Triệu chứng sốt xuất huyết nặng như thế nào? 3 sai lầm phổ biến

triệu chứng sốt xuất huyết nặng

Triệu chứng sốt xuất huyết nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng của con người. Lúc này, cần phải có sự can thiệp cấp cứu và nhập việc để theo dõi sức khỏe. Vậy triệu chứng sốt xuất huyết nặng gồm những biểu hiện nào? Và cách phòng bệnh sốt xuất huyết.

Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết nặng ở người 

Sốt xuất huyết nặng là tình trạng bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc sốt xuất huyết như xuất huyết nội tạng, thậm chí dẫn đến tử vong. Hơn thế nữa, nhiễm các loại huyết thanh khác nhau của virus sẽ làm tăng nguy cơ phát triển sốt xuất huyết nặng.

Trung bình cứ khoảng 4 người thì trong đó có 1 người bị nhiễm virus sốt xuất huyết và có triệu chứng tương tự như các bệnh nhiễm virus khác. Tuy nhiên, theo thống kê theo số lượng trung bình bình quân đầu người, thì 20 người mắc phải sốt xuất huyết thì sẽ có 1 bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo. Thông thường, những trường hợp này thường tiến triển thành triệu chứng sốt xuất huyết nặng và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân chỉ trong vài giờ. Do đó, lúc này bệnh nhân sẽ được yêu cầu nhập viện để được điều trị kịp thời.

Song, bệnh nhân có nhiều khả năng bị sốt xuất huyết nặng tùy vào type virus mà bệnh nhân đang mắc phải (sốt xuất huyết Dengue thì Dengue -2 nặng hơn so với các type còn lại). Trong đó, sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh, phụ nữ đang mang thai, người lớn tuổi có bệnh lý thường là nhóm đối tượng có nguy cơ cao dẫn đến sốt xuất huyết nặng.

triệu chứng sốt xuất huyết nặng
Triệu chứng sốt xuất huyết nặng nặng ở người 

Các triệu chứng sốt xuất huyết nặng như thế nào?

Sốt xuất huyết là một bệnh khá nghiêm trọng ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả người lớn. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Hơn thế nữa, các dấu hiệu đáng nghi ngờ của bệnh sốt xuất huyết thường là sốt cao khoảng 39 – 40 độ C kèm theo các triệu chứng sau: nhức đầu, đau sau mắt, đau cơ và khớp, buồn nôn, sưng hạch và nổi mẩn. Các triệu chứng này thường kéo dài từ 2 – 7 ngày và thời gian ủ bệnh từ 4 – 10 ngày sau khi muỗi vằn tấn công.

Vì thế, trong giai đoạn cảnh báo sốt xuất huyết sẽ bắt đầu từ 3 – 7 ngày sau khi khởi phát bệnh. Nếu bạn hoặc các thành viên trong gia đình có kèm bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, cần phải đến cơ sở gần nhất để được điều trị và theo dõi kịp thời:

  • Đau bụng dữ dội hoặc đau cơ;
  • Nôn mửa liên tục (ít nhất 3 lần trong vòng 1 giờ);
  • Chảy máu mũi hoặc xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng;
  • Nôn mửa ra máu hoặc có máu trong phân;
  • Thở nhanh và có cảm giác khó thở;
  • Cảm thấy mệt mỏi, vật vã, thường ngủ li bì và mê sản.

Tuy nhiên, khi có dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết, điều đầu tiên bạn cần phải làm chính là theo dõi sức khỏe tại nhà và bắt buộc phải đi thăm khám. Vì hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin dự phòng và không có thuốc đặc trị.

3 tác hại sai lầm khiến bệnh sốt xuất huyết trở nặng 

Những sai lầm thường gặp sẽ khiến bệnh nhân trở nặng và không thể điều trị kịp thời.

Sai lầm 1: Chủ quan không đi khám bệnh 

Sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ của bệnh: nhẹ, dấu hiệu cảnh báo và nặng. Thông thường, mức độ nhẹ có thể được chỉ định theo dõi tại nhà nhưng người bệnh cần phải thăm khám để chẩn đoán, theo dõi tiến triển của bệnh. Vì mức độ bệnh sốt xuất huyết nhẹ có thể chuyển sang nặng. 

