Trồng răng sứ bị cộm: Nguyên nhân và cách khắc phục

trồng răng sứ bị cộm

Trường hợp trồng răng sứ bị cộm, cấn không quá xa lạ bởi có không ít người gặp phải. Tình trạng này ảnh hưởng đến ăn nhai khá lớn, gây phiền bởi sự không thoải mái. Thế nên, việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục giúp mọi người có cách xử lý và giải quyết tốt hơn. Để hiểu hơn về trồng răng sứ bị cộm cùng các thông tin liên quan, hãy theo dõi những chia sẻ từ My Auris sau đây nhé. 

Trồng răng sứ bị cộm là gì? 

Trồng răng sứ bị cộm mang đến nhiều rủi ro nguy hiểm, có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng của người dùng mà còn cản trở việc ăn nhai, gây phiền phức, khó chịu trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Các mão sứ lúc này không được lắp ngay mà có thể lệch, hay kênh cộm cao hơn so với các răng còn lại trên cung hàm. Điều này gây nên sự va chạm giữa các răng cũng như răng hàm trên và hàm dưới. Trồng răng sứ là tên gọi chung của một số phương pháp phục hình răng đã mất, tổn thương hay có khiếm khuyết về hình dáng, chức năng. Các mão sứ được lắp trên răng được thiết kế và chế tác theo hình dáng, kích thước, tỷ lệ giống với răng thật để vừa với vị trí trên hàm cũng như mang đến sự tự nhiên và tính thẩm mỹ cao. Sau khi điều chỉnh mão sứ cho ngay ngắn, cân đối, bác sĩ sẽ cố định bằng keo chuyên dụng trong nha khoa.

trồng răng sứ bị cộm
Trồng răng sứ bị cộm là gì?

Nguyên nhân gây nên trồng răng sứ bị cộm 

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trồng răng sứ bị cộm, do đó mọi người nên tìm hiểu thật kỹ để biết cách phòng tránh cũng như chọn nha khoa uy tín, chất lượng. Bởi các yếu tố về cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, tay nghề bác sĩ,… đều có ảnh hưởng đến sự thành công của trồng răng sứ. 

Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng cộm, cấn sau khi trồng răng sứ: 

Không cạo vôi răng

Vôi răng bám dày ở chân răng nếu không được làm sạch thì sẽ rất dễ bị sâu răng, viêm nhiễm và hôi miệng sau khi trồng răng sứ. Không những vậy, mà không vệ sinh vôi răng sạch sẽ gây nên sự sai lệch nhất định khi lấy dấu răng và lắp mão sứ. Điều này, dễ dẫn đến tình trạng cộm cấn sau khi trồng răng sứ. 

Thế nên, điều quan trọng nhất chính là bác sĩ phải vệ sinh răng miệng thật kỹ, loại bỏ vôi răng hoàn toàn để vừa giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng vừa hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, cộm cấn khi bọc sứ. 

Tay nghề, chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ

Nguyên nhân khiến trồng răng sứ bị cộm, cấn thường đến từ tay nghề, kỹ thuật lắp mão sứ của bác sĩ không đúng chuẩn. Các bác sĩ ít kinh nghiệm, tay nghề kém sẽ lắp mão sứ không được sát khít với viền nướu, tạo nên khe hở. Tại vị trí khe hở này sẽ tạo điều kiện, môi trường cho vi khuẩn tích tụ thành ổ viêm, và gây hại cho sức khỏe răng miệng. 

Ngược lại, nếu bác sĩ lắp mão sứ quá sát khít với nướu răng thì cùi răng và nướu răng sẽ bị áp lực khi nhai cũng gây nên sự cốm cấn và khó chịu.

