chơi cả ngày và thường đưa các đồ vật, đồ chơi vào mũi, họng. Do đó, bụi bẩn rất dễ bị xâm nhập vào mũi, họng gây nên ho ở trẻ. Vì vậy, trước khi trẻ ngủ, các mẹ nên vệ sinh chân tay cho trẻ và dùng dung dịch nước muối loãng để rửa mũi cho trẻ. Bên cạnh đó, các mẹ cũng hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối để loại bỏ đờm, diệt khuẩn hiệu quả hơn.
Các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn các sản phẩm siro ho phù hợp với tình trạng, độ tuổi của trẻ.
Không cho bé ăn sát giờ ngủ
Nhiều trẻ cứ nằm là bị ho do trước khi ngủ, các mẹ cho ăn thứ gì đó. Vì vậy, thời điểm cho bé ăn ít nhất khoảng 1 giờ trước khi ngủ. Nếu cho ăn sát giờ ngủ sẽ khiến cho thức ăn tiêu hóa không kịp, dịch vụ được tiết ra nhiều hơn gây ứ dịch trong dạ dày, trào lên thực quản, thanh quản gây ho.
Massage vùng ngực cho bé
Massage giúp lưu thông khí huyết và giảm căng thẳng cho trẻ. Điều này không chỉ giúp trẻ ngủ ngon hơn mà còn giảm đau ngực, bụng do các cơn ho gây ra.
Cho bé ăn thức ăn mới nấu, uống nước ấm
Các trẻ nên được ăn các món ăn vừa mới nấu có độ ấm, và các mẹ cũng nên cho trẻ uống nước uống thường xuyên để giảm ho.
Xông hơi
Hơi nước nóng có tác dụng làm ấm cơ thể, tan chất nhầy trong cổ họng giúp bé dễ chịu hơn, giảm ho. Các mẹ có thể sử dụng các máy xông hơi để trong nhà hay phòng ngủ của trẻ.
Dọn dẹp phòng cho trẻ thường xuyên, gọn gàng, sạch sẽ
Các mẹ nên có kế hoạch dọn dẹp phòng cho trẻ thường xuyên. Chẳng hạn như sắp xếp đồ đạc gọn gàng, hút bụi, giặt mền, gối, ga định kỳ và làm sạch gấu bông, lông thú cưng,… Ngoài ra, các đồ chơi của trẻ cũng nên sử dụng dung dịch làm sạch chuyên dụng, không gây hại cho trẻ mà sát khuẩn, khử trùng thường xuyên.
Kê cao đầu cho trẻ khi ngủ
Một trong những cách chữa ho cho bé khi ngủ là kê cao đầu cho bé giúp bé có tư thế ngủ thẳng lưng. Điều này giúp bé dễ thở hơn, hạn chế các cơn ho ảnh hưởng giấc ngủ.
Cách chữa ho cho bé khi ngủ bằng mẹo dân gian
Bên cạnh các cách chữa ho cho bé khi ngủ thông qua thay đổi thói quen, sinh hoạt của trẻ, các mẹ cũng có thể chọn thực hiện giảm ho cho trẻ bằng mẹo dân gian. Cụ thể như sau:
Dầu bạch đàn
Dầu bạch đàn còn được gọi là dầu khuynh diệp – loại dầu được khuyên dùng cho mẹ bầu, mẹ sau sinh và em bé. Dầu có tác dụng làm ấm, chống cảm lạnh giúp trẻ giảm ho hiệu quả.
Các mẹ có thể xoa dầu vào lòng bàn chân, tay cho trẻ hoặc nhỏ vài giọt lên ga, gối của bé. Ngay lập tức, mùi dầu sẽ lan tỏa khắp phòng, giúp bé thư giãn và dễ chịu hơn.
Nghệ và mật ong
Nghệ và mật ong đều là nguyên liệu có tính kháng khuẩn, phục hồi niêm mạc tổn thương và xoa dịu cổ họng hiệu quả. Các mẹ có thể pha nghệ, mật ong với nước ấm cho trẻ uống. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho các bé trên 1 tuổi.
Gừng và mật ong
Gừng có đặc tính kháng histamin – nguyên nhân chính gây ra những cơn ho. Vì vậy, sử dụng gừng và mật ong không chỉ kháng khuẩn mà còn giúp làm ấm cơ thể cho trẻ khi ngủ.
Mẹ có thể rửa sạch gừng, giã nhỏ lấy nước cốt rồi thêm một chút mật ong vào cho bé uống. Và cách này cũng chỉ áp dụng cho các trẻ trên 1 tuổi.
Tần dày lá
Rau tần dày lá còn được gọi là húng chanh hay rau thơm lông – đây là một trong những thảo dược chữa ho cho bé hiệu quả. Rau tần có mùi thơm, vị cay, không độc, có tính ấm nên giúp trẻ làm ấm cơ thể, thông mũi và tan đờm.
Mẹ có thể sử dụng tần dày lá tươi, rửa sạch rồi đem đi giã nát 5-6 lá. Tiếp đến, cho vào đó 1 ít nước nóng, khuấy đều để nước tần ra hết và bỏ cái. Mẹ dùng nước này cho trẻ uống 2 lần/ ngày.
Lê hấp đường phèn
Đây là cách dễ thực hiện và mang đến hiệu quả cao trong thuyên giảm cơn ho cho bé. Cách này được dùng nhiều trong Đông y giúp điều trị ho, chống cảm. Để thực hiện, các mẹ thực hiện các bước sau:
- Chuẩn bị 1 quả lê tươi và một ít đường phèn.
- Ngâm lê trong nước muối loãng g vài phút rồi rửa lại với nước cho đến khi sạch.
- Sau đó, cắt nửa trên của quả lê và dùng thìa nạo hết phần thịt bên trong.
- Cho đường phèn và quả lê và cho quả lê đi hấp cách thủy. Đun trên bếp cho đến khi lê mềm, đường phèn tan hết là được.
- Lấy lê ra và cho bé thưởng thức khi còn ấm sẽ có hiệu quả hơn. Các mẹ cho bé sử dụng 1 lần/ngày giúp giảm đau rát hiệu quả, cải thiện tình trạng ho, khản tiếng.
Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân gây ho ở trẻ và cũng có nhiều cách thuyên giảm ho cho trẻ. Tùy vào điều kiện mà các mẹ lựa chọn cách cũng như lựa chọn nguyên liệu phù hợp. Thực tế, còn nhiều mẹo dân gian từ nguyên liệu tự nhiên giảm ho cho bé nhưng các mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện.
Mong rằng với những thông tin trong bài viết về cách chữa ho cho bé khi ngủ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm và bỏ túi được nhiều cách hơn. Song, các cách này chỉ là tạm thời, nếu trẻ thuyên giảm thì không vấn đề, ngược lại tình trạng ho kéo dài, dai dẳng và kèm với những triệu chứng bất thường, các mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện/ cơ sở y tế thăm khám sớm nhé.
Anh Thy