Cân nặng và dinh dưỡng là hai yếu tố mà mỗi người nên cân bằng để có một sức khỏe tốt và thân hình đẹp. Để làm được điều này, mỗi người nên biết mức calo mà cơ thể chúng ta cần để điều chỉnh và cân đối bổ sung thực phẩm sao phù hợp. Và bánh mì là một trong những thực phẩm quen thuộc bổ sung hằng ngày, có thể biến tấu cũng như ăn cùng nhiều món ăn khác nhau. Nhưng bánh mì chủ yếu giàu đường bột nên mọi người lo sợ tăng cân. Vậy 1 ổ bánh mì bao nhiêu calo, và việc ăn bánh mì làm tăng cân hay giúp giảm cân?
Mục Lục
1 ổ bánh mì bao nhiêu calo?
Hàm lượng calo trong bánh mì còn tùy loại bánh mì, thông thường ổ nhỏ thì có lượng calo khoảng 80, còn ổ lớn thì có lượng calo khoảng 240 – 400 calo. Calo là năng lượng trong cơ thể mà mỗi người cần phải nạp vào mọi ngày. Đây là năng lượng để giúp cơ thể thực hiện các hoạt động, làm việc và giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường. Do đó, là yếu tố không thể thiếu và vô cùng quan trọng. Theo như khuyến cáo dinh dưỡng, mỗi người sẽ có mức calo nạp vào khác nhau bởi còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Nhưng nhìn chung, mỗi người cần nạp vào cơ thể lượng calo trung bình từ 1.200 – 2.200 để cơ thể duy trì hoạt động.
Dưới đây là một số loại bánh mì để mọi người thấy được 1 ổ bánh mì bao nhiêu calo:
- Bánh mì trắng nhỏ: 80 calo.
- Bánh mì trắng lớn: 240 calo.
- Bánh mì sandwich trắng: 275 calo.
- Bánh mì Hamburger: 296 calo.
- Bánh mì lúa mạch đen: 230 calo.
- Bánh mì từ bột thô: 235 calo.
- Bánh mì hạt: 260 calo.
- Bánh mì oliu: 307 calo.
- Bánh mì nướng: 380 calo.
- Bánh mì nho khô: 288 calo.
- Bánh mì làm từ gạo lức: 250 calo.
- Bánh mì vừng: 255 calo.
- Bánh mì cám: 260 calo.
- Bánh mì không men: 255 calo.
- Bánh mì ngọt: 270 calo.
- Bánh mì thịt nướng: sẽ chứa khoảng 50-60g thịt nướng nên calo từ thịt khoảng 100 calo. Còn calo bánh mì trắng là 240 calo nên tổng sẽ là khoảng 340 calo.
- Bánh mì trứng: 1 quả trứng ốp la (trứng gà hoặc trứng vịt) có mức calo khoảng 75-80. Kết hợp với bánh mì nào cũng được, ước tính trung bình calo bánh mì là 250 calo thì trên 300 calo.
- Bánh mì chả: với bất kỳ loại chả nào với 50 – 60g kẹp với bánh mì tương đương với hàm lượng calo tầm 120, kết hợp với bánh mì tầm 350 – 400 calo.
Lợi ích của bánh mì đối với sức khỏe
Bánh mì có nguồn gốc chế biến từ bột mì ngũ cốc là chính, chúng được nặn cùng với nước. Sau đó, đem đi tạo hình và cho vào lò nướng ở nhiệt độ phù hợp. Bánh mì có nhiều loại, có nhiều dạng khác nhau để đáp nhu cầu ăn uống cũng như dinh dưỡng của từng người.