Dù mão sứ đã được chế tác chuẩn theo kích thước nhưng nếu bác sĩ non kinh nghiệm thực tế thì vẫn sẽ căn chỉnh sai, khiến mão sứ bị đặt sai vị trí trên răng gốc. 

trồng răng sứ bị cộm
Tay nghề, chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ không tốt cũng khiến răng sứ bị cộm 

Chế tác mão sứ sai tỷ lệ, kích thước

Mão sứ thiết kế sai tỷ lệ, kích thước cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến khớp cắn, gây nên tình trạng cộm, cấn, khó chịu. Mão sứ thiết kế sai tỷ lệ có thể đến từ 2 nguyên nhân sau:

  • Bác sĩ lấy dấu hàm sai cách nên thông số chế tác không được chính xác. Nếu như sử dụng dụng cụ thông thường, lấy dấu hàm thủ công thì rất có thể dẫn đến sai số. 
  • Kỹ thuật viên chế tác răng sứ có tay nghề kém khiến cho mão sứ không đúng với tỷ lệ, kích thước. Răng sứ sai kích thước, tỷ lệ so với răng thật sẽ khiến phần răng giả không được đều như răng thật. Từ đó, phát sinh cộm cấn, lệch khớp cắn. 

Mài răng không đúng tỷ lệ

Mài răng là kỹ thuật quan trọng và bắt buộc thực hiện với những khách hàng chọn bọc sứ. Nếu như mài răng quá nhỏ, hay quá to cũng ảnh hưởng đến việc lắp mão sứ. Từ đó, mão sứ không được lắp sát khít, gây nên cộm, cấn, lệch. 

trồng răng sứ bị cộm
Mài răng không đúng tỷ lệ cũng khiến trồng răng sứ bị cộm

Hậu quả của trồng răng sứ bị cộm

Răng sứ lắp bị cộm không chỉ gây nên sự khó chịu, cản trở quá trình ăn nhai mà còn gây nên nhiều hậu quả:

Mất đi tính thẩm mỹ

Răng sứ bị cộm sẽ có vẻ ngoài bất thường, kém tự nhiên so với răng thật. Nếu như ở vị trí răng cửa thì càng dễ lộ và dễ nhận biết. 

Tạo nên cảm giác khó chịu, vướng víu

Cảm giác khó chịu, cộm và vướng sẽ làm phiền bạn mỗi ngày. Đặc biệt, tình trạng này sẽ khiến bạn ăn uống không ngon miệng, thậm chí gây nên đau nhức nghiêm trọng. 

Không chỉ vậy, mà cảm giác vướng víu trong miệng cũng gây nên phản xạ của cơ thể là dùng lưỡi hay tay để mão sứ. Hành động này dần trở thành thói quen và có thể gây nên sự lệch lạc nhỏ cho răng. 

 trồng răng sứ bị cộm
Tạo nên cảm giác khó chịu, vướng víu là hậu quả của trồng răng sứ bị cộm

Vi khuẩn phát triển

Khi mão sứ bị lắp kênh, hở sẽ tạo điều kiện cho thức ăn nhồi nhét. Nếu như vệ sinh không sạch thì đây chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây bệnh. Về lâu dài, sẽ gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe. 

Cách khắc phục trồng răng sứ bị cộm

Một khi cảm giác khó chịu do răng sứ lắp bị cộm cấn, bạn nên nói ngay tại nha khoa để bác sĩ điều chỉnh ngay. Còn nếu sau khi về nhà mới phát sinh, thì không nên dùng lưỡi hay tay tác động mà ngay lập tức liên hệ bác sĩ đã thực hiện và đến nha khoa để khắc phục. 

Tùy vào nguyên nhân gây nên cộm cấn mà có cách khắc phục phù hợp:

  • Trường hợp mão sứ bị kênh, cộm do mão sứ không được lắp sát khít thì không nhất thiết phải tháo mão sứ. Lúc này, bác sĩ sẽ có thể hàn trám bít những kẽ hở giữa răng sứ và cùi răng để ngăn thức ăn, vi khuẩn lọt vào. 
  • Nếu mão sứ quá to, dư thừa sứ thì sẽ mài đi bớt phần sứ, tinh chỉnh lại kích thước răng sao cho phù hợp. 
 trồng răng sứ bị cộm
Cách khắc phục trồng răng sứ bị cộm

Trên đây là những thông tin về trồng răng sứ bị cộm, có lẽ mọi người cũng nắm được nguyên nhân cũng như cách khắc phục khi gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, để thành công và tránh điều chỉnh nhiều lần mất thời gian và chi phí, hãy nên lựa chọn các nha khoa chất lượng, uy tín, đảm bảo về mọi yếu tố từ cơ sở vật chất, bác sĩ đến trang thiết bị máy móc. 

Anh Thy

chat zalo
messenger