Đối với sốt xuất huyết nặng có thể gây ra biến chứng nặng như xuất huyết nội tạng, tổn thương não,..thậm chí tử vong nếu không phát hiện kịp thời. Nếu bạn được bác sĩ chỉ định tại nhà, bạn cần phải tái khám thường xuyên, nhập viện khi có các dấu hiệu sau:

  • Mệt mỏi, khó chịu dù đã có dấu hiệu giảm sốt;
  • Nôn ói nhiều;
  • Đau bụng nhiều;
  • Dấu hiệu người mệt lả
  • Xuất huyết mũi, miệng,..
triệu chứng sốt xuất huyết nặng
Chủ quan không khám bệnh khi có dấu hiệu sốt xuất huyết

Sai lầm 2: Chủ quan hết sốt là khỏi bệnh 

Trên thực tế, giai đoạn sốt cao chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh, Sau khoảng 2 – 7 ngày, phần lớn người bệnh đã hết sốt và cảm thấy khó chịu nhưng cần phải kiểm soát bệnh. Vì ở giai đoạn này, virus Dengue đã làm hệ miễn dịch suy yếu. 

Triệu chứng nhận rõ nhất như: xuất huyết dưới da, chảy máu cam,..Tùy vào mức độ của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi,..thậm chí tử vong. Hơn thế nữa, đây chính là giai đoạn cần được bác sĩ theo dõi sát sao.

Sai lầm 3: Chỉ mắc bệnh một lần duy nhất 

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra gồm 4 type, lần lượt là các ký hiệu D1, D2, D3, D4. Cả 4 loại type này đều có khả năng gây bệnh ở Việt Nam và luân phiên gây ra dịch bệnh. Miễn dịch được tạo thành sau khi đã mắc bệnh và chỉ đặc hiệu đối với từng loại type đơn lẻ. Chính vì thế có hiểu nôm na rằng: Một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời với 4 type virus khác nhau.

Phương pháp chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết 

Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với sốt phát ban,.Vì thế, để chẩn đoán bệnh chính xác, không chỉ dựa vào dấu hiệu mà cần phải xét nghiệm và chẩn đoán bằng hình ảnh.

Qua mẫu xét nghiệm 

Thông thường, người bệnh sốt xuất huyết sẽ có tình trạng giảm bạch cầu và tiểu cầu dưới 100.000/mm3, thể tích khối hồng cầu tăng hơn 20%. 

  • Xét nghiệm NS1: Với xét nghiệm này, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh sớm từ ngày đầu tiên khi có dấu hiệu sốt. Thường được chỉ định làm xét nghiệm từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3 kể từ khi có dấu hiệu bệnh.
  • Xét nghiệm kháng thể IgM/IgG: Với xét nghiệm này thường được chỉ định thực hiện từ ngày thứ 6. Từ đó, bác sĩ có thể xác định được bệnh nhân có thể chống lại virus trong giai đoạn cấp tính hay không.
  • Xét nghiệm chức năng gan, thận, điện giải đồ đề để có thể đánh giá mức độ bệnh. 
triệu chứng sốt xuất huyết nặng
Test kháng nguyên thể IgM/IgG

Chẩn đoán qua hình ảnh 

Tùy vào từng trường hợp cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm các bước chẩn đoán hình ảnh để đưa ra kết quả chính xác:

– Siêu âm ổ bụng;

– Chụp X – quang tim phổi: Đây là phương pháp để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đồng thời kiểm tra bệnh nhân có hiện tượng ứ tràn dịch màng phổi hay không. 

Sốt xuất huyết nặng là tình trạng cần được cấp cứu và chăm sóc y tế ngay lập tức hoặc nhập viện để được theo dõi. Tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết không có cách đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết nói chung và dấu hiệu sốt xuất huyết nói riêng. Hơn thế nữa, việc theo dõi giai đoạn sốc sốt xuất huyết từ 24 – 48 giờ rất quan trọng, có thể gây nguy hiểm tính mạng thẩm chí tử vọng. Vì thế, bạn đừng chủ quan về sức khỏe của mình nhé!

Kim Dung

chat zalo
messenger