- Có lợi cho hệ tiêu hóa: hàm lượng chất xơ trong bánh mì dồi dào, nên bổ sung bánh mì giúp cho tiêu hóa dễ dàng, nhuận tràng, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
- Bổ sung năng lượng cao: bánh mì giàu carbohydrate, là chất cung cấp năng lượng. Từ đó, giúp bổ sung năng lượng cao cho 1 ngày làm việc, duy trì hoạt động hằng ngày
- Giúp da khỏe mạnh, mịn màng: thành phần dinh dưỡng trong bánh mì cũng giàu vitamin, khoáng chất, protein nên bổ sung bánh mì giúp cơ thể khỏe mạnh và làn da mịn màng
- Hỗ trợ chắc khỏe xương: không những vậy mà thành phần bánh mì còn chứa nhiều canxi, do đó bổ sung bánh mì đúng cách giúp cung cấp lượng canxi tốt nhất cho cơ thể.
- Hỗ trợ bổ máu: bánh mì cũng bổ sung lượng sắt cho cơ thể, tốt cho những người bị thiếu máu
- Giúp tỉnh táo tinh thần: bánh mì còn chứa hàm lượng chất vitamin B, vitamin E, kẽm, magie. Đây đều là các chất tốt cho hệ thần kinh, giúp tinh thần thoải mái và tỉnh táo hơn.
Phân loại bánh mì
Thông thường, bánh mì được phân theo nguyên liệu, phân theo món ăn kết hợp và phân theo hình dáng bánh mì.
Về nguyên liệu, bánh mì có nhiều loại bởi được sản xuất từ các loại ngũ cốc khác nhau: bánh mì yến mạch, bánh mì nguyên cám, bánh mì nâu, bánh mì đen,…
Còn về món ăn, bánh mì được chia thành 2 loại:
- Bánh mì không: là bánh mì được làm từ bột mì hay ngũ cốc. Bánh mì này chỉ nướng chín là có thể ăn. Và không ăn kèm hay kẹp bất kỳ thực phẩm nào ăn cùng.
- Bánh mì có nhân: thì là bánh mì không ăn cùng các nguyên liệu khác và chúng được kẹp trong bánh mì. Cụ thể là rau củ, thịt, trứng, nước sốt, cá, phô mai, lạp xưởng, xúc xích, chả,…tùy vào sở thích và khẩu vị của mỗi người. Và khi ăn kèm như vậy tùy vào từng loại nguyên liệu mà cho ra món ăn có mùi vị đặc trưng, riêng biệt.
Ăn bánh mì có tăng cân không?
Như đã tìm hiểu, hàm lượng calo trung bình của bánh mì không và bánh mì có nhân sẽ rơi vào khoảng 200-450 calo là cao nhất. So với lượng calo tổng mà cơ thể cần trong ngày là 1.200 – 2.200 thì hàm lượng calo này vẫn chấp nhận được và không gây ảnh hưởng cũng như không gây tăng cân hay béo phì.
Tuy nhiên, nếu như ăn quá thường xuyên và với số lượng nhiều trong ngày, thì việc tăng cân và béo phì do bánh mì là hoàn toàn có thể xảy ra. Không chỉ vậy mà gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Thế nên, để bánh mì tốt nhất nên biết cách ăn uống đúng cách nhé.
Ăn bánh mì có giúp giảm cân không?
Theo các nghiên cứu, thành phần bánh mì có lượng lớn carbohydrate có lợi cho sức khỏe. Cùng với hàm lượng tinh bột đối kháng, được chế biến từ những hạt nguyên cám khi nạp vào cơ thể. Chính điều này giúp kiềm chế cũng như quên đi cảm giác đói, khiến no lâu hơn, cũng như kiểm soát được lượng đường trong máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Hiện nay, có nhiều loại bánh mì dành cho người ăn kiêng, giảm cân, giảm tích tụ mỡ như các loại có lượng đường ít, ít chất béo, giàu chất xơ và ít calo.
Các loại bánh mì giúp cân nặng kiểm soát ở mức tốt: Bánh mì yến mạch, bánh mì nâu, bánh mì nguyên cám, bánh mì đen,…
Với những chia sẻ mà nha khoa My Auris cung cấp trong bài viết, hẳn là mọi người hiểu hơn về bánh mì bao nhiêu calo cũng như các thông tin bổ ích. Để ăn bánh mì không tăng cân và giúp kiểm soát cân nặng tốt, không nên ăn quá nhiều, không nên ăn sau 18 giờ tối nhé.
Anh Thy