[Tư vấn nha khoa] Bọc răng sứ có niềng răng được không?

[Tư vấn nha khoa] Bọc răng sứ có niềng răng được không?

Bọc răng sứ và niềng răng là hai phương pháp thẩm mỹ được quan tâm hàng đầu hiện nay. Vì các phương pháp này đều giúp hàm răng trở nên trắng sáng, đều đẹp như ý muốn. Tuy nhiên, một số khách hàng hiện nay sau khi bọc răng sứ vẫn có nhu cầu niềng răng chỉnh nha. Nhưng các khách hàng đều có thắc mắc là bọc răng sứ có niềng răng được không? Tìm hiểu ngay câu trả lời chi tiết nhất được giải đáp bởi bác sĩ của nha khoa My Auris.

Giải đáp câu hỏi: Bọc răng sứ có niềng răng được không?

Theo các bác sĩ, việc bọc răng sứ có niềng răng được không được giải đáp là vẫn có thể niềng được. Tuy nhiên, thực tế không phải trường hợp nào cũng được chỉ định điều trị và mang lại hiệu quả như mong đợi. Sau khi bác sĩ trực tiếp thăm khám, chụp X-quang rõ ràng thì mới có thể đưa ra quyết định phương pháp bọc răng sứ có chỉnh sửa được nữa không.

Trong đó, nếu bạn chỉ bọc răng sứ một hay vài chiếc thì vẫn có thể niềng răng được. Lúc này, bác sĩ sẽ gắn các mắc cài hay máng niềng răng lên răng sứ. Mục đích là tác động lực lên cả răng sứ và trụ răng thật. Từ đó giúp chân răng dịch chuyển từ từ, từng chút một theo phác đồ điều trị.

Bên cạnh đó, sau khi bọc răng sứ mà muốn niềng răng. Tình trạng răng miệng của bạn phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau thì mới đảm bảo thành công. 

  • Phần mão sứ còn cứng cáp, không bị sứt, nứt mẻ hay lung lay.
  • Phần cùi răng thật phải còn khỏe mạnh – Điểm quan trọng quyết định bọc răng sứ có niềng được không. Vì cùi răng có khỏe mạnh thì mới chịu được lực siết của khí cụ niềng. Nếu cùi răng thật đã yếu đi mà vẫn cố tình niềng răng chỉnh nha thì chỉ trong khoảng thời gian ngắn, răng sứ lẫn răng thật đều có nguy cơ rụng hoặc lung lay.
Giải đáp câu hỏi: Bọc răng sứ có niềng răng được không?
Giải đáp câu hỏi: răng sứ có niềng được không?

Mặt khác, trong trường hợp đã bọc răng sứ trên toàn hàm thì bạn sẽ không được bác sĩ chỉ định niềng răng nữa. Vì thời điểm bọc sứ, bác sĩ cũng đã tính toán đặt vị trí các răng sao cho đảm bảo tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai tốt nhất. Bên cạnh đó, khi làm cầu răng sứ bạn cũng không nên niềng răng. Vì răng đã được cố định chắc chắn trong xương hàm.

Yếu tố nào quyết định việc bọc sứ có niềng được không?

Muốn xác định răng bọc sứ có niềng được không sẽ cần bạn thăm khám trực tiếp với bác sĩ. Thông thường, nếu muốn xác định có niềng được không sẽ dựa vào một số yếu tố sau:

Yếu tố nào quyết định việc bọc sứ có niềng được không?
Yếu tố nào quyết định việc bọc sứ có niềng được không?

Mô răng còn lại 

Bọc răng sứ đồng nghĩa việc bạn cần mài đi một tỷ lệ nhỏ với cùi răng thật. Trường hợp răng còn lại sau mài răng vẫn còn nhiều thì cơ hội niềng răng càng cao. Vì khi niềng răng, bác sĩ sẽ cần gắn mắc cài lên từng chiếc răng sứ hay sử dụng khay niềng. Thông qua lực siết các răng, giúp chúng dịch chuyển chuẩn với khung hàm. Cùng vi truyền lực qua răng sứ khác với răng thật nên sẽ bị giới hạn dịch chuyển.

Trong quá trình kéo răng, răng sứ có thể bị bật ra. Thậm chí sau niềng răng, bạn phải làm loại toàn bộ răng sứ trước đó. Do đó việc đánh giá lượng mô răng còn lại là rất quan trọng.

Răng sứ có khít đúng tiêu chuẩn không?

Trong quá trình niềng răng, nếu răng sứ trước đó không được làm sát khít thì niềng rất dễ bị bật ra. Bên cạnh đó, răng kín khít cũng đảm bảo mô răng thật ở phía trong đủ chắc khỏe sau khi kết thúc chỉnh nha. Muốn đánh giá độ khít của răng cứ, bác sĩ sẽ dùng cây thăm khám, rà vùng chân răng sứ xem có liên tục hay không. Nếu phát hiện khe hở, vùng bị sâu, bạn cần làm lại răng sứ mới tốt hơn rồi mới bắt đầu niềng.

