Với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật hiện đại trong nha khoa, đã cho ra đời phương pháp niềng răng mắc cài kim loại mặt trong. Dần dần kỹ thuật này đã nhanh chóng trở thành xu hướng, được ưa thích bởi nhiều người. Đồng thời, kỹ thuật cũng giúp nắn chỉnh răng hiệu quả, đảm bảo tốt tính thẩm mỹ cho người niềng. Vậy niềng răng mặt trong là gì? Ai là đối tượng được chỉ định thực hiện? Mọi thông tin giải đáp sẽ được bác sĩ nha khoa My Auris cung cấp đến bạn ngay trong bài viết sau.
Mục Lục
Khái quát kỹ thuật niềng răng mắc cài kim loại mặt trong
Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong có cấu tạo tương tự với phương pháp niềng răng truyền thống. Tức sử dụng bộ khí cụ gồm mắc cài, dây cung để dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ mắc cài sẽ được gắn vào phần thân trong của răng, đối diện với lưỡi. Do đó, người đối diện sẽ không nhìn ra được bạn đang niềng răng.
Phương pháp này không những cải thiện thẩm mỹ cao cho người niềng mà nó còn mang lại hiệu quả tuyệt đối như phương pháp niềng truyền thống. Vì vậy, chi phí niềng răng mặt lưỡi sẽ cao hơn nhiều so với các phương pháp khác.
Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có nhược điểm là hơi bất tiện và vướng víu, đặc biệt khoảng thời gian đầu mới đeo mắc cài. Tuy nhiên tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện khi bạn đã quen với sự hiện diện của chúng.
Có nên thực hiện niềng răng mặt lưỡi không?
Như đã thông tin, niềng răng mắc cài kim loại mặt trong được đánh giá cao với nhiều ưu điểm nổi bật. Trong đó nổi bật nhất là bảo toàn tính thẩm mỹ cho người niềng. Để biết thêm chi tiết các ưu nhược điểm để phục vụ việc đưa ra quyết định niềng răng. Bạn cần tham khảo qua một số điểm mạnh, điểm yếu của phương pháp được chia sẻ bởi bác sĩ:
- Tính thẩm mỹ cao: Mắc cài được gắn vào mặt trong của răng, do đó sẽ không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của người chỉnh nha.
- Mang lại hiệu quả cao: Phương pháp khắc phục tốt tình trạng răng thưa, móm, lệch hiệu quả. Đồng thời lực tác động qua hệ thống dây cung sẽ giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm.
- Áp dụng cho nhiều trường hợp: Phương pháp có khả năng thực hiện cho các khuyết điểm răng miệng từ trung bình đến phức tạp.
- Đảm bảo tính an toàn: Thủ thuật niềng răng không gây tổn thương đến mặt ngoài của răng khi đã tháo mắc cài. Với thiết kế nhỏ gọn cũng có thể giúp cơ quan trong miệng không bị tổn thương.
Tuy nhiên, thực tế niềng răng mặt trong cũng có tồn tại một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý:
- Gây đau nhức nhẹ trong khoảng thời gian đeo niềng: Niềng răng mặt trong sẽ có mắc cài gắn vào phía trong của răng. Thời gian đầu người bệnh khó tránh được cảm giác khó chịu, vướng víu ở môi, má, lưỡi.
- Khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng: Việc vệ sinh mắc cài ở vùng bên trong răng sẽ khó hơn. Do đó cần thêm thời gian để làm sạch răng nhằm đảm bảo khoang miệng luôn trong trạng thái sạch sẽ và khỏe mạnh.
Đối tượng nào nên thực hiện niềng răng mắc cài mặt trong?
Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong là phương pháp chỉnh nha để cải thiện các khuyết điểm răng miệng. Bác sĩ có thể chỉ định điều trị kỹ thuật này đối với một số trường hợp sau:
- Răng mọc chen chúc, lộn xộn hoặc số lượng răng nhiều hơn so với mức trung bình. Từ đó làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, thực hiện niềng răng để giúp răng mọc thẳng và đều hơn.
- Khoảng cách giữa các răng cách xa nhau, gây mất thẩm mỹ. Hàm răng không khít sẽ gây cản trở quá trình ăn nhai. Bên cạnh đó, thức ăn dễ dính vào kẽ răng, khiến việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn.
