Đánh răng là một trong những thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày để loại bỏ vụn thức ăn, mảng bám và vi khuẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng. Đánh răng đúng cách và đều đặn mỗi ngày giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe răng miệng. Vậy 1 ngày nên đánh răng mấy lần và đánh răng nhiều có tốt không? Để giải đáp thắc mắc, hãy cùng My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
1 ngày nên đánh răng mấy lần?
Đánh răng là thói quen chăm sóc răng miệng và phải được thực hiện đều đặn mỗi ngày. Vậy 1 ngày nên đánh răng mấy lần? Theo các bác sĩ, 1 ngày nên đánh răng mấy lần còn phụ thuộc vào độ tuổi:
Trẻ từ 6 tháng – 2 tuổi
Trẻ từ 6 tháng, giai đoạn mọc răng sữa đã bắt đầu nhưng nướu răng của trẻ còn mềm và dễ bị tổn thương, chưa thể tác động bằng bàn chải đánh răng như người lớn. Do đó, các bậc phụ huynh nên chọn dụng cụ và cách vệ sinh răng phù hợp cho con.
Nhiều người quan điểm răng, trẻ nhỏ chỉ uống sữa, ăn bột nên không cần vệ sinh răng. Tuy nhiên, đây là quan điểm sau lầm vì khiến cho mảng bám tích tụ và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng, hôi miệng.
Ở giai đoạn này, các mẹ nên dùng khăn mỏng thấm nước để vệ sinh răng và lưỡi cho trẻ. Các động tác nên thực hiện nhẹ nhàng và có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
Trẻ từ 3-13 tuổi
Lúc này, răng sữa đã tương đối đầy đủ và nướu răng của trẻ cũng trở nên cứng cáp hơn. Vì thế, các bậc phụ huynh nên lựa chọn bàn chải phù hợp lứa tuổi để trẻ đánh răng mỗi ngày. Theo các chuyên gia nha khoa, trẻ từ 3-13 tuổi nên đánh răng 2 lần trong ngày vào buổi sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ.
Trẻ từ 14 tuổi trở lên
Lúc này, răng sữa đã thay thế bằng răng vĩnh viễn nên cần chú trọng đánh răng kỹ và vệ sinh răng miệng. Bởi răng vĩnh viễn sau khi mất đi sẽ không thể thay thế được như răng sữa trước đó.
Theo khuyến cáo của chuyên gia, người trưởng thành nên đánh răng 2-3 lần mỗi ngày, vào buổi sáng khi thức dậy, buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi ăn trưa.
Ngoài ra, bên cạnh việc đánh răng, người trưởng thành còn cần kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước muối, nước súc miệng hay tăm nước để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng, diệt khuẩn và loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn.
Hậu quả của việc đánh răng quá nhiều và quá ít
Theo khuyến cáo của chuyên gia nha khoa, người trưởng thành đánh răng từ 2-3 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu đánh ít hơn hoặc nhiều hơn số lần này, sẽ không tốt mà còn gây hại cho sức khỏe răng miệng.
Đánh răng quá ít
Mặc dù, đánh răng được khuyên là thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày nhưng có nhiều người vẫn không tuân thủ và đánh răng ít hơn 2-3 lần trong ngày, thậm chí là không đánh răng. Việc này gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng:
- Răng ố vàng, xỉn màu: khi đánh răng không đủ, mảng bám, thức ăn còn tích tụ và tồn đọng nhiều trên thân răng. Lâu dần, chúng bị vôi hóa tạo thành cao răng cứng chắc, khó loại bỏ và gia tăng nguy cơ răng xỉn màu, ố vàng. Đồng thời, cao răng cũng tăng nguy cơ phát sinh bệnh lý về răng miệng.
- Gây bệnh hôi miệng: mảng bám, vụn thức ăn tích tụ lâu ngày cũng tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Vi khuẩn này phân hủy thức ăn thừa trong khoang miệng và sản sinh ra acid có mùi hôi khó chịu.
- Gây mất răng vĩnh viễn: cao răng bám nhiều trên răng mà không được làm sạch cũng là nguyên nhân gia tăng các bệnh lý nguy hiểm như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, áp xe răng,… Các bệnh lý này tiến triển gia tăng viêm nhiễm và thậm chí là rụng răng.
Đánh răng quá nhiều
Trái với những người đánh răng ít, có nhiều người quan niệm đánh răng càng nhiều sẽ càng tốt cho sức khỏe răng miệng và tăng hiệu quả làm sạch. Tuy nhiên, đánh răng nhiều hơn số lần quy định sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng như:
- Làm mòn men răng: mảng bám, vi khuẩn không phải là nguyên nhân duy nhất gây mòn men răng. Đánh răng quá mạnh cũng có thể làm mài mòn men răng, làm răng nhạy cảm, dễ ê buốt và ố vàng.
- Gây viêm nướu: bàn chải đánh răng có thể gây tổn thương nướu đánh răng quá mạnh và quá nhiều lần. Viêm nướu là một bệnh lý răng miệng phổ biến, gây ra các triệu chứng như chảy máu, hôi miệng, sưng đỏ và thậm chí là mất răng.
- Tụt nướu: tụt nướu là trường hợp nướu bị kéo khỏi chân răng khiến chân răng bị lộ ra ngoài khiến cho răng trở nên nhạy cảm, dễ mất răng.
Mỗi lần nên đánh răng bao lâu?
Nếu chải răng quá nhanh sẽ không làm sạch mảng bám, vụn thức ăn bám trên răng, hơn nữa còn gây hại cho men răng và gây ảnh hưởng đến các mô mềm. Do đó, các chuyên gia nha khoa khuyến cáo nên đánh răng khoảng 2-3 phút/ lần. Một số đối tượng đặc biệt thì cần dành thời gian để đánh răng đúng cách như trẻ em mới tập đánh răng. Lúc này, các bậc phụ huynh cần hướng dẫn và xem thao tác của trẻ, có thể sẽ kéo dài hơn 3-5 phút/ lần đánh răng.
Chú ý trong vệ sinh và chăm sóc răng miệng
Để chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách, hiệu quả làm sạch gia tăng, mọi người cần chú ý một số điều sau:
Đánh răng bằng bàn chải thường
- Đặt nghiêng bàn chải 1 góc 45 độ so với nướu
- Di chuyển bàn chải qua lại ngắn và nhẹ nhàng
- Chải cả mặt trong và mặt ngoài để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám. Chải răng theo chiều chuyển động lên xuống, tránh đánh răng theo chiều ngang.
- Chà và vệ sinh lưỡi để tăng hiệu quả làm sạch vi khuẩn.
Đánh răng bằng bàn chải điện
Một số người sử dụng bàn chải điện thì nên đặt bàn chải nghiêng 1 góc 45 độ với nướu. Sau đó, di chuyển bàn chải nhẹ nhàng giữa các răng và cả mặt trong lẫn mặt ngoài.
Cuối cùng, vệ sinh và chà lưỡi bằng dụng cụ cạo lưỡi hoặc bàn chải thường.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả diệt khuẩn, loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn, mọi người nên sử dụng kết hợp chỉ nha khoa, nước muối và nước súc miệng chuyên dụng. Có thể dùng sau khi ăn để tránh đánh răng quá nhiều lần.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết về 1 ngày nên đánh răng mấy lần giúp mọi người giải đáp được thắc mắc. Từ đó, biết cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng để kéo dài tuổi thọ cho răng. Đồng thời, mọi người vẫn phải tái khám nha khoa định kỳ để kiểm tra và theo dõi tình trạng răng miệng. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.
Anh Thy