Cầu răng sứ lấp đầy khoảng trống và phục hình tại vị trí những răng đã mất. Vì khi mất răng, các răng xung quanh thường có xu hướng di chuyển vào vị trí khoảng trống mất răng. Điều này, không chỉ gây ra tình trạng sai lệch khớp cắn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Trong bài viết chia sẻ của Nha Khoa My Auris, hãy cùng tìm hiểu về cầu răng sứ. Đây là phương pháp phổ biến để khắc phục tình trạng mất răng.
Mục Lục
Vì sao cầu răng sứ lấp đầy khoảng trống?
Khi bạn mất răng, chức năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Vì lực ăn nhai thường được chia đều cho tất cả các răng trong cung hàm. Trường hợp thiếu hoặc mất bị một răng, các răng khác sẽ phải chịu áp lực lớn hơn, chèn ép lên nướu và xương. Ngoài ra, những chỗ trống do mất răng không được lấp đầy, những chiếc răng kế cận sẽ di chuyển dần về chỗ khoảng trống này. Lúc này, răng đối diện sẽ trồi lên cao và gây khó khăn khi ăn nhai.
Không những thế, khi ăn ăn nhai, thức ăn dễ bị mắc kẹt vào vị trí mất răng. Lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, sâu răng,..và ảnh hưởng đến các răng khác. Bên cạnh đó, tại vị trí khoảng trống của vị trí mất răng sẽ xuất hiện tình trạng tiêu xương hàm, không thể nâng đỡ cơ miệng. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp với vẻ đẹp thẩm mỹ của gương mặt. Cụ thể như má của bạn sẽ bị hóp vào trông già và khuôn mặt không được hài hòa như trước.
Vì thế, việc trồng răng giả khi mất răng không chỉ mang tính chất thẩm mỹ mà còn bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng. Hiện nay, có 2 phương pháp trồng răng giả phổ biến là cầu răng sứ và Implant. Trong đó, cầu răng sứ được sử dụng phổ biến vì phương pháp này có chi phí thực hiện thấp hơn, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Cầu răng sứ là gì?
Cầu răng sứ là kỹ thuật phục hình cho một hoặc nhiều răng bị mất bằng cách mài 2 chiếc răng thật bên cạnh vị trí răng đã mất. Mục đích làm cầu răng sứ chính là lấp đầy khoảng trống của răng và cải thiện thẩm mỹ cho khuôn hàm. Tuy vậy, phương pháp này bác sĩ sẽ mài cùi răng thật để chụp cầu răng sứ lên trên.
Với phương pháp làm cầu răng giả thì việc mài cùi răng bắt buộc. Và cần đòi hỏi sức khỏe của răng làm trụ phải khỏe mạnh và không mắc các bệnh lý về răng miệng.
Cầu răng sứ được sử dụng vật liệu sứ là chất liệu sứ chủ yếu, gồm 2 loại sứ phổ biến: răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Trong đó, răng toàn sứ được các chuyên gia và khách hàng khuyến khích nhờ vào tính thẩm mỹ cao, có màu sắc gần giống với răng tự nhiên. Đặc biệt, không xuất hiện tình trạng đen viền nướu và độ bền chắc cao.
4 bước quy trình làm cầu răng chuẩn
Trước khi lựa chọn cầu răng sứ, bạn cần phải nắm được các quy trình thực hiện, cùng nha khoa My Auris tìm hiểu chi tiết về quy trình làm cầu răng sứ dưới đây nhé!
Bước 1: Khám và tư vấn cùng với chuyên gia nha khoa
Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát về sức khỏe răng miệng cũng như tiến hành chụp X -quang. Đồng thời, đánh giá tại vị trí răng bị mất có thể thực hiện phương pháp làm cầu răng sứ hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kiểm tra các vị trí răng kế cạnh có đủ điều kiện để làm trụ răng để nâng đỡ mão răng sứ hay không.
Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ phân tích, đánh giá và tư vấn cho khách hàng có nên sử dụng phương pháp làm cầu răng sứ cho răng bị mất không.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ tổng kết và đưa kế hoạch điều trị chi tiết để khách hàng nắm các bước thực hiện. Đồng thời, để khách hàng chủ động sắp xếp thời gian và công việc đến phục hình răng đã mất.
Bước 2: Lấy cao răng, gây tê và tiến hành mài cùi răng
Sau khi đồng ý điều trị phục hình, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng để làm sạch các mảng bám. Việc lấy cao răng nhằm tạo môi trường vô khuẩn và an toàn tuyệt đối trước khi tạo hình cùi răng.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, giúp khách hàng thoải mái khi thực hiện và hạn chế đau nhức trong quá trình mài cùi răng. Lúc này, bác sĩ sẽ tính toán sao cho phù hợp để việc mài cùi răng với tỷ lệ phù hợp.
Bước 3: Lấy mẫu dấu hàm
Sau khi mài cùi răng, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm và toàn bộ thông số được gửi trực tiếp phòng labo tại phòng khám My Auris. Tất cả thông tin về khung hàm, gồm vị trí răng bị mất, số lượng răng, màu sắc răng,..sẽ được ghi đầy đủ để bộ phận labo thiết kế cầu răng sứ phù hợp với từng khách hàng.
Bước 4: Phục hình và cố định cầu răng sứ
Sau khi chờ đợi răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành gắn răng tạm sau khi mài cùi răng. Khi bạn có lịch hẹn gắn răng cố định của bác sĩ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và căn chỉnh kỹ lưỡng để đảm bảo khớp cắn, độ sát khít và việc ăn nhai diễn ra bình thường. Nhờ thế, cầu răng sứ sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ đạt được cao nhất.
Hoàn tất quy trình cầu răng sứ, bạn sẽ bác sĩ cách hướng dẫn chăm sóc răng sứ tốt nhất, cũng như hẹn lịch tái khám để kiểm tra răng sứ định kỳ.
Đặc điểm nổi bật của cầu răng sứ
Cầu răng sứ được biết đến là một trong những phương pháp trồng răng giả cố định để lấp đầy khoảng trống mất răng. Đồng thời, khôi phục thẩm mỹ cũng như chức năng cho hàm tương đối tốt. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của cầu răng sứ.
Đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm
Thời gian thực hiện cầu răng sứ được thực hiện nhanh chóng chỉ với 2 lần hẹn. Những chiếc răng bị mất sẽ được phục hồi lại hình dáng cũng như kích thước giống với răng tự nhiên của bạn. Màu sắc của răng sứ tự nhiên.
Phục hồi chức năng ăn nhai
Cầu răng sứ đem lại khả năng ăn nhai tốt, giúp bạn cảm nhận việc ăn nhai như răng thật. Bạn không cần lo lắng về vấn đề thưởng thức đồ ăn thức uống khi mất răng. Tuy nhiên. bạn vẫn cần hạn chế những loại thực phẩm cứng, hoặc không sử dụng răng để mở nắp chai,..Nhằm tăng tuổi thọ cho cầu răng sứ.
Chi phí thấp hơn trồng răng Implant
Chi phí làm cầu răng sứ thường có giá tiết kiệm hơn so với trồng răng implant, tuy nhiên chi phí cũng không quá nhiều. Bởi chi phí cầu răng sứ sẽ phụ thuộc vào số răng trên cầu răng và chất liệu sứ (răng sứ kim loại hay răng toàn sứ).
Hy vọng trên đây sẽ là bài viết hữu ích và trả lời vì sao cầu răng sứ lấp đầy khoảng trống. Từ đó, bạn có thể lựa chọn loại cầu răng sứ phù hợp với nhu cầu, cũng như phù hợp với sức khỏe răng miệng và tài chính của mình. Nếu bạn có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua Fanpage hoặc đến trực tiếp nha khoa để được tư vấn cặn kẽ và chi tiết.
Kim Dung