- Một số sai lệch khớp cắn thường gặp như: Khớp cắn ngược không thấy được hàm trên, khớp cắn ngập không thấy được hàm dưới, khớp cắn chéo,… Các sai lệch này không những ảnh hưởng khả năng ăn nhai, mà nó còn khiến răng có nguy cơ bị mài mòn nhanh hơn. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng, hay các nguy cơ bệnh lý như viêm nha chu, viêm tủy,…
- Răng hô: Hay còn gọi là răng vẩu, đây là tình trạng răng hàm trên nhô ra nhiều hơn so với hàm dưới. Ở vài trường hợp răng hô nặng sẽ khiến người bệnh không thể khép miệng được. Lúc này, việc niềng răng không chỉ đơn giản là dàn đều răng chữa hô, mà nó còn cải thiện góc chính diện, góc nghiêng của gương mặt.
- Răng móm: Hay còn gọi là khớp cắn sâu, đây là tình trạng hàm dưới phủ ngoài hàm trên, làm khuôn mặt trở nên mất cân đối, không được thẩm mỹ. Đồng thời nó còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Do đó, việc niềng răng sẽ giúp khuôn mặt trở nên cân đối, thẩm mỹ hơn cũng như cải thiện tốt khả năng ăn nhai.
So sánh niềng răng mắc cài mặt trong và mặt ngoài
Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong và mặt ngoài sẽ có một số điểm khác biệt nhất định:
Yếu tố so sánh | Mắc cài mặt trong | Mắc cài mặt ngoài |
Vị trí gắn mắc cài | Mắc cài được gắn vào phía trong của răng, vị trí đối diện lưỡi. Người đối diện sẽ không nhìn thấy được bạn đang niềng răng | Mắc cài được gắn vào mặt ngoài của răng. Người đối diện dễ dàng nhìn thấy các mắc cài. |
Thiết kế mắc cài | Mắc cài được thiết kế nhỏ hơn, nhằm đảm bảo không gây tổn thương cho mô mềm và tăng thêm tính thoải mái cho người niềng | Mắc cài có thể gây một số khó khăn trong việc làm sạch răng, đồng thời còn gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày |
Chất liệu mắc cài | Chỉ sử dụng mắc cài kim loại | Đa dạng với nhiều loại mắc cài hơn: Kim loại, sứ và pha lê |
Thời gian niềng răng | Trung bình kéo dài từ 18 đến 36 tháng | Trung bình kéo dài từ 18 đến 30 tháng |
Mức chi phí điều trị | Thường có mức chi phí cao hơn so với các phương pháp niềng thông thường.
Cụ thể dao động từ 60.000.000 – 110.000.000 VND |
Có chi phí thấp hơn và là lựa chọn phổ biến của nhiều người. Bởi nó mang lại tính hiệu quả và chi phí hợp lý.
Cụ thể dao động từ 25.000.000 – 35.000.000 VND |
Một số lưu ý khi thực hiện niềng răng mắc cài mặt trong
Để phương pháp niềng răng mắc cài kim loại mặt trong đạt được hiệu quả cao nhất, người niềng cần lưu ý một số điểm sau:
- Khi bị đau hoặc khó chịu ở giai đoạn đầu thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Hãy dùng sáp nha khoa để bôi lên các vị trí gắn mắc cài nhằm hạn chế tình trạng cọ sát của các bộ phận khác trong khoang miệng với mắc cài.
- Thực hiện một chế độ ăn khoa học, cung cấp đủ chất cho cơ thể. Nhờ đó mà trong và sau quá trình niềng răng bạn vẫn luôn đảm bảo được tốt sức khỏe.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách nhằm tránh các bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, sâu răng,… Thực hiện đánh răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm, tốt nhất mỗi ngày nên đánh răng 3 đến 4 lần.
- Nên sử dụng thêm chỉ nha khoa, bàn chải kẽ và nước súc miệng để quá trình vệ sinh răng miệng đạt được hiệu quả cao.
- Tái khám thường xuyên với bác sĩ và theo dõi lịch hẹn thường xuyên để bác sĩ có thể kiểm tra và siết răng đúng phác đồ điều trị.
Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn biết được phương pháp niềng răng mắc cài kim loại mặt trong hoạt động như thế nào. Để quá trình niềng răng diễn ra an toàn, bạn cần đến nha khoa để được thăm khám và điều trị tốt nhất. My Auris cùng đội ngũ bác sĩ sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng từng bước trong quy trình niềng răng. Từ đó đảm bảo an toàn và kết quả chỉnh nha tốt nhất cho từng khách hàng.
Yến Nhi