Trồng răng sứ bị đau nhức – Lý do vì sao?

trong-rang-su-bi-dau-nhuc-ly-do-vi-sao

Trồng răng sứ là phương pháp phục hình răng đã mất trên cung hàm nhằm duy trì tính thẩm mỹ và ăn nhai hiệu quả. Tuy nhiên, có trường hợp trồng răng sứ xong bị đau nhức, ảnh hưởng sức khỏe răng miệng. Để lý giải nguyên nhân trồng răng sứ bị đau nhức, hãy cùng My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé. 

Lý do trồng răng sứ bị đau nhức? 

Trồng răng sứ là phương pháp phục hình răng đã mất nhanh chóng, đem đến hiệu quả thẩm mỹ và ăn nhai được nhiều khách hàng lựa chọn hiện nay. Trong quá trình mài răng lắp cầu sứ, bác sĩ có sử dụng thuốc tê nên không gây đau nhức, khó chịu cho khách hàng. Tuy nhiên, sau 1-2 tiếng, thuốc tê hết tác dụng, cơn đau, khó chịu sẽ tìm đến. Song, cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm trong 2-3 ngày khi sử dụng thuốc giảm đau và chăm sóc răng miệng đúng cách. 

Nếu cơn đau liên tục và kéo dài không thuyên giảm, khách hàng nên đến nha khoa gặp bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân. Sau đây là một số nguyên nhân điển hình dẫn đến răng sứ bị đau nhức: 

Cơ địa răng yếu, nhạy cảm 

Để trồng răng sứ an toàn, thời gian dùng lâu dài, các răng làm trụ phải thật sự khỏe mạnh. Nếu nền răng yếu, cơ địa răng nhạy cảm mà vẫn mài răng làm trụ sẽ gây đau nhức răng kéo dài sau khi trồng răng. 

Chưa điều trị triệt để bệnh lý về răng miệng 

Trước khi trồng cầu sứ, bác sĩ sẽ thăm khám và lên kế hoạch điều trị phù hợp, đảm bảo điều trị triệt để bệnh lý. Nếu như không điều trị tủy, sâu răng, viêm nướu, nha chu mà vẫn mài răng trồng răng sứ sẽ gây đau nhức răng kéo dài. 

 trồng răng sứ bị đau nhức
Chưa điều trị triệt để bệnh lý về răng miệng

Nướu chưa kịp thích nghi  

Khi mới trồng răng sứ, nướu răng vẫn chưa kịp thích nghi nên có thể nhạy cảm và gây đau nhức. Phải mất một thời gian thì nướu mới thích nghi và cơn đau lúc này mới giảm và biến mất dần. 

Bác sĩ mài răng quá nhiều 

Nếu bác sĩ kém tay nghề, chẩn đoán tỷ lệ mài răng không phù hợp và kỹ thuật mài không chuẩn xác thì mài răng quá nhiều, làm lộ ngà răng. Điều này dẫn đến đau nhức răng kéo dài. Nếu không chăm sóc kỹ, răng này sẽ ngày càng yếu và thậm chí là mất răng. 

Trồng răng sứ bị đau nhức 
Bác sĩ mài răng quá nhiều 

Bị lệch khớp cắn 

Tay nghề bác sĩ kém, lấy dấu không chuẩn xác dẫn  đến quá trình lắp răng sứ bị chênh lệch, cộm cấn. Lúc này, không chỉ khó ăn nhai mà còn gây đau nhức trong thời gian dài. 

Do thói quen xấu

Thói quen nghiến răng khi ngủ cũng làm đau nhức răng sau khi trồng răng sứ. Các tăng đối diện sẽ bị ma sát với lực mạnh làm răng sứ dễ bị nứt vỡ và đau nhức. 

Chất keo rò rỉ

Nếu thực hiện trồng răng sứ ở nha khoa không đảm bảo, chất liệu keo có thể bị rò rỉ. Điều này không chỉ làm răng sứ bị lỏng lẻo mà còn gây đau nhức nhiều. 

Vật liệu răng sứ không tốt 

Vật liệu răng sứ không đảm bảo, không rõ nguồn gốc, sẽ gây kích ứng, dị ứng môi trường khoang miệng. Điều này không chỉ làm răng đau nhức mà còn nhạy cảm với thực phẩm nóng, lạnh. 

trồng răng sứ bị đau nhức
Vật liệu răng sứ không tốt 

Chế độ ăn uống không phù hợp

Sau khi trồng răng sứ mà không kiêng cữ trong ăn uống, ăn nhiều thực phẩm cứng, dai sẽ gây đau nhức răng nhiều.

Như vậy, có khá nhiều nguyên nhân làm cho răng đau nhức sau khi trồng răng sứ, bao gồm cả khách quan, lẫn chủ quan. Vì thế, để trồng răng sứ an toàn, thành công, hãy lựa chọn nha khoa uy tín, chất liệu răng tốt cũng như chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng đúng cách.

