Việc vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng được xem như một trong những yếu tố rất quan trọng, nó quyết định đến kết quả niềng răng, do đó bạn không được chủ quan. Tùy vào phương pháp niềng mà cách thức chăm sóc răng miệng có phần khác nhau đôi chút. Nhưng nhìn chung, bạn cũng cần thực hiện đúng các loại dụng cụ và không nên bỏ qua bất kỳ bước nào. Cụ thể cách chăm sóc răng miệng sẽ được nha khoa My Auris thông tin đến bạn ngay trong bài viết này nhé!
Mục Lục
Vì sao phải vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng cẩn thận?
Đối với những người thực hiện niềng răng chỉnh nha, thức ăn dễ dàng bị mắc kẹt vào các mắc cài, dây cung và gây khó khăn khi bạn muốn làm sạch răng miệng. Nhưng nếu để lâu sẽ hình thành nên các mảng bám, khiến vi khuẩn có điều kiện thuận lợi sinh sôi, gây ra nhiều bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, hôi miệng,… Đây chính là lý do chủ yếu mà bác sĩ luôn khuyên bạn vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng cẩn thận.
Vì thực tế, nếu không vệ sinh răng niềng, nó vừa làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn làm gián đoạn đến quá trình chỉnh nha. Bởi khi mắc các bệnh lý về răng, bạn phải có thời gian điều trị dứt điểm rồi mới có thể tiếp tục niềng, chắc hẳn sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí. Do đó, bạn phải lưu ý kỹ việc chăm sóc răng niềng cẩn thận, đúng cách. Đây cũng là cách duy nhất giúp bạn hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng.
Các cách hỗ trợ chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng
Quá trình chăm sóc răng miệng của người niềng răng sẽ mất nhiều thời gian, công sức hơn so với những người bình thường. Vì vậy, việc vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng được hiệu quả thì cần thực hiện theo các cách dưới đây.
Dùng bàn chải có lông mềm để đánh răng
Khi niềng hãy lưu ý chọn các loại bàn chải lông mềm, có kích thước vừa vặn với khoang miệng, dễ thực hiện thao tác đánh răng mà không làm ảnh hưởng đến nướu. Cần chú ý không chọn các loại bàn chải có kích thước quá to, vì nó khó di chuyển và làm sạch các ngóc ngách trong khoang miệng.
Mặt khác, khi dùng bàn chải đánh răng, bạn nên thay mới định kỳ sau 3 tháng sử dụng để quá trình vệ sinh răng miệng đạt được hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng loại bàn chải chuyên dụng cho người niềng – bàn chải kẽ. Với thiết kế đặc biệt, thích hợp đánh vào các mắc cài, đầu bàn chải có kích thước nhỏ nên dễ len vào các ngóc ngách lấy sạch thức ăn.
Sử dụng các loại kem đánh răng có chứa fluoride
Thành phần fluoride – một khoáng chất cần thiết trong quá trình tạo men, ngà răng. Ngoài ra nó còn có tác dụng bảo vệ, củng cố men răng, phòng ngừa các bệnh lý sâu răng một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, fluoride còn có khả năng tái tạo men răng bị suy yếu, xử lý sâu răng khi chưa hình thành lỗ. Do đó bạn nên lựa chọn các loại kem đánh răng có chứa thành phần này, sử dụng lâu dài cũng đem lại tỷ lệ ngừa sâu răng cao hơn.
Đánh răng đúng cách
Vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng cần nhớ đánh răng 2 lần mỗi ngày, bằng cách xoay tròn hay chải dọc trên các bề mặt răng, đánh từ trong ra ngoài. Đối với niềng mắc cài, bạn cần đặt bàn chải tựa vào răng, lợi sau đó đẩy bàn chải trên và dưới dây cung để làm sạch xung quanh các mắc cài.
Còn với người thực hiện niềng răng trong suốt, vì nó có cơ chế dễ dàng tháo lắp nên việc vệ sinh răng miệng của bạn sẽ diễn ra như bình thường như trước khi niềng. Nhưng hãy nhớ vệ sinh cả khay niềng để tránh các mảng bám tích tụ nhé!
Sử dụng chỉ nha khoa
Ngoài việc đánh răng mỗi ngày, để vệ sinh và chăm sóc răng miệng được tốt hơn, bạn cần sử dụng thêm chỉ nha khoa ít nhất 1 lần sau mỗi bữa ăn. Chỉ nha khoa hỗ trợ làm sạch các kẽ răng, loại bỏ hết các cặn thức ăn thừa mà bàn chải không thể chạm đến được.
Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng trong nha khoa
Sau khi đánh răng xong, bạn cần sử dụng thêm cả nước súc miệng để làm sạch răng, loại bỏ hoàn toàn các mảng bám cũng như cặn thức ăn trong khoang miệng. Nên chọn loại nước súc miệng có chứa thành phần flouride nhằm giúp giảm cảm giác ê buốt, bảo vệ sức khỏe răng miệng được tốt hơn. Cách dùng, bạn có thể sử dụng súc miệng trực tiếp hay pha loãng với nước.
Đến nha khoa để bác sĩ chuyên môn lấy vôi răng định kỳ
Trong quá trình ăn uống, dưới chân răng và lợi dễ hình thành các mảng bám cặn, phần cặn này được mọi người gọi là vôi răng. Chúng có kết cấu khá cứng, nếu bạn chỉ đánh răng thông thường thì không có khả năng loại bỏ hết được.
Do đó, bạn cần đến nha khoa định kỳ 6 tháng một lần để cạo vôi răng. Trường hợp bạn để vôi răng tích tụ quá lâu trong khoang miệng, nó không những gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn gây ra các vấn đề như hôi miệng, sâu răng, viêm nha chu,…
Chế độ ăn như thế nào là hợp lý đối với người niềng răng?
Việc bạn xây dựng một thói quen ăn uống lành mạnh, đúng cách cũng sẽ giúp bạn hạn chế các rủi ro bị bung mắc cài trong quá trình niềng răng. Một việc cần phải đi song hành cùng quá trình vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng. Thực tế, việc ăn uống cẩn thận đối với những người mới đeo niềng cũng sẽ giúp giảm đau nhức, rút ngắn được nhiều thời gian chỉnh nha.
Khi ăn uống, người đang niềng cần tránh ăn các loại thực phẩm có độ dính như kẹo cao su, gummy,.. để quá trình vệ sinh được dễ dàng hơn. Hay những loại thực phẩm có tính dai, giòn, cứng cũng cần được hạn chế để không gây hư hỏng cho khí cụ. Cụ thể các loại thực phẩm cần tránh như: Bánh mì pháp, bánh dày, bỏng ngô, kẹo cứng, nước đá,…
Ngoài ra, bạn cũng cần có sự hạn chế trong việc tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa nhiều chất ngọt, tinh bột như các loại đồ ăn nhanh hay bánh kẹo. Đây sẽ là môi trường có chứa nhiều đường, dễ sinh ra các axit và mảng bám gây sâu răng, bệnh viêm nha chu. Đồng thời, cần kiêng hút thuốc lá, sử dụng trà, cà phê, kẹo,… trong suốt quá trình niềng, vì chúng đều có chứa chất tạo màu có thể ảnh hưởng không tốt đến răng của bạn.
Việc vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng là điều mà bạn cần chú trọng để có được kết quả chỉnh nha như mong đợi. Do đó, bạn cần chú ý làm theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn, kiêng ăn các món ăn không tốt cho sức khỏe. Mặt khác, hãy lưu ý đến thời gian thăm khám với bác sĩ theo lịch hẹn định kỳ, thông qua kiểm tra bác sĩ có thể phát hiện kịp thời các biến chứng và xử lý kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng của bạn.
Yến Nhi