Các răng có bị cứng khớp không?

Trước khi niềng răng, bác sĩ cần đánh giá chất lượng của răng xem răng đã lấy tủy chưa. Việc lấy tủy cũng là một trong những khó khăn khi niềng. Vì sau khi lấy tủy, răng sẽ không còn độ rắn chắc để dùng các khí cụ nữa. Có trường hợp đã lấy tủy ở nhiều răng, răng bị mài cụt thì việc niềng rất khó thành công.

Giới hạn dịch chuyển của răng theo kế hoạch 

Trường hợp răng bị hô, móm nặng phải kéo răng với quãng dài, bác sĩ cần xem xét có thực hiện được hay không. Để sau khi điều trị, bạn có được chân răng khỏe mạnh trong xương hàm mà không bị tiêu chân hay bật chân răng ra khỏi xương.

Điểm bất lợi cần lưu ý khi bọc sứ vẫn muốn niềng răng 

Nếu bạn là người được bác sĩ chỉ định thì vẫn có thể áp dụng điều trị. Nó vừa giúp tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt, vừa đảm bảo khả năng ăn nhai, tránh các bệnh lý răng miệng với hàm răng trắng sáng, thẳng hàng, đều đẹp.

Điểm bất lợi cần lưu ý khi bọc sứ vẫn muốn niềng răng 
Điểm bất lợi cần lưu ý khi bọc sứ vẫn muốn niềng răng

Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tiềm ẩn rủi ro nhất định nếu thực hiện ở những cơ sở nha khoa nhỏ lẻ. Với mục đích tiết kiệm chi phí có thể sử dụng các dòng răng sứ kém chất lượng, trôi nổi,… Vì làm bằng vật liệu pha tạp, không gia công tốt nên rất dễ bị gãy vỡ, hư hỏng nếu gặp lực tác động của khí cụ, đặc biệt là mắc cài. 

Do đó, bạn cần tìm hiểu địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện điều trị niềng răng trên răng sứ, giúp hành trình niềng răng được an toàn và hiệu quả.

Một số lưu ý khi thực hiện niềng răng sau bọc sứ

Muốn quá trình niềng răng sau khi bọc sứ diễn ra thuận lợi, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

Một số lưu ý khi thực hiện niềng răng sau bọc sứ
Một số lưu ý khi thực hiện niềng răng sau bọc sứ
  • Trước hết, bạn cần tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để kiểm tra tình trạng răng miệng. Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn xem bản thân bọc răng sứ niềng răng được không.
  • Sau khi niềng, bạn cần chú ý vệ sinh khoang miệng sạch sẽ. Đánh răng đều đặn từ 2 đến 3 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm, kem đánh răng chứa Flour. Đồng thời, bạn cần dùng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng để loại bỏ hết các vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Bạn cần hạn chế sử dụng đồ ăn có chứa nhiều đường, tinh bột hay các thực phẩm chứa nhiều axit như cam, bưởi, chanh,… nhằm giảm sự tác động lên men răng.
  • Bạn không nên sử dụng nhiều thực phẩm chứa yếu tố sẫm màu như rượu, bia, thuốc lá,… Bởi chúng dễ làm xỉn men răng.
  • Bạn không nên ăn các loại thực phẩm quá cứng, dai vì chúng sẽ làm tổn hại đến men răng.
  • Chú ý bổ sung dinh dưỡng với thực phẩm nhiều vitamin, chất xơ từ các loại rau củ quả, protein từ thịt và cá,… Nhằm giúp gia tăng sức đề kháng chống lại các vi khuẩn gây hại, phòng ngừa sâu răng từ bên trong.

Thực tế, không chỉ riêng người bọc răng sứ muốn niềng răng mới cần quan tâm đến các cách chăm sóc răng miệng trên. Đây là những điểm bạn cần lưu ý nhằm cải thiện sức khỏe răng miệng và giúp tránh các bệnh lý một cách an toàn. Đồng thời, đừng quên việc thăm khám với bác sĩ định kỳ 6 tháng một lần, để được phát hiện kịp thời các bệnh lý, xử lý nhanh chóng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề bọc răng sứ có niềng răng được không. Nếu bạn có nhu cầu niềng răng khi đã làm răng sứ, hãy chắc rằng bạn đã đến các nha khoa uy tín để được tư vấn chi tiết. Chí khi thăm khám, bạn mới đảm bảo tình trạng đáp ứng nhu cầu của kỹ thuật niềng răng. Từ đó quá trình điều trị được an toàn và tránh các biến chứng không mong muốn.

Yến Nhi

chat zalo
messenger