Cách giảm đau sau khi trồng răng sứ

Sau thời gian 3-5 ngày mà cơn đau vẫn kéo dài, khách hàng nên quay lại nha khoa gặp bác sĩ kiểm tra. Tùy vào nguyên nhân, tình trạng gây đau mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị, điều chỉnh phù hợp. 

Trường hợp răng đã bị mài quá nhiều sẽ không thể tái tạo và phục hồi nên khách hàng cần tuân thủ ăn uống, vệ sinh răng miệng thật kỹ. Với trường hợp chưa điều trị triệt để bệnh lý, bác sĩ sẽ tháo mão sứ và điều trị rồi lắp mão sứ lại. Còn những trường hợp chênh lệch mão sứ hay chất liệu răng sứ không đảm bảo, khách hàng sẽ được điều chỉnh mão sứ và lắp lại mão sứ mới. 

Khi về nhà, để giảm đau hiệu quả, dễ chịu hơn, khách hàng có thể áp dụng một số cách sau: 

Sử dụng thuốc giảm đau 

Khách hàng trao đổi với bác sĩ khi trồng răng bị đau nhức. Nếu quá khó chịu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, chống viêm phù hợp. Quan trọng hơn hết, khách hàng sử dụng thuốc đúng theo chỉ định, tránh lạm dụng vì không tốt cho sức khỏe cơ thể. 

Chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ 

Sau khi trồng răng sứ, vệ sinh răng miệng đúng cách là điều rất cần thiết để làm sạch răng và giảm đau. 

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày bằng bàn chải mềm, kích thước vừa phải và kem đánh răng có lượng flour phù hợp. 
  • Đánh răng đúng kỹ thuật, từ trái sáng phải, từ trên xuống dưới một cách nhẹ nhàng để loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn, vi khuẩn. 
  • Chú ý vệ sinh, đánh răng kỹ ở bên dưới cầu sứ – nơi răng sứ tiếp giáp nướu. Đây là khu vực dễ nhồi nhét thức ăn khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập và tấn công cùi răng gây sâu răng. 
  • Sử dụng nước muối sinh lý hay nước súc miệng chuyên dụng để tăng khả năng làm sạch, diệt khuẩn. Hơn nữa, nước muối có khả năng khử khuẩn, sát trùng hiệu quả giúp loại bỏ vi khuẩn tối ưu và giảm đau, chống viêm tốt. 
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước sau ăn và sau khi đánh răng để tăng hiệu quả làm sạch, loại bỏ mảng bám, thức ăn giắt kẽ. 
trồng răng sứ bị đau nhức
Chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ sau khi trồng răng sứ

Chế độ ăn uống và sinh hoạt 

  • Sau 1-2 ngày mới trồng răng, khách hàng nên ưu tiên ăn thực phẩm mềm, lỏng tránh lực nhai lớn. Đồng thời, cũng hạn chế thực phẩm quá nóng, quá lạnh bởi làm nướu kích ứng, răng nhạy cảm. 
  • Sau 1 tuần, ăn uống bình thường trở lại nhưng cũng chú ý thực phẩm quá cứng. Mặc dù răng sứ cứng chắc nhưng độ đàn hồi, dẻo dai không như răng thật, nếu cường độ nhai quá lớn cũng làm răng sứ nứt, vỡ. 
  • Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, nhiều vụn, bởi các thực phẩm này khó vệ sinh. 
  • Chườm đá giảm đau: Bọc đá vào khăn mềm áp lên mặt tại khu vực bị đau trong khoảng 15 phút/ lần. Lặp lại nhiều lần trong ngày để giảm đau sau khi trồng răng sứ.
  • Dùng hàm bảo vệ: Nếu có tật nghiến răng, khách hàng nên trao đổi với bác sĩ về loại hàm bảo vệ phù hợp. Các hàm này giúp ngăn chặn các răng sứ va đập với nhau, giảm được nguy cơ đau nhức và vỡ răng sứ. 
  • TRánh dùng răng sứ cắn, mở vật cứng như xé bao bì, mở nắp chai, khui bia,… 
trồng răng sứ bị đau nhức
Chế độ ăn uống và sinh hoạt sau khi trồng răng sứ để giảm đau nhanh chóng

Ngoài ra, khách hàng cần ghi nhớ lịch tái khám định kỳ với bác sĩ điều trị. Hoặc nếu có vấn đề bất thường xảy ra với răng, nên đến ngay nha khoa để kiểm tra. Việc tìm ra nguyên nhân sớm sẽ giúp khắc phục nhanh chóng, tránh những rủi ro không mong muốn xảy ra.

Trên đây là những nguyên nhân cũng như cách chăm sóc khi trồng răng sứ bị đau nhức, hy vọng khách hàng có thêm thông tin bổ